18/08/2019 - Đánh giá:
Nội Dung Bài Viết
Khi xây nhà thì nền móng được xây dựng đầu tiên và đây là thành phần quan trọng nhất của ngôi nhà. Móng giúp chịu lực cho toàn bộ những phần bên trên ngôi nhà. Bạn có thể thấy nhiều ngôi nhà cao đến 100 tầng thì nền móng phải vững như thế nào chưa?. Tuy nhiên tùy theo điều kiện tự nhiên như nền đất yếu hay tốt. Ngôi nhà bạn xây lớn hay nhỏ thì việc lựa chọn nền móng thích hợp nhất vừa giảm chi phí và giúp căn nhà vững chắc nhất.
Không phải lúc nào khi xây móng nhà thì lựa chọn móng cọc đểu thích hợp và mang lại hiểu quả cao nhất. Dưới đây là những tình huống bạn nên xây dựng móng cọc:
>>> Có thể bạn quan tâm: Móng Cọc Là Gì? Những Kiến Thức LIên Quan
Móng cọc được cấu tạo từ nhiều loại vật liệu và kỹ thuật xây dựng móng khác nhau:
Thép có thể được sử dụng cho cả công trình tạm thời và vĩnh viễn. Diện tích cắt ngang tương đối nhỏ cùng với cường độ cao giúp cọc cắm sâu vào nền đất dễ dàng và chắc chắn. Nếu nó được chuyển vào đất có giá trị Ph thấp, có thể có nguy cơ ăn mòn có thể được loại bỏ bằng lớp phủ nhựa PVC.
>>> Có thể bạn quan tâm: Móng Cọc Nhà Cao Tầng Và Một Số Vấn Đề Liên Quan
Cọc gỗ là một loại vật liệu cơ bản khi thi công móng cọc, đây là phương pháp được sử dụng đầu tiên và thông dụng nhất. Các loại cọc như cọc cừ tràm, cọc bạch đàn thường là loại cây được sử dụng. Ưu điêm của loại cọc này là chi phí thấp, dễ thi công và thích hợp với những nền đất bùn, đất yếu và đất có độ sạc lở cao. Nhược điểm là chỉ thích hợp với những công trình nhỏ.
Cọc composite là sự kết hợp của các vật liệu khác nhau, nó được gọi là cọc đồng Composite. Ví dụ, một phần của cọc cừ tràm được lắp đặt trên mặt đất nước có thể bị đe doạ đến sự tấn công và phân hủy của côn trùng. Vì vậy, để tránh điều này, cọc bê tông hoặc thép được sử dụng trên mực nước ngầm trong khi gỗ được lắp đặt dưới mực nước ngầm.
Bê tông được cấu tạo từ 1 khung bằng thép và đổ một lớp bê tông, thường có hình trụ dài từ 4 đến 6m. Đây là loại cọc khá thông dụng hiện nay vi chi phí thi công và vật liệu thông dụng.
Trong quá trình này, một khoảng trống được hình thành bằng cách khoan hoặc đào trước khi cọc được đưa vào mặt đất. Cọc có thể được sản xuất bằng cách đúc bê tông trong khoảng trống. Cọc khoan được coi là cọc không di chuyển hay cọc cố định.
>>> Có thể bạn quan tâm: Quy Trình Thi Công Móng Cọc
Bình luận
Chia sẻ thông tin