Share cho bạn Đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì? Có ảnh hưởng tới thị trường không?

Ngày đáo hạn là một ngày đặc biệt quan trọng trong thị trường chứng khoán phái sinh. Tuy nhiên thực tế nhiều nhà đầu tư vẫn không hiểu hết ý nghĩa của ngày này. Vậy đáo hạn chứng khoán phái sinh là ngày gì? Ngày này có ảnh hưởng như thế nào với thị trường chứng khoán?

Đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì?

Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh (tiếng Anh gọi là Expiration date) là ngày hiệu lực cuối cùng của những hợp đồng phái sinh (Hợp đồng Tương lai hoặc Hợp đồng Quyền chọn). Trước hoặc trong ngày này, nhà đầu tư phải quyết định được họ sẽ làm gì với vị thế của mình.

Bạn đang xem: đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì

Trước khi đáo hạn 1 quyền chọn, người nắm giữ hợp đồng có thể chọn thực hiện quyền chọn, đóng vị thể ghi nhận lãi lỗ, hoặc để nguyên 1 hợp đồng vô giá trị đáo hạn.

Xem thêm: Chứng khoán là gì? Những điều cần biết về chứng khoán

Chứng khoán phái sinh đáo hạn thời điểm nào?

Khác với thị trường chứng khoán cơ sở, mỗi hợp đồng tương lai trong chứng khoán phái sinh đều nêu cụ thể ngày đáo hạn. Vào ngày đó, các giao dịch của hợp đồng sẽ ngừng lại và chuyển thành tiền mặt.

Tham khảo thêm: Hot Hot Margin là gì? Khi nào Nhà đầu tư cần dùng đến margin

Ngày đáo hạn được quy định là Thứ Năm lần thứ 3 trong tháng đáo hạn hợp đồng. Ở bất cứ thời điểm nào cũng luôn có 4 hợp đồng tương lai được giao dịch. Trong đó, các tháng đáo hạn lần lượt là tháng hiện tại, tháng kế tiếp và tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất.

Ví dụ: Vào Quý I/2021 đã diễn ra 3 phiên giao dịch trong các tháng 1, 2, 3 như sau:

Lịch đáo hạn phái sinh tháng 01/2021 với mã hợp đồng tương lai là VN30F2101. Ngày giao dịch đầu tiên là 20/11/2020 và ngày giao dịch cuối cùng 21/1/2021. Trong giai đoạn cầu các nhà đầu tư chưa có động thái thay đổi các hoạt động giao dịch. Đến ngày 15/12/2020 thị trường giao dịch mới bắt đầu nhộn nhịp. Trong hai ngày 19 và 20/1/2021 giá thị trường sụt giảm mạnh trước thời điểm đáo hạn 2 ngày.

Lịch đáo hạn trong tháng 2 là ngày 19/02/2021, mã giao dịch là VN30F2102. Phiên giao dịch chỉ diễn ra trong hai ngày 18 và 19/02/2021.

Lịch đáo hạn trong tháng 3 cũng diễn ra trong 3 ngày 17,18,19 tháng 03 với mã V30F2103. Ngày giao dịch đầu tiên từ 17/07/2020, đến ngày giao dịch cuối cùng 18/03/2021.

=>>> Ngày đáo hạn trong chứng khoán phái sinh là yếu tố cần đặc biệt quan tâm mà nhà đầu tư cần nắm rõ. Để thuận tiện theo dõi ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh, bạn đăng ký mở tài khoản chứng khoán phái sinh Tại đây.

Dành cho bạn: Mách bạn Hệ số Beta là gì ? (Lựa chọn Chứng khoán / Cổ phiếu)

Ngày đáo hạn CKPS

Đáo hạn phái sinh có ảnh hưởng tới thị trường không?

Thị trường luôn biến động mạnh trước ngày đáo hạn phái sinh. Thời điểm đáo hạn phái sinh là lúc các nhà đầu tư thể hiện vị thế của mình, với lợi thế giao dịch 2 chiều và có khả năng sinh lợi nhuận ngay cả khi thị trường giảm nên được nhiều người lựa chọn đầu tư.

Các hoạt động đáo hạn gây chú ý vì sự biến động đột ngột của chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán cơ sở. Trong khi bản chất của thị trường phái sinh là quan tâm đến kết quả đầu tư lỗ/lãi khi hợp đồng tương lai tới kỳ đáo hạn.

Thống kê từ năm 2017 (khi thị trường phái sinh ra đời) cho đến nay, các phiên ATC đều tăng giảm đột ngột trước khi bước vào ATC, đa phần là giảm chứ ít khi tăng, giá các mã luôn chênh lệch trước phiên ATC. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cũng cần theo dõi biến động, phân tích và đưa ra dự báo thị trường.

Trong thời điểm đáo hạn, thị trường có xu hướng bán mạnh vì khối tự doanh công ty chứng khoán nhằm kiếm lời từ sự chênh lệch chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai VN30. Qua điều này, ta có thể nhận thấy chứng khoán phái sinh tại Việt Nam phù hợp với các tổ chức hơn là cá nhân đơn lẻ.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp các nhà đầu tư hiểu được đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì, cũng như thông tin về ngày đáo hạn. Từ đó giúp nhà đầu tư chủ động hơn trong việc đầu tư của mình.

Viết một bình luận