- VII. Nhà tuyển dụng tìm kiếm điều gì ở ứng viên Chuyên viên Marketing?
- 1. Kiến thức vững chắc về tiếp thị
- 2. Tính cách năng động, tự tin và chuyên nghiệp
- 3. Tư duy sáng tạo, nhiều ý tưởng
- 4. Làm việc nhóm tốt
- VIII. Mẹo tìm việc làm Chuyên viên Marketing
- 1. Xây dựng mạng lưới quan hệ tích cực với những người cùng ngành nghề
- 2. Điều chỉnh CV xin việc và chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn
- 3. Chuẩn bị portfolio
- 4. Tham gia các khóa đào tạo, lấy chứng chỉ khác nhau về marketing
VII. Nhà tuyển dụng tìm kiếm điều gì ở ứng viên Chuyên viên Marketing?
1. Kiến thức vững chắc về tiếp thị
Có thể nói, trong hầu hết các ngành nghề yêu cầu trình độ và bằng cấp thì kiến thức chuyên môn luôn là yếu tố đầu tiên và là một trong những điều quan trọng nhất nhà tuyển dụng quan tâm đến. Đối với vai trò Chuyên viên Marketing thì ứng viên cần hiểu biết sâu về các phương pháp, quy trình xây dựng thương hiệu, có thể viết content cho nhiều mục đích khác nhau, biết làm SEO, thiết kế và các công việc digital marketing (tiếp thị kỹ thuật số). Kiến thức vững chắc về tiếp thị sẽ cho phép ứng viên Chuyên viên Marketing có đủ nền tảng để bắt đầu công việc và làm tốt mọi nhiệm vụ được giao.
2. Tính cách năng động, tự tin và chuyên nghiệp
Một điều quan trọng khác mà nhà tuyển dụng nào cũng muốn tìm thấy ở những Chuyên viên Marketing tiềm năng, đó là tính cách năng động, tự tin và chuyên nghiệp. Ngành tiếp thị tập trung vào việc xây dựng hình ảnh sản phẩm, thương hiệu và định vị thương hiệu đó trên một thị trường cạnh tranh. Do đó, vai trò của một Chuyên viên Marketing là rất quan trọng và tính cách của từng thành viên cũng sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh và hiệu quả tổng thể của chiến dịch. Sự tích cực và xông xáo sẽ hữu ích hơn tính hướng nội trong nghề nghiệp này.
Bạn đang xem: chuyên viên marketing là gì
3. Tư duy sáng tạo, nhiều ý tưởng
Bên cạnh đó, Chuyên viên Marketing cũng nên là người có tư duy sáng tạo, nhiều ý tưởng hoặc luôn luôn học hỏi, tự định hướng, quan tâm nhiều tới các xu hướng tiếp thị và truyền thông mới nhất. Trong ngành này, nếu không sáng tạo, không tìm ra cái mới thì sẽ không thể cạnh tranh và sẽ bị đào thải. Nhà tuyển dụng nào khi đánh giá ứng viên cho vai trò Chuyên viên Marketing cũng đều nhìn vào cách ứng viên đó tư duy xem có mới mẻ, đặc biệt hay không.
4. Làm việc nhóm tốt
Chuyên viên Marketing không làm việc một mình mà sẽ phối hợp với cả một bộ phận, có đồng nghiệp, có quản lý và thậm chí là thành viên các bộ phận khác như kinh doanh, bán hàng, v.v. Quá trình đánh giá và tuyển dụng Chuyên viên Marketing cũng sẽ tập trung vào cả việc tìm hiểu xem ứng viên có thể giao tiếp tốt và hợp tác tốt với những người khác hay không.
Dành cho bạn: Kiến thức mới Proposal Trong Marketing Là Gì? Bí Quyết Viết Proposal Hiệu Quả
Kỹ năng chuyên viên Marketing cần có
VIII. Mẹo tìm việc làm Chuyên viên Marketing
Có rất nhiều cơ hội tìm việc làm Chuyên viên Marketing nên nếu định theo nghề này và có đủ nền tảng kiến thức, kỹ năng thì có lẽ bạn sẽ không bao giờ lo thất nghiệp. Bạn có thể xin vào bộ phận tiếp thị của các công ty hoặc và những agency chuyên về marketing và truyền thông, quảng cáo. Mỗi một đơn vị tuyển dụng sẽ có những tiêu chí khác nhau để đánh giá và lựa chọn ra ứng viên phù hợp nhất. Tuy nhiên, về cơ bản thì để xin việc thành công, một Chuyên viên Marketing cần chú ý đến các nội dung sau:
1. Xây dựng mạng lưới quan hệ tích cực với những người cùng ngành nghề
Để tìm thấy nhiều cơ hội việc làm Chuyên viên Marketing với môi trường tốt và mức đãi ngộ cao thì bạn có thể bắt đầu bằng cách xây dựng mạng kết nối, có mối quan hệ tốt với nhiều người trong cùng ngành nghề. Làm việc này như thế nào ư? Bạn hãy thử bằng cách theo dõi những hồ sơ nổi bật trên LinkedIn, tham gia các nhóm trên Facebook, cũng có thể tham gia một số hội thảo hoặc các buổi chia sẻ chuyên sâu về nghề tiếp thị, v.v. Đừng cho rằng những việc đó là “tốn thời gian” vì thực chất những gì bạn tích lũy được qua các công việc, hành động đó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích lâu dài.
2. Điều chỉnh CV xin việc và chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn
Mẫu CV xin việc chuyên viên marketing Dĩ nhiên, viết mới hoặc cập nhật CV xin việc làm Chuyên viên Marketing là một trong những bước quan trọng nhất cần làm để chính thức tìm việc. CV của Chuyên viên Marketing vẫn cần tuân thủ những tiêu chí cơ bản như độ dài không quá 2 trang, định dạng hợp lý dựa theo việc bạn có nhiều hay ít kinh nghiệm làm việc, nội dung rõ ràng và không có lỗi. Tuy nhiên, CV xin việc Chuyên viên Marketing cũng sẽ có một số điểm khác biệt, chẳng hạn như:
- Thể hiện rõ mục tiêu phát triển trong ngành tiếp thị.
- Định vị giá trị bản thân (đâu là thế mạnh của bạn, duy nhất, khác biệt so với ứng viên khác). Điều này đặc biệt quan trọng trong những lĩnh vực cần sự sáng tạo như marketing.
- Tập trung vào nội dung các phần kinh nghiệm và kỹ năng tiếp thị.
Đề xuất riêng cho bạn: Mách bạn Marketing Mix là gì? Khái quát chiến lược Marketing Mix
Không chỉ CV, bạn cũng cần bắt đầu chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn Chuyên viên Marketing. Từ việc luyện tập trả lời câu hỏi đến chuẩn bị trang phục lịch sự, có thái độ tự tin và chuyên nghiệp, xem lại một số kiến thức về tiếp thị cũng như nhớ lại các chiến dịch marketing bạn đã tham gia, những câu chuyện tiếp thị và xu hướng đang “hot”, v.v. đều là cách để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Kinh nghiệm xin việc làm chuyên viên Marketing
3. Chuẩn bị portfolio
Nếu đã có kha khá kinh nghiệm làm việc liên quan tới marketing, truyền thông hoặc quảng cáo, bạn đừng ngại chuẩn bị cho mình một bản portfolio liệt kê những thiết kế, bài viết nội dung ấn tượng, kịch bản video hay điểm đặc biệt của một số dự án, chiến dịch bạn đã tham gia. Portfolio là cách tốt nhất để trực quan hóa thành tích của bạn – những điều mà bạn rất khó có thể “nhồi nhét” vào CV. Nhà tuyển dụng sẽ có đánh giá đúng đắn và chính xác hơn về bạn, dựa trên chính những gì bạn đã làm.
4. Tham gia các khóa đào tạo, lấy chứng chỉ khác nhau về marketing
Với những công việc cần có sự đổi mới liên tục như Chuyên viên Marketing thì việc liên tục học hỏi để tiến bộ, phát triển bản thân là yêu cầu bắt buộc. Có rất nhiều mảng trong tiếp thị cần học và thành thạo như SEO, SEM, thiết kế, v.v. Bạn có thể đăng ký tham gia các khóa học vào buổi tối hoặc học trực tuyến. Thông qua đó, bạn sẽ không chỉ có được chứng chỉ và kiến thức mà còn củng cố thêm các điều kiện để thăng tiến nhanh hơn sau này.