Bê Tông Là Gì? Các Khái Niệm Liên Quan Đến Bê Tông

I) BÊ TÔNG LÀ GÌ? KHÁI NIỆM VÀ SƠ LƯỢC VỀ BÊ TÔNG

Những Tiêu Chuẩn Cần Biết Về Bê Tông Bọt Khí

Bê tông (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp béton /betɔ̃/)[1] là một loại đá nhân tạo, được hình thành bởi việc trộn các thành phần: Cốt liệu thô, cốt liệu mịn, chất kết dính,… theo một tỷ lệ nhất định (được gọi là cấp phối bê tông). Trong bê tông, chất kết dính (xi măng + nước, nhựa đường, phụ gia…) làm vai trò liên kết các cốt liệu thô (đá, sỏi,…đôi khi sử dụng vật liệu tổng hợp trong bê tông nhẹ) và cốt liệu mịn (thường là cát, đá mạt, đá xay,…) và khi đóng rắn, làm cho tất cả thành một khối cứng như đá.

Ngày nay bê tông được sử dụng rộng rãi trong xây dựng các công trình kiến trúc , móng, gạch không nung hay gạch block, mặt lát của vỉa hè, cầu và cầu vượt, đường lộ, đường băng, các cấu trúc trong bãi đỗ xe, đập, hồ chứa/bể chứa nước, ống cống, chân cột cho các cổng, hàng rào, cột điện và thậm chí là thuyền. Một số công trình kiến trúc làm bằng bê tông nổi tiếng có thể kể đến như Burj Khalifa (tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới), đập Hoover, kênh đào Panama và đền Pantheon.

II) MÁC BÊ TÔNG

Tìm hiểu lịch sử bê tông có nguồn gốc từ đâu - Tổng Công ty Xây Dựng Hà Nội

Khi nói đến mác bê tông là nói đến khả năng chịu nén của mẫu bê tông. Theo tiêu chuẩn xây dựng cũ của Việt Nam (TCVN 3105:1993, TCVN 4453:1995), mẫu dùng để đo cường độ là một mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 150 mm × 150 mm × 150 mm, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn quy định trong TCVN 3105:1993, trong thời gian 28 ngày sau khi bê tông ninh kết. Sau đó được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy mẫu (qua đó xác định được cường độ chịu nén của bê tông), đơn vị tính bằng MPa (N/mm²) hoặc daN/cm² (kG/cm²).

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Các bạn có thể tham khảo thêm các chủ đề liên quan về mác bê tông ở bên dưới:

III) CÁC LOẠI BÊ TÔNG

Bê tông và phân loại bê tông – Bê tông thương phẩm | Bê tông tươi

1. Bê Tông Tươi

Bê tông tươi là bê tông trộn sẵn, hay gọi là bê tông thương phẩm. Đây là một hỗn hợp gồm cốt liệu cát, đá, xi măng, nước và phụ gia theo những tỉ lệ tiêu chuẩn để có sản phẩm bê tông với từng đặc tính cường độ khác nhau.

Sản phẩm bê tông tươi được ứng dụng cho các công trình công nghiệp, cao tầng và cả các công trình nhà dân dụng với nhiều ưu điểm vượt trội so với việc trộn thủ công thông thường, do việc sản xuất tự động bằng máy móc và quản lý cốt liệu từ khâu đầu vào giúp kiểm soát chất lượng, hơn nữa rút ngắn thời gian thi công và mặt bằng tập trung vật liệu.

Các bạn có thể tham khảo thêm các chủ đề liên quan về bê tông tươi ở bên dưới:

2. Bê Tông Cốt Thép

Sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép xuất phát từ thực tế bê tông là loại vật liệu có cường độ chịu kéo thấp (chỉ bằng từ 1/20 đến 1/10 cường độ chịu nén của bê tông [1]), do đó hạn chế khả năng sử dụng của bê tông và gây nên lãng phí trong sử dụng vật liệu. Đặc điểm này được khắc phục bằng cách thêm vào trong bê tông những thanh ‘cốt‘, thường làm từ thép, có cường độ chịu kéo cao hơn nhiều so với bê tông. ‘Cốt‘ do đó thường được đặt tại những vùng chịu kéo của cấu kiện.

Ngày nay ‘cốt’ có thể được làm từ những loại vật liệu khác ngoài thép như polyme, sợi thủy tinh, hay các vật liệu composite khác… Kết cấu xây dựng bằng cách sử dụng bê tông kết hợp với ‘cốt’ được gọi chung là ‘kết cấu bê tông có cốt‘ [2]; kết cấu bê tông cốt thép, với ‘cốt’ là các thanh thép, là loại ‘kết cấu bê tông có cốt‘ lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất trong xây dựng.

Các bạn có thể tham khảo thêm các chủ đề liên quan về bê tông cốt thép ở bên dưới:

3. Bê Tông Thủy Công

Bê tông thủy công là hỗn hợp bê tông đã đông cứng. Việc phân loại bê tông thuỷ công được quy định như sau:

a. Theo vị trí của bê tông thủy công so với mực nước:

Bê tông của các kết cấu công trình thủy lợi nằm ở dưới mặt đất được coi là bê tông thường xuyên nằm dưới nước. Bê tông nằm trong đất có mực nước ngầm thay đổi và bê tông định kỳ có nước tràn qua được coi như bê tông nằm ở vùng có mực nước thay đổi.

b. Theo hình khối của kết cấu bê tông thủy công:

c. Theo vị trí của bê tông thủy công trong kết cấu đối với công trình khối lớn

4. Bê Tông Xi Măng

Bê tông xi măng là sự kết hợp giữa xi măng là chủ đạo. Với tỉ lệ hợp lý các cốt liệu đá, cát…và nước được nhào trộn theo mộ tỉ lệ nhất định.

Như vậy là chúng ta nên nhớ rằng không chỉ có xi măng. Trong hỗn hợp bê tông này mà còn rất nhiều cốt liệu và phụ gia khác.

Có chất phụ gia làm tăng tính dẫn điện, tăng độ bề, tăng độ dẻo dai và khả năng chống ăn mòn axit. Có chất làm chậm hydrat hóa, có chất cho vào để tăng tính thẩm mĩ của hỗn hợp này.

Các bạn có thể tham khảo thêm các chủ đề liên quan về bê tông xi măng ở bên dưới:

5. Bê Tông Nhựa

Bê tông nhựa là hỗn hợp cấp phối gồm: đá, cát, bột khoáng và nhựa đường, được sử dụng chủ yếu làm kết cấu mặt đường mềm.

Có rất nhiều cách phân loại bê tông nhựa như sau.

  • Phân lạo theo nhiệt độ : chia là 2 loại là bê tông nhựa nóng và bê tông nhựamềm
  • Phân loại theo cốt liệu có bê tông nhựa hạt thô, bê tông nhựa hạt trung, bê tông nhựa hạt mịn và bê tông nhựa hạt cát.

Các bạn có thể tham khảo thêm các chủ đề liên quan về bê tông nhựa ở bên dưới:

6. Bê Tông Nhẹ

Hiểu đơn giản nhất bê tông nhẹ là kiểu trần bê tông được sử dụng để làm trần nội ngoại thất trong xây dựng. Tuy nhiên khác với kiểu trần đổ bê tông cốt thép truyền thống, trọng lượng của kiểu trần này rất nhẹ.

Định nghĩa theo thành phần thì bê tông nhẹ là loại bê tông được sản xuất theo công nghê bê tông dư ứng lực bán lắp ghép hiện đại từ thành phần cốt liệu là đá ngoài ra còn có xi măng, nước… Trong đó, đá là cốt liệu chính của loại bê tông này.

Các bạn có thể tham khảo thêm các chủ đề liên quan về bê tông nhựa ở bên dưới:

7. Bê Tông Sinh Học

Bê tông sinh học được trộn giống như các loại bê tông thông thường nhưng được bổ sung thêm thành phần phụ. Thành phần này sẽ còn nguyên vẹn trong quá trình trộn, chúng chỉ hòa tan và trở nên hiệu quả khi bê tông xuất hiện những vết nứt và bị thấm nước mưa.

Jonkers là một nhà vi sinh học, ông bắt đầu nghiên cứu về bê tông với khả năng tự lấp các vết nứt từ năm 2006 khi một nhà công nghệ bê tông gợi cho ông ý tưởng sử dụng vi khuẩn để tạo nên loại bê tông có thể tự phục hồi.

 

IV) GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ BÊ TÔNG

Dười đây sẽ là danh sách các chủ đề thắc mắc của mọi người khi tìm hiểu về bê tông:

 

Viết một bình luận