Chia sẻ Tài khoản 229: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

TÀI KHOẢN 229

Bạn đang xem: dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn là gì

DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ ĐẦU TƯ DÀI HẠN

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn và các khoản tổn thất đầu tư dài hạn khác. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, gồm:

– Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư trong hoạt động đầu tư tài chính: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ có thể xảy ra;

– Dự phòng tổn thất do giảm giá các khoản đầu tư dài hạn hoặc do doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ phải gọi thêm vốn.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Việc trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn được thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (không phải năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính.

Đối với các doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa niên độ nếu có biến động lớn về dự phòng thì có thể điều chỉnh trích thêm hoặc hoàn nhập vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ (kỳ kế toán quí).

2. Việc lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn phải được thực hiện theo quy định của từng loại đầu tư dài hạn. Mức lập dự phòng được xác định bằng chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được (giá thị trường) hoặc khoản đầu tư có thể thu hồi được và giá gốc ghi trên sổ kế toán. Nếu số dự phòng phải lập năm nay cao hơn số dư dự phòng đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch đó được ghi nhận vào chi phí SXKD trong kỳ. Nếu số dự phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch đó được ghi giảm chi phí SXKD.

3. Việc lập và xử lý dự phòng giảm giá các khoản chứng khoán đầu tư dài hạn được thực hiện vào cuối năm tài chính nếu giá thị trường của các chứng khoán đầu tư dài hạn của doanh nghiệp hiện có thường xuyên bị giảm so với giá gốc ghi trên sổ kế toán. Điều kiện để trích lập các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán dài hạn là:

– Chứng khoán của doanh nghiệp được doanh nghiệp đầu tư đúng quy định của pháp luật;

– Được tự do mua, bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá gốc ghi trên sổ kế toán.

4. Doanh nghiệp phải lập dự phòng cho từng loại chứng khoán dài hạn khi có biến động giảm giá tại thời điểm cuối năm tài chính theo công thức:

Mức dự phòng

Số lượng chứng

Giá gốc

Giá thị trường

giảm giá đầu tư

khoán bị giảm

Chứng khoán

của chứng

chứng khoán

=

giá tại thời

x

Nên xem: Đầu tư tăng trưởng và đặc điểm của các doanh nghiệp tăng trưởng

ghi trên

khoán

dài hạn cho

điểm lập báo cáo

sổ

đầu tư

năm sau

tài chính năm

kế toán

dài hạn

Doanh nghiệp phải xác định số dự phòng cần lập cho từng loại chứng khoán đầu tư dài hạn bị giảm giá và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư so sánh với số đã lập cuối năm trước chưa sử dụng hết để xác định số phải lập thêm hoặc hoàn nhập giảm chi phí tài chính.

5. Đối với các khoản vốn của Tổng công ty đầu tư vào công ty thành viên hoặc của Tổng công ty, công ty đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, hợp danh, liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng, nếu doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ phải gọi thêm vốn (Trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư), mức trích lập dự phòng cho mỗi khoản đầu tư tài chính tính theo công thức sau:

Mức dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn

=

Tổng vốn góp thực tế của các bên tại doanh nghiệp

Vốn chủ sở hữu thực có

x

Vốn đầu tư

của doanh nghiệp

Tổng vốn góp thực tế của các bên tại doanh nghiệp

Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư dài hạn bằng số vốn đã đầu tư.

Đến thời điểm khoá sổ kế toán của năm sau, nếu công ty đầu tư vốn có lãi hoặc giảm lỗ thì công ty phải hoàn nhập một phần hoặc toàn bộ số đã trích dự phòng và ghi giảm chi phí tài chính.

6. Khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính được dùng để bù đắp số tổn thất của các khoản đầu tư dài hạn thực tế xảy ra do các nguyên nhân như bên nhận đầu tư bị phá sản, thiên tai,… dẫn đến khoản đầu tư không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi thấp hơn giá gốc của khoản đầu tư. Khoản dự phòng này không dùng để bù đắp các khoản lỗ do bán thanh lý các khoản đầu tư.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ẢNH CỦA

TÀI KHOẢN 229 – DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ ĐẦU TƯ DÀI HẠN

Bên Nợ:

Tham khảo thêm: Hot Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư

– Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn năm nay phải lập nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết;

– Bù đắp giá trị khoản đầu tư dài hạn bị tổn thất khi có quyết định dùng số dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xẩy ra.

Bên Có:

Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn (Tính lần đầu và tính số chênh lệch dự phòng tăng).

Số dư bên Có:

Số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn hiện có cuối kỳ.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

Bạn đang xem: dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn là gì

1. Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào biến động giảm giá của các khoản đầu tư dài hạn hiện có, tính toán mức dự phòng cần lập lần đầu, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.

2. Cuối niên độ kế toán năm sau:

– Nếu khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư dài hạn phải lập năm sau lớn hơn khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư dài hạn đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết, thì phải trích lập thêm theo số chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.

– Nếu khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư dài hạn phải lập năm sau nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư dài hạn đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

Có TK 635 – Chi phí tài chính.

3. Khi tổn thất thực sự xảy ra (như các doanh nghiệp nhận vốn góp bị phá sản, bị thiên tai, hỏa hoạn,…) các khoản đầu tư thực sự không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi thấp hơn giá gốc ban đầu, doanh nghiệp có quyết định dùng khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn đã lập để bù đắp tổn thất khoản đầu tư dài hạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112,… (Nếu có)

Nợ TK 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (Số đã lập dự phòng)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Số chưa lập dự phòng)

Có các TK 222, 223, 228 (Giá gốc khoản đầu tư bị tổn thất).

Viết một bình luận