Chỉ bạn Văn khấn tạ đất

Văn khấn tạ đất

Lễ cúng tạ đất là một lễ cúng quan trọng trong dịp đầu năm và cuối năm để tạ ơn những vị thần linh bản gia trên mảnh đất mà mình đang sinh sống. Dưới đây là văn khấn cúng tạ đất để các bạn cùng tham khảo

Bạn đang xem: bai cung ta dat dau nam

1. Cúng tạ đất vào ngày nào?

Vào dịp cuối năm, các gia đình thường làm lễ cúng tạ đất để tạ ơn các vị thần linh cai quản đất đai nơi mình sinh sống, cụ thể ở đây là Thổ Công. Thổ Công luôn được coi là vị thần quan trọng nhất trong gia đình, khi cúng lễ, chúng ta đều phải khấn thần Thổ Công trước rồi mới khấn đến ban thờ tổ tiên. Trước kia, lễ tạ đất hay lễ cúng Thổ Công là một lễ riêng, thường được làm trước, rồi mới làm lễ cúng ông Công ông Táo. Nhưng theo nhiều chuyên gia tâm linh, lễ tạ Thổ Công là lòng thành của gia chủ, không bắt buộc nên hiện nay, đa số các gia đình đều nhập lễ tạ đất vào lễ cúng ông Công ông Táo.

Đề xuất riêng cho bạn: Tổng hợp TUYỂN TẬP CÁC KIỂU CHÂN MÀY HỢP PHONG THỦY VỚI TỪNG GƯƠNG MẶT

Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc không biết cúng tạ đất vào ngày nào thì câu trả lời là nghi thức lễ tạ đất cuối năm có 2 cách làm: Một là làm trùng vào lễ tiễn Táo Quân về trời, nếu không thì cần làm vào một ngày sau rằm tháng Chạp và trước ngày ông Công ông Táo về trời. Lễ cúng tạ đất là một tục lệ lâu đời của người Việt Nam ta để tạ ơn các vị thần linh cai quản đất đai nơi mình ở. Nhiều gia đình thường làm lễ cúng đất rất long trọng với hy vọng các vị thần cai quản sẽ phù hộ độ trì cho cả gia đình yên ấm thuận lợi.

2. Cách sắm lễ cúng tạ đất

Đối với các gia đình có một bàn thờ gồm 3 lưu hương thờ là lư hương thờ Bà cô Tổ dòng họ, lư hương thờ Hội đồng gia tiên và lư hương thờ Quan Đương Xứ Thổ Địa Chính Thần cần sắm lễ cúng như sau:

  • Hương thơm
  • Hoa tươi: Chuẩn bị 10 bông hoa hồng đỏ, chia làm 2 lọ, đặt 2 bên bàn thờ
  • 3 lá trầu và 3 quả cau cành dài, đẹp
  • 2 đĩa trái cây đặt ở 2 bên bàn thờ
  • 2 đĩa xôi trắng to đặt ở 2 bên bàn thờ
  • Gà luộc để nguyên con rồi bày lên đĩa to (loại gà trống thiến hoặc gà giò) hoặc có thể thay bằng chân giò lợn (chân trước) luộc chính (không quan trọng chân phải hay chân trái)
  • 0,5 lít rượu trắng và 3 cái chén nhỏ đựng rượu
  • 10 lon bia và 6 lon nước ngọt bày ở 2 bên bàn thờ
  • 1 bao thuốc lá và 1 gói chè (loại 1 gram/gói)
  • Một vài loại bánh kẹo được đặt trong đĩa to

Nếu các gia đình đã có sẵn đèn thờ thì sử dụng đèn thờ, không có đèn thờ thì sử dụng nến cốc hoặc đôi nến khi thắp hương làm lễ.

Đề xuất riêng cho bạn: Mách bạn Bài cúng tất niên ngoài trời, trong nhà

Ngoài ra cần chuẩn bị phần mã gồm có:

  • 6 con ngựa, trong đó: 5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia (loại nhỏ) kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi. Mỗi ngựa trên lưng đặt 10 lễ tiền vàng.
  • 1 con ngựa đỏ to hơn 5 con ngựa trên, cũng kèm theo mũ, áo, hia nhưng to hơn và cờ, roi, kiếm.
  • 1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng).
  • 1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền (dâng gia tiên).

Văn khấn tạ đất

3. Văn khấn cúng lễ tạ đất đầu năm, cuối năm

4. Bài cúng tạ đất

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của danangchothue.com.

Viết một bình luận