Đội lái chứng khoán là gì? Những chiêu trò thao túng giá cổ phiếu

Đội lái chứng khoán là gì? Những chiêu trò thao túng giá cổ phiếu
Đội lái chứng khoán là gì? Những chiêu trò thao túng giá cổ phiếu

Đội lái chứng khoán – họ là ai?

“Đội lái” là tiếng lóng dành cho nhóm các nhà đầu tư có vốn chuyên câu kết, thông đồng với nhau để cùng đánh lên hoặc dìm giá cổ phiếu (tạo sóng) nhằm hưởng lợi từ chênh lệch giá.

Thao túng thị trường chứng khoán thường xuất hiện ở những thị trường sơ khai, mới hình thành khi mà tâm lý đám đông còn chi phối xu thế đầu tư, đồng thời hành lang pháp lý còn chưa rõ ràng, chặt chẽ để quản lý.

Bạn đang xem: đội lái chứng khoán là gì

Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP thì giao dịch thao túng thị trường chứng gồm các hành vi dưới đây:

– Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

– Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;

– Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;

– Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

– Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;

– Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

=> Xem thêm: 7 lời khuyên của Warren Buffett cho nhà đầu tư khi thị trường bấp bênh

Thị trường chứng khoán Việt Nam sau nhiều năm phát triển đã bước qua giai đoạn sơ khai nhưng sự ngang nhiên làm giá cổ phiếu của nhiều đại gia chứng khoán mà dân trong ngành vẫn quen gọi là “đội lái” khiến cho thị trường mất đi sự lành mạnh vốn có, gây thiệt hại cho nhiều nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ và đặt ra yêu cầu giám sát chặt chẽ hơn đối với các cơ quan quản lý. Tâm lý đám đông là yếu tố “nhân hòa” giúp cho “đội lái” thực hiện tạo sóng.

Giai đoạn sôi động của thị trường chứng khoán trong các năm 2007-2010 cũng là thời gian mà “đội lái” chứng khoán hoạt động mạnh nhất. Nhan nhản trên các diễn đàn chứng khoán… các thông tin gây nhiễu của “đội lái” tung ra luôn làm các nhà đầu tư chóng mặt, mất phương hướng. Diễn biến giao dịch trên bảng giá chứng khoán cho thấy, nhiều cổ phiếu nhỏ (penny) bỗng dưng tăng trần trong cả chục phiên liên tiếp rồi sau đó lại rơi sàn tự do là những chuyện thường ngày.

Đặc biệt, giai đoạn 2010 và nửa đầu năm 2011 được coi là năm của “đội lái”. Giai đoạn này kinh tế thế giới và trong nước có nhiều bất ổn là tiền đề thuận lợi để “đội lái” tung hoành. Một số mã chứng khoán được đội lái ưa thích như AAA, APL, HTV, MKV, DHT, VHG, AMV… đã mang lại những khoản lợi nhuận rất lớn cho “đội lái”.

Đơn cử, nhìn vào đồ thị kỹ thuật của cổ phiếu Anphanam (ALP) với giá tăng trần liên tục từ 12.000 đồng/cp lên 31.000 đồng/cp rồi ngay sau đó lại rơi tự do xuống gần 10.000 đồng/cp trong khi công ty không có thông tin quan trọng nào được công bố chính thức thì mới thấy “đội lái” đã tài tình và “ăn đủ” ra sao.

=> Xem thêm: Năm 2021 nên mua cổ phiếu nào tiềm năng năng để đầu tư dài hạn?

Những chiêu trò làm giá chứng khoán của đội lái

Những chiêu trò làm giá chứng khoán của đội lái
Những chiêu trò làm giá chứng khoán của đội lái

Cách thức làm giá của “đội lái” được đơn giản hóa

Phân chia nhau tìm kiếm các mã cổ phiếu hội tụ đủ yếu tố “thiên thời, địa lợi” với các yếu tố đánh giá như: giá thấp, thông tin hỗ trợ không minh bạch, hoạt động trong ngành tương đối hấp dẫn, số lượng niêm yết và khối lượng giao dịch chưa cao. Đặc biệt, cổ phiếu niêm yết phải tập trung, ít bị chia tách.

Sau đó, tạo ra “nhân hòa” bằng cách tạo ra cung cầu ảo đối với mã cổ phiếu đó. Thông thường “đội lái” sẽ tìm cách thỏa thuận ngầm với ban lãnh đạo công ty phát hành, và các cổ đông lớn nắm giữ nhiều cổ phiếu với các yêu cầu để “đội lái” thực hiện phương án tạo sóng giả. Ban lãnh đạo được yêu cầu đưa ra các thông tin đúng thời điểm có lợi cho phương án làm giá, trong khi cổ đông lớn được yêu cầu không xả hàng vào thời điểm đẩy giá lên và phối hợp tham gia đẩy giá chứng khoán.

Đọc thêm: Sàn Upcom là gì? 03 “Thủ thuật” để giao dịch trên sàn Upcom

Một vài môi giới chứng khoán tại các công ty chứng khoán uy tín cũng được đưa vào đường dây này với nhiệm vụ tung các tin đồn, tư vấn hoặc đưa ra các dự báo có lợi theo kịch bản của “đội lái”. Sự kết hợp của các nhân tố này diễn ra cực kỳ bí mật, đảm bảo không có thông tin rò rỉ ra ngoài. Vì vậy, cũng chỉ một số người nhất định trong “đội lái” mới được biết và thực hiện các giao dịch ngầm này.

=> Xem thêm: Luật chống độc quyền là gì? Vai trò của Luật chống độc quyền trong môi trường kinh doanh Việt Nam

Sau khi đã chuẩn bị đủ các yếu tố cần thiết, “đội lái” bắt đầu tạo sóng

Sau khi đã chuẩn bị đủ các yếu tố cần thiết, “đội lái” bắt đầu tạo sóng
Sau khi đã chuẩn bị đủ các yếu tố cần thiết, “đội lái” bắt đầu tạo sóng

Đầu tiên, thực hiện các biện pháp để dìm giá xuống: Yêu cầu ban lãnh đạo công ty chuyển nhượng một số lượng cổ phiếu nhất định để làm mồi nhử. Có thể sử dụng lượng cổ phiếu được chuyển nhượng đem bán ra thị trường để dìm giá xuống thấp hơn hoặc thực hiện chiến thuật gom mua vào một ít tạo cầu ảo rồi bắt đầu dìm giá… Khi giá ở mức thích hợp bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2, tập trung dìm giá cổ phiếu để gom hàng. “Đội lái” sẽ tăng cung hoặc gom cổ phiếu tùy theo thị trường nhằm chỉ cho giá đi ngang lình xình trong khu vực nhất định. Giá và khối lượng cổ phiếu cứ như vậy một thời gian khá dài đến khi đội lái tạm gom đủ hàng sẽ bắt đầu giai đoạn 3.

=> Xem thêm: Download Cheat Engine v7.2 – Tải phần mềm hack game phiên bản mới nhất

Giai đoạn 3, tập trung đẩy giá lên: “đội lái” sẽ cài người của mình lên các diễn đàn thậm chí liên kết với doanh nghiệp đưa các tin tốt (báo cáo lợi nhuận,kết quả kinh doanh tốt, chiếm lĩnh được thị trường…) về cổ phiếu mình đang làm giá để hút nhà đầu tư chú ý và có động thái mua vào giúp tăng cầu giảm cung.

Do “đội lái” đã nắm giữ được lượng cổ phiếu khá lớn từ khi mua gom ở vùng giá thấp nên lượng cung trên sàn sẽ không còn nhiều, kết hợp thêm các “thông tin tốt” đã được tung ra và động thái đặt mua cổ phiếu với số lượng lớn với giá cao liên tục đẩy giá lên trần sẽ khiến các nhà đầu tư khác đổ tiền vào mua theo.

Đến khi đạt trần sẽ duy trì dư mua trần bằng cách tiếp tục đổ lệnh lớn để tạo cảm giác nhưng thực chất là cầu ảo vì biết đặt lệnh cũng không khớp. Nhiều nhà đầu tư khác thấy cổ phiếu mình lên trần sẽ xả hàng (nhưng sẽ không nhiều) hoặc tiếp tục nắm giữ nên tầm 2 ngày sau là đã hết hàng để bán.

=> Xem thêm: Khoản phải thu (AR) là gì? Các khoản phải thu ngắn hạn

Giai đoạn cuối cùng, xả hàng, tâm lý nhà đầu tư là muốn mua sớm để tránh T+3 và do vậy rất muốn gom được được hàng khi nhìn thấy cổ phiếu đang “hot”. Muốn như vậy phải đặt lệnh sớm với giá trần, khi đó các “đội lái” lại bắt đầu xả dần cổ phiếu mình nắm giữ cho những người này. Cứ rải dần ra để xả khi nào đến ngày then chốt. Vào ngày then chốt thì có 2 kịch bản xảy ra: sau nhiều phiên tăng giá thì không giữ được giá dư mua trần từ đầu phiên mà chỉ còn tăng nhưng không đạt trần.

Đây là tín hiệu không lành, các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ lập tức bán ra ngay nhưng vẫn chậm thua đội lái một nhịp và kết thúc ngày hôm đó giá sẽ rớt thảm ở mức sàn hoặc gần sàn. Kịch bản khác, dư mua giá trần rất lớn nhưng sau đó hủy lệnh và bắt đầu xả tràn lan bất chấp giá đặt bán đưa cổ phiếu về giá sàn và dư bán không ai mua.

Kết quả, “đội lái”, các cổ đông lớn hay cả nhóm lãnh đạo công ty sẽ kịp thời xả hàng và kiếm bộn tiền. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ do ăn theo nên thường vào sóng chậm nhịp, rút ra muộn hơn hoặc không kịp rút ra và mắc kẹt với lượng cổ phiếu bán không ai mua. Lợi nhuận “đội lái” kiếm được có thể lên tới 20-30% trong một tuần. Chính vì lợi nhuận “khủng” như vậy, nhiều biện pháp quản lý đã được đặt ra nhưng vẫn không làm chùn tay “đội lái”.

Nhìn một cách khách quan, hoạt động của “đội lái” cũng có mặt tích cực của nó. Đó là tạo ra một không khí giao dịch sôi động trên thị trường tăng mức độ hấp dẫn của thị trường chứng khoán. Chính những con sóng do “đội lái” tạo ra đã mang lại lợi nhuận cho nhiều nhà đầu tư và góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.

=> Xem thêm: Kinh tế kế hoạch hóa tập trung là gì? Bản chất và vai trò

Những rủi ro khi “bơi theo” theo “đội lái”

Những rủi ro khi “bới theo” theo “đội lái”
Những rủi ro khi “bới theo” theo “đội lái”

Trong giai đoạn thị trường chứng khoán sôi động, tầm ảnh hưởng của “đội lái” lớn đến nỗi mà ngay cả môi giới chuyên nghiệp của các công ty chứng khoán cũng phải săn lùng thông tin mã nào sắp bị làm giá, lấy đó làm “mã chứng khoán hot” tư vấn cho khách hàng của mình.

Phân tích kỹ thuật trong giai đoạn này gần như không có tác dụng. Hầu hết các nhà đầu tư muốn “ăn” được thì buộc phải tìm kiếm sóng và nhảy theo sóng của “đội lái”. Các nhà đầu tư túm tụm với nhau tại sàn giao dịch mỗi buổi sáng chỉ quanh quẩn chuyện hôm nay mã nào được đánh lên hay đánh xuống mà gần như không hề quan tâm đến hoạt động của công ty đó như thế nào. Vậy mà, đa số đánh cổ phiếu vẫn thắng lớn. Vì vậy, biết là nhảy sóng lắm rủi ro nhưng hầu như các nhà đầu tư đều rất ưa thích kiểu đầu cơ này.

Tuy nhiên, đến giai đoạn TTCK trầm lắng từ cuối năm 2011 đến nay, “đội lái” mặc dù vẫn là một nhân tố quan trọng trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng đã không còn “tung hoành” như trước. Thay vì những khoản lợi kếch xù, “đội lái” trong giai đoạn này cũng điêu đứng và “chết như rạ”. Không chỉ “đội lái” chùn tay, ít dám tạo sóng, hoặc cũng chỉ làm vài sóng nhỏ ăn xổi, môi giới chứng khoán cũng không còn dám tư vấn cho khách hàng “nhảy theo sóng” nữa mà thường khuyên khách hàng án binh bất động.

Vì vậy, những nhà đầu tư có thói quen nhảy sóng thường bị kẹt lại trong thời gian này. “Đội lái” thừa tỉnh táo để biết có một hàng dài các nhà đầu tư đang xếp hàng để nghe ngóng động tĩnh sóng của mình, họ sẽ nhân cơ hội đó đánh nhanh, rút nhanh hơn trước và phần rủi ro thường rơi vào các nhà đầu tư theo đuôi “đội lái” kẹt cổ phiếu ở vùng giá cao.

Dành cho bạn: Hot Hot YOY (Year Over Year) Là Gì? Đặc Trưng Và Ý Nghĩa Của Chỉ Số YOY

=> Xem thêm: Download Onekey Ghost v14.5 miễn phí – Tải phần mềm phục hồi file cho máy tính

“Đội lái” cũng gặp rủi ro

Rủi ro khi “đội lái”
Rủi ro khi “đội lái”

Quá ham tạo sóng, “đội lái” cũng mắc sai lầm và phải trả giá.

Thông thường, giá đẩy lên được thống nhất trong nội bộ “đội lái” và họ tạo ra cái bẫy để dụ các nhà đầu tư nhỏ lẻ bám đuôi lao vào. Tuy nhiên, do thị trường ảm đạm, giá vẫn chưa lên đến điểm kỳ vọng, thị trường rung lắc thì ngay lập tức các nhà đầu tư nhỏ lẻ ồ ạt bán tháo. “Đội lái” lúc này có ba đầu sáu tay cũng không đỡ nổi và mắc kẹt với đống cổ phiếu giá cao trong cái bẫy do chính mình giăng ra.

=> Xem thêm: Nhà đầu tư e ngại rủi ro là gì? Các chiến lược đầu tư phòng ngừa rủi ro

Các ví dụ thực tế về hành vi thao túng cổ phiếu

Các ví dụ thực tế về hành vi thao túng cổ phiếu
Các ví dụ thực tế về hành vi thao túng cổ phiếu

Cổ phiếu FTM – Công ty Đầu tư và Phát triển Đức Quân

FTM chính thức niêm yết trên sàn HOSE vào ngày 6/2/2017 với giá kết phiên đầu tiên là 16.000 đồng/cp, trong 4 tháng tiếp theo giá cổ phiếu vẫn theo chiều hướng tăng với giá đạt đỉnh là 25.200 đồng/cp. Tuy nhiên thời điểm sập đổ đã tới, sau khi liên tiếp trải qua 25 phiên sàn, giá cổ phiếu ngày 14/8 chỉ còn loanh quanh vùng 4500 đồng/cp khiến nhiều nhà đầu tư bị cuốn gần hết số tài sản và rộ lên nghi vấn công ty thổi giá.

=> Xem thêm: Vụ thao túng cổ phiếu FTM: Xử phạt hai cá nhân 1,2 tỷ đồng

Cổ phiếu KSA – Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận

Tháng 9 năm 2015, bà Phạm Thị Hinh (Chủ tịch Công ty chứng khoán VSM) đã ra quyết định tăng vốn điều lệ của KSA từ 373 tỷ đồng lên 934 tỷ đồng thông qua việc phát hành thêm hơn 67 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu Tuy nhiên, sau khi phát hành giá cổ phiếu KSA đã giảm mạnh và Phạm Thị Hinh đã quyết định tạo nhiều tài khoản giao dịch chéo nhằm giữ giá cổ phiếu.

Cụ thể, bà Hinh đã chỉ đạo Trần Hồng Ngọc (nhân viên Công ty chứng khoán VSM) lập 69 tài khoản rồi thỏa thuận với Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Trọng Hùng (nhân viên Công ty chứng khoán Maritime – MSI) sử dụng các tài khoản trên để liên tục thực hiện giao dịch cổ phiếu KSA, tạo cung cầu giả trên thị trường nhằm giữ giá cho mã cổ phiếu này.

Kết luận của cơ quan tố tụng rằng từ cuối năm 2015 đến 8/7/2016, hành vi trên đã gây thiệt hại cho gần 1500 nhà đầu tư với số tiền hơn 8,1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các Công ty chứng khoán như Mirae Asset, Phú Hưng, Dầu khí cũng bị thiệt hại 761 triệu đồng tiền cho vay margin.

=> xem thêm: Công an Hà Nội điều tra nhiều vụ có dấu hiệu thao túng thị trường chứng khoán

Cổ phiếu MTM – Công ty CP Mỏ và Xuất nhập khẩu Khoáng sản Miền Trung

Là một công ty được thành lập năm 2007 có trụ sở tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An với vốn điều lệ 10 tỷ đồng, MTM không hề tiến hành khai thác khoáng sản và được ông Nguyễn Văn Dĩnh (nguyên Giám đốc Công ty CP Khoáng sản Nari Habico) mua lại. Ông Dĩnh đã làm giả các hợp đồng để tăng vốn công ty MTM lên 310 tỷ đồng và tìm cách đưa MTM lên sàn UPCoM tuy nhiên chưa xong việc đã bị bắt vì một vụ án khác.

Sau này, Trần Hữu Tiệp và Phùng Thành Công mua lại hồ sơ của MTM tiếp tục làm giả Đại hội cổ đông và được chấp thuận lên sàn ngày 15/04/2016 với giá tham chiếu 10.500 đồng/cp. 2 đối tượng chỉ đạo người sử dụng 59 tài khoản chứng khoán để giao dịch chéo MTM khiến giá mã cổ phiếu này chạm trần khi tăng 40% trong phiên đầu tiên. Chỉ sau 2 tháng giao dịch, giá cổ phiếu MTM giảm hơn 80% với 2600 đồng/cp và bị tạm ngưng giao dịch bởi HNX nhận thấy công ty có dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh.

Tính đến tháng 6/2016, khi vụ việc được phát hiện đã có hơn 1000 người có cổ phẩn “ảo” trong công ty. Trong đó có 82 nhà đầu tư làm đơn yêu cầu làm rõ thiệt hại đồng thời xác minh các đối tượng trong công ty MTM đã gây thiệt hại hơn 56 tỷ đồng cho các nhà đầu tư và tham ô hơn 53 tỷ đồng.

=> Xem thêm: Sẽ xử lý nghiêm các trường hợp thao túng, làm giá cổ phiếu

T.T (tổng hợp)

Viết một bình luận