Nguyên Lý Hình Thành Cường Độ Của Mặt Đường Bê Tông Nhựa

Bê tông nhựa là hỗn hợp cấp phối gồm: đá, cát, bột khoáng và nhựa đường, được sử dụng chủ yếu làm kết cấu mặt đường mềm.

Có rất nhiều cách phân loại bê tông nhựa như sau.

  • Phân lạo theo nhiệt độ : chia là 2 loại là bê tông nhựa nóng và bê tông nhựamềm
  • Phân loại theo cốt liệu có bê tông nhựa hạt thô, bê tông nhựa hạt trung, bê tông nhựa hạt mịn và bê tông nhựa hạt cát.

NGUYÊN LÝ HÌNH THÀNH CƯỜNG ĐỘ CỦA MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA

Metro số 1: Trải xong thảm bê tông nhựa đoạn Đồng Khởi - Nguyễn Huệ - Báo Giao Thông

Theo N.N.Ivanov cường độ bê tông nhựa phụ thuộc vào thành phần lực dính và góc ma sát trong

1. Lực Ma Sát

Do sự ma sát giữa các hạt có kích thước lớn. Cốt liệu càng sần sùi, sắc cạnh, kích cỡ lớn và đồng đều lực ma sát càng lớn. Lực ma sát ít thay đổi theo nhiệt độ và thời gian tác dụng của tải trọng nhưng thay đổi nhiều theo hàm lượng nhựa.

2. Lực Dính Trong Bê Tông nhựa

– Lực dính trong bê tông nhựa đóng vai trò rất quan trọng và được tạo bởi 2 yếu tố :

  • Lực dính tương hỗ C1: do sự móc vướng vào nhau của các hạt phụ thuộc vào độ lớn và độ sắc cạnh của hạt; ít thay đổi khi nhiệt độ – độ ẩm – tốc độ biến dạng thay đổi nhưng sẽ giảm khi bê tông nhựa chịu tải trọng trùng phục của xe cộ và hỗn hợp kém chặt
  • Lực dính phân tử C2: do lực dính bám tác dụng tương hỗ giữa nhựa với cốt liệu và lực dính bên trong của bản thân nhựa

– Lực dính bám tác dụng tương hỗ giữa nhựa với cốt liệu phụ thuộc vào tỉ diện cốt liệu, tính chất hấp phụ của cốt liệu đối với nhựa

– Lực dính kết bên trong của bản thân nhựa: phụ thuộc vào cấu trúc, độ nhớt của nhựa, nhiệt độ và tốc độ biến dạng

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy bê tông nhựa là một loại vật liệu có tính lưu biến: quá trình biến dạng của bê tông nhựa có quan hệ rất chặt chẽ với thời gian tác dụng của tải trọng; còn trị số ứng suất phụ thuộc vào tốc độ biến dạng và trị số biến dạng

Viết một bình luận