Khi quyết tâm đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhất định bạn phải tìm hiểu về các thuật ngữ trên thị tường này, một trong số đó là kiến thức dư mua dư bán là gì. Bài viết hôm nay của FX Việt sẽ liên quan đến kiến thức này, nếu bạn cũng đang có nhu cầu muốn biết dư mua dư bán là gì, thì hãy theo dõi bài viết này.
- Lưu ký chứng khoán là gì? Các quy định chung về lưu ký chứng khoán cần phải nắm rõ
- Tải sách tâm lý thị trường chứng khoán pdf nhanh chóng với bản full
- Vốn hóa là gì? Đặc điểm của vốn hóa thị trường trong chứng khoán
- 50 Thuật ngữ chứng khoán cần phải biết trước khi tham gia thị trường
- Cách lướt sóng chứng khoán hiệu quả – Swing Trading trong chứng khoán
Dư mua dư bán là gì?
Dư mua hay dư bán thực chất là phần chào mua hoặc chào bán của nhà giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trong thuật ngữ này có hai điều bạn cần quan tâm, thức nhất là 3 mức khối lượng đặt mua và mức giá tốt nhất.
Bạn đang xem: dư mua trong chứng khoán là gì
- Dư mua là gì? Dư mua là khi người bán bán với mức giá mà người mua đang muốn mua
- Dư bán là gì? Dư bán là người mua đang mua trên mức người bán muốn bán
Xét về dư mua:
- Cột giá 1 và khối lượng 1 có ý nghĩa như sau: Giá 1 là biểu thị cho giá được đặt mua cao nhất với khối lượng tương ứng của nó tại thời điểm hiện tại.
- Cột giá 2 và khối lượng 2 thể hiện cho những vị thế đặt mua ở mức giá thứ 2 với khối lượng 2 tương ứng. Tuy nhiên, mức độ ưu tiên của mức giá này được xếp sau giá 1.
- Cột giá 3 và khối lượng 3: Tương tự như trên, cột giá 3 thể hiện những lệnh đặt mua ở mức giá 3, độ ưu tiên của mức giá 3 xếp sau mức giá 2.
Xét về dư bán:
- Cột giá 1 và khối lượng 1: Giá 1 là biểu thị cho giá được đặt bán thấp nhất với khối lượng tương ứng của nó tại thời điểm hiện tại.
- Cột giá 2 và khối lượng 2 thể hiện cho những vị thế đặt bán ở mức giá thứ 2 với khối lượng 2 tương ứng. Tuy nhiên, mức độ ưu tiên của mức giá này được xếp sau giá 1.
- Cột giá 3 và khối lượng 3: Tương tự như trên, cột giá 3 thể hiện những lệnh đặt bán ở mức giá 3, độ ưu tiên của mức giá 3 xếp sau mức giá 2.
Trên thực tế, có rất nhiều mức giá mua và giá bán khác nhau, nhưng màn hình máy tính không thể hiển thị hết được các mức giá của thị trường nên chỉ có 3 mức được ghi nhận lại. Hơn nữa, nhà nước chúng ta cũng đồng tình để 3 mức giá này nằm trên bảng.
Nên xem: Lệnh LO là gì? Các loại lệnh trong chứng khoán
Khi những nhà giao dịch mua bao giờ cũng muốn tìm kiếm mức giá tốt nhất để mua, mà ở đây tức là giá bán thấp nhất. Tương tự người bán cũng vậy, họ luôn đi tìm những mức giá bán tốt nhất để thu được lợi nhuận cao hơn, mà ở đây là giá mua cao nhất.
Có thể bạn chưa biết, nhưng cách sắp xếp mức giá theo mức từ 1 đến 3 là hoàn toàn dựa trên nguyên lý cạnh tranh của thị trường hoàn hảo.
Số dư được hiểu khi ở phần dư mua hoặc dư bán là một con số thay đổi liên tục, có khi dư mua nhiều hơn dư bán, khi đó người mua mua lên và người bán bán xuống.
Trong quá trình giao dịch, nếu bạn dự đoán giá sẽ đi xuống, bạn có thể mở lệnh vào dư mua và ngược lại.
Một số thuật ngữ trên bảng giá chứng khoán điện tử
Những thông tin cơ bản gồm có: Ngày giao dịch, số giao dịch, tổng khối lượng giao dịch, tổng giá trị giao dịch, giá trị của các chỉ số VN30 Index hoặc Vn Index, khối lượng, phiên khớp lệnh, giá trị khớp lệnh.
Tham khảo thêm: Chứng khoán là nghề gì? Cơ hội làm việc trong ngành chứng khoán
Một số thuật ngữ khác:
- Mã CK: Tức mã chứng khoán, đây mã chứng khoán của từng công ty đang được niêm yết trên sàn chứng khoán HCM
- ĐCGN: Tức giá tham chiếu, đây là mức giá đóng cửa của các phiên giao dịch gần nhất (ngoại trừ một số trường hợp)
- Trần: Là giá trần, đây là mức giá cao hơn giá tham chiếu đến 7% và nó được xem là mức cao nhất để nhà đầu tư đặt vị thế mua hoặc bán trong ngày giao dịch
- Sàn: Là giá sàn đây là mức giá thấp hơn giá tham chiếu đến 7% và nó được xem là mức thấp nhất để nhà đầu tư đặt vị thể mua hoặc bán trong ngày giao dịch
- Chỉ báo về màu sắc: Giá tăng: Màu xanh lá cây Giá tăng kịch sàn: Màu tím Đứng giá: Màu vàng Giá giảm: Màu đỏ Giá giảm kịch sàn: Màu xanh nước biển
- KL mua, KL bán: Khối lượng mua hoặc bán này có bao gồm lệnh đã khớp và những lệnh đang bị treo.
- Mở cửa, Cao nhất, Thấp nhất: Đây là các mức giá khác nhau tương ứng với từng thời điểm. Giá mở cửa là giá giao dịch đầu tiên trong ngày, giá cao nhất là giá giao dịch cao nhất khớp thành công và giá thấp nhất là giá giao dịch thấp nhất khớp thành công.
- ATO và ATC (At The Opening và At The Closing) tương ứng với mức giá đầu tiên của phiên mở cửa và mức giá cuối cùng của phiên đóng cửa. Hai lệnh này chỉ được dùng trong phiên giao dịch định kỳ.
- Phiên định kỳ: Tại Việt Nam, sàn HNX và HOSE có lượng phiên giao dịch khác nhau:
Sàn HNX: Phiên 1 bắt đầu từ 9 giờ đến 11 giờ 30 và 13 giờ đến 14 giờ 30, phiên 2 cũng là phiên định kỳ, được giao dịch từ 14 giờ 30 đến 14 giờ 45.
Sàn HOSE: Có 3 phiên, phiên 1 là phiên giao dịch định kỳ xác định mức giá mở cửa, thời gian là từ 9 giờ đến 9 giờ 15, phiên 2 giao dịch từ 9 giờ đến 11 giờ 30 và 13 giờ đến 14 giờ 30, phiên 3 là phiên giao dịch định kỳ xác định giá đóng cửa từ 14 giờ 30 đến 14 giờ 45.
Kết luận
Như vậy, nhà đầu tư đã biết được khái niệm dư mua dư bán là gì đối với thị trường chứng khoán. Không những thuật ngữ này, mà FX Việt còn cung cấp cho nhà đầu tư một số kiến thức khác về đầu tư chứng khoán. Hy vọng những thuật ngữ trên sẽ giúp ích cho quá trình tìm hiểu về thị trường chứng khoán của bạn.
5 / 5 ( 1 bình chọn )Tags: dư mua dư bán trong chứng khoán là gìdư mua là gìdư mua nhiều hơn dư bán