Dự án đầu tư mở rộng là gì?

Dự án đầu tư mở rộng là gì?

Dự án đầu tư mở rộng là gì? Điều kiện để mở rộng dự án? Thủ tục để mở rộng dự án đầu tư gồm những gì và có phức tạp không? Bạn muốn tìm câu trả lời cho những điều mà mình đang thắc mắc thì hãy cùng Luật DHLaw theo dõi nội dung bài viết ngay sau đây.

Bạn đang xem: dau tu mo rong la gi

Nội dung

  1. Dự án đầu tư mở rộng là gì?
  2. Điều kiện để mở rộng dự án là gì?
  3. Thủ tục mở rộng dự án
  4. Địa chỉ liên hệ Luật sư tư vấn vấn đề liên quan đến dự án đầu tư tại TPHCM

Dự án đầu tư mở rộng là gì?

Dự án đầu tư mở rộng còn được gọi là dự án đầu tư phát triển kinh doanh là dự án được hình thành trên cơ sở dự án đã có hoạt động, không phải là một dự án độc lập, tách biệt.

Điều kiện để mở rộng dự án là gì?

Doanh nghiệp bạn muốn mở rộng dự án thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP. – Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư. – Công suất thiết kế khi đầu tư mở rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế theo luận chứng kinh tế kĩ thuật trước khi đầu tư ban đầu.”

Đọc thêm: Chỉ bạn Điều kiện, trình tự quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

Ngoài ra, doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất mà muốn được hưởng ưu đãi đối với đầu tư mở rộng phải đáp ứng một trong những tiêu chí sau:

* Nguyên giá TSCĐ tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động:

– Tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế TNDN;

– Tối thiểu từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt;

  • Tỷ trọng nguyên giá TSCĐ tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá TSCĐ trước khi đầu tư;
  • Công suất thiết kế khi đầu tư mở rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế.

Tại Khoản 6b Điều 18 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định đối với trường hợp đối với doanh nghiệp được hưởng đãi thuế có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh, nâng cao công suất cụ thể như sau:

“b) Doanh nghiệp đang hoạt động được hưởng ưu đãi thuế có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh, nâng cao công suất (gọi chung là đầu tư mở rộng) không thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tăng thêm từ đầu tư mở rộng mang lại.”

Xem thêm: Đầu tư tiền ảo là gì? Bắt đầu như thế nào cho người mới?

Như vậy, nếu trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy sản xuất, bổ sung ngành nghề kinh doanh, nâng cao năng suất mà không thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế TNDN thì không được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với phần tăng thêm từ đầu tư mở rộng.

Thủ tục mở rộng dự án

Nhà đầu tư cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ bao gồm các tài liệu cơ bản sau:

  • Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  • Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
  • Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư;
  • Bản Giải trình lý do điều chỉnh dự án đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất, trường hợp dự án không đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cần Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm dự kiến thay đổi của nhà đầu tư như: Biên bản ghi nhớ hoặc hợp đồng thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh nhà đầu tư có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để thực hiện dự án.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có);
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: Nhà đầu tư thực hiện dự án; mục tiêu dự án, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau:
    • Đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
    • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Địa chỉ liên hệ Luật sư tư vấn vấn đề liên quan đến dự án đầu tư tại TPHCM

Trên đây là một số nội dung về dự án đầu tư mở rộng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nội dung bài viết một phần chỉ mang tính chất tham khảo, vì thế nếu bạn đọc muốn biết thông tin chi tiết hơn thì có thể liên hệ với đội ngũ luật sư DHLaw để được tư vấn miễn phí.

Qúy độc giả có thể liên hệ với đội ngũ Luật sư qua các cách sau đây:

– Đến trực tiếp công ty để được tư vấn miễn phí: số 185 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM.

– Gọi điện đến số Hotline cũng sẽ được tư vấn miễn phí: 0789277892

– Gửi nội dung cần tư vấn qua địa chỉ Email: contact@danangchothue.com. Nội dung được gửi qua Email sẽ được đội ngũ luật sư nghiên cứu và phản hồi mail trong thời gian sớm nhất cho Qúy khách.

Viết một bình luận