Broker là gì? Các tiêu chí lựa chọn Forex Broker uy tín nhất.

Tất cả chúng ta đều biết rằng, để tham gia vào thị trường forex thì điều đầu tiên cần làm là mở một tài khoản giao dịch tại một sàn forex bất kỳ. Tuy nhiên, ít ai đi sâu tìm hiểu về các forex broker mà chỉ tập trung vào việc làm thế nào để phân tích chính xác hướng đi của giá. Tất nhiên, điều đó là quan trọng nhưng việc tìm hiểu về forex broker cũng không phải thừa. Hiểu rõ bản chất, cách thức hoạt động của một sàn forex thực thụ, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra các chiêu trò lừa đảo của những broker “dỏm”, đồng thời lựa chọn được một broker uy tín, chất lượng, việc này thì lại khá quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành bại của bạn trên thị trường.

Bạn đang xem: forex broker là gì

Forex Broker là gì?

Broker hay Nhà môi giới là các tổ chức, cá nhân đóng vai trò trung gian, kết nối những người có nhu cầu mua hoặc bán một loại tài sản, sản phẩm bất kỳ trên một thị trường nhất định.

Ví dụ về broker: ở thị trường bất động sản, broker có nhiệm vụ tìm kiếm những người muốn mua nhà/đất cho những người đang có nhu cầu bán hoặc ngược lại, tìm những người đang muốn bán để giới thiệu đến những người dự định mua, rồi tư vấn cho họ về giá cả, hồ sơ mua bán. Phần thưởng hay tiền công mà họ nhận được cho hoạt động môi giới này chính là tiền hoa hồng mà 2 bên mua, bán sẽ trả cho họ khi giao dịch được thực hiện thành công.

Vậy thì, forex broker cũng tương tự như vậy. Nhà môi giới forex có nhiệm vụ giúp nhà đầu tư truy cập vào thị trường ngoại hối, kết nối họ với những người cũng có nhu cầu mua hoặc bán như họ trên khắp thế giới. Forex broker cung cấp môi trường giao dịch, là nơi mà một nhà đầu tư muốn mua sẽ gặp được một người khác muốn bán và ngược lại.

Tài sản hay sản phẩm giao dịch chính ở thị trường này là các cặp forex, ngoài ra còn có vàng, chỉ số, cổ phiếu… và rất nhiều tài sản khác, phụ thuộc vào mỗi broker.

Cách thức hoạt động của một forex broker thực thụ

Forex broker sẽ nhận báo giá trực tiếp từ những nhà cung cấp thanh khoản, sau đó chuyển báo giá đến nhà đầu tư. Sau khi nhà đầu tư đặt lệnh mua hoặc bán thì nhà môi giới sẽ chuyển trực tiếp các lệnh này ra thị trường, nếu có một lệnh khác đối ứng lại thì lệnh của nhà đầu tư sẽ được khớp. Broker có thanh khoản càng cao thì khả năng các lệnh được khớp là 100%, tức là bạn sẽ luôn luôn được mua hoặc bán với các mức giá hiện tại trên thị trường.

Sau khi nhà đầu tư đóng vị thế (đóng lệnh hoặc bị quét stop loss hoặc chạm take profit) thì broker sẽ tính toán lợi nhuận/thua lỗ cho giao dịch đó rồi kết chuyển trực tiếp đến tài khoản của nhà đầu tư.

Tất cả các hoạt động nhận báo giá, cung cấp báo giá, nhận lệnh, chuyển lệnh, khớp lệnh hay kết chuyển lợi nhuận/thua lỗ đều được thực hiện một cách tự động và tức thì trên phần mềm giao dịch.

Phần mềm giao dịch sẽ hiển thị tất cả các thông tin liên quan đến tài khoản giao dịch, sản phẩm giao dịch, báo giá, các khu vực đặt lệnh, quản lý lệnh…., chính là nền tảng kết nối bạn với mạng lưới giao dịch toàn cầu.

  • Quy trình để trader kết nối với broker và thị trường

Quy trình này có thể được thực hiện qua 4 bước chính:

  • Lựa chọn một forex broker uy tín, chất lượng và phù hợp với nguồn vốn, nhu cầu của trader. Bước này cực kỳ quan trọng, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở nội dung sau của bài viết.
  • Mở tài khoản giao dịch và nạp tiền vào tài khoản. Tài khoản giao dịch sẽ giúp bạn định danh trên thị trường, có tài khoản mới đăng nhập được vào phần mềm giao dịch và thực hiện đặt các lệnh mua, bán. Có tiền trong tài khoản thì mới đặt lệnh được, cũng giống như đi mua sắm phải mang theo tiền.
  • Tải phần mềm giao dịch: sử dụng tài khoản đã tạo và đăng nhập vào phần mềm giao dịch để bắt đầu thực hiện các giao dịch mua bán của mình.
  • Giao dịch: lựa chọn sản phẩm giao dịch và đặt lệnh mua hoặc bán.

Phân loại forex broker

Hiện nay, các forex broker được phân chia thành 2 loại, dựa vào cách thức báo giá, bao gồm: sàn forex No-Dealing Desk và sàn forex Dealing Desk.

  • Dealing Desk hay Bàn giao dịch là những nhà tạo lập thị trường (market maker) hay MM. Họ không liên kết với nhà cung cấp thanh khoản bên ngoài mà tự đưa ra báo giá cho trader. Những broker này không đẩy lệnh của trader ra bên ngoài mà giữ lại, nghĩa là bạn đang giao dịch trực tiếp với sàn chứ không phải với thị trường. Báo giá mà trader nhận được không phải là tốt nhất, và tất nhiên, chênh lệch spread là rất lớn.
  • No-Dealing Desk hay Không bàn giao dịch bao gồm 2 dạng sàn forex khác nhau: STP (Straight Through Processing) và ECN (Electronic Communication Network). Cách thức hoạt động của 2 loại sàn này tương đối giống nhau, đều là chuyển lệnh của trader trực tiếp ra ngoài thị trường chứ không ôm lệnh, nhưng cũng có một số điểm khác biệt.
    • Sàn STP có thể cung cấp chênh lệch spread cố định hoặc thả nổi. Nhưng dù theo hình thức nào thì STP broker cũng đều “cộng thêm một ít” vào spread để kiếm lời.
    • Sàn ECN thường liên kết với nhiều nhà cung cấp thanh khoản lớn, họ nhận báo giá trực tiếp từ những thực thể này và chuyển đến trader mà không hề cộng thêm vào, trader được nhận báo giá tốt nhất từ thị trường.

Đề xuất riêng cho bạn: Tổng hợp Bài 1: Pip và Point là gì? Cách tính giá trị pip

Chính vì sự khác biệt giữa các loại broker này mà hiện nay, các trader, đặc biệt là những trader chuyên nghiệp đều mong muốn giao dịch tại một sàn forex ECN, dù số lượng các sàn ECN không quá nhiều trên thị trường.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về cách thức hoạt động của các loại broker trên thị trường forex, các bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

  • Sàn STP Forex là gì? So sánh STP và Market Maker
  • Top các sàn giao dịch ECN uy tín nhất Việt Nam

Các forex broker kiếm tiền như thế nào?

Thu nhập của một forex broker chủ yếu đến từ 2 nguồn: phí spread và phí hoa hồng (commission).

Phí spread: là chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask. Mỗi broker đều cung cấp báo giá của các sản phẩm giao dịch dưới dạng 2 mức giá khác nhau: giá Bid (khớp cho các lệnh Sell-Bán) và giá Ask (khớp cho các lệnh Buy-Mua), giá Ask luôn lớn hơn hoặc bằng giá Bid. Ví dụ: khi mở lệnh Sell, giá khớp lệnh là giá Bid, nhưng khi đóng lệnh, giá khớp lệnh sẽ là giá Ask, việc khớp lệnh theo giá Ask (cao hơn Bid) đối với lệnh Sell khi đóng vị thế sẽ khiến cho lợi nhuận bị giảm đi hoặc thua lỗ cao hơn. Và đây chính là mức phí mà bạn phải trả cho sàn.

Phí spread sẽ được tính theo số pip. Ví dụ: cặp EUR/USD có báo giá như sau:

  • Giá Ask: 1.20000
  • Giá Bid: 1.19980

Chênh lệch spread lúc này là 2 pips. Một pip trên cặp EUR/USD có giá trị là 0.0001 USD, vậy spread 2 pips tương ứng với 0.0002 USD. Nếu giao dịch 1 lot thì phí spread mà bạn phải trả cho sàn là 20$.

Phí hoa hồng (commission): là mức phí mà trader phải trả cho forex broker khi giao dịch, mỗi vị thế mở hoặc đóng lệnh đều phải mất loại phí này. Commission được tính dựa trên khối lượng giao dịch, ví dụ: 3$/lot/per side, nghĩa là chỉ tính trên một chiều mở hoặc đóng, đối với một giao dịch hoàn chỉnh (cả mở và đóng) thì là 6$/lot/round turn.

Thông thường, các MM broker sẽ cố định phí chênh lệch spread cao và không tính phí hoa hồng. Các STP broker thì thả nổi nhưng spread cũng cao và cũng không tính phí hoa hồng. Các ECN broker thì thả nổi với mức chênh lệch rất thấp và sẽ tính phí hoa hồng.

So với việc áp dụng chính sách “no commission” và một mức chênh lệch spread khá cao thì việc tính một mức phí hoa hồng cạnh tranh với spread thấp sẽ có lợi hơn cho nhà đầu tư. Cũng vì điều này mà một sàn ECN được ưa chuộng hơn nhiều so với sàn STP và MM.

Các bạn có thể xem lại bài viết này để thấy rõ sự khác biệt đó: Commission (phí hoa hồng) trong forex là gì? Lưu ý về commission khi chọn sàn forex.

Các tiêu chí lựa chọn forex broker

Một broker đáp ứng được cả 3 tiêu chuẩn: “uy tín”, “chất lượng” và “phù hợp” chính là sự lựa chọn tốt nhất mà tất cả các trader đều hướng đến. Và dưới đây là các tiêu chí cơ bản mà một forex broker phải có để đáp ứng được 3 tiêu chuẩn nêu trên mà chúng tôi muốn đề xuất đến các bạn:

Hồ sơ pháp lý uy tín: một broker tạo được sự tin cậy cho trader là khi broker đó được cấp phép bởi một hoặc nhiều cơ quan quản lý forex uy tín hàng đầu thế giới. Và 3 trong số các cơ quan uy tín nhất đó là FCA, ASIC và CySEC. Các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi giao dịch tại những broker này vì tiền của bạn sẽ được tách biệt với tài khoản của broker, được giữ tại các ngân hàng cấp 1, bên cạnh đó, các hoạt động môi giới của broker được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo môi trường giao dịch hiệu quả, công bằng và minh bạch. Đây chính là tiêu chí quan trọng nhất.

Đáng xem: Kiến thức mới Đòn bẩy (Leverage) là gì? Nên sử dụng đòn bẩy bao nhiêu trong giao dịch forex?

Tham khảo: Các cơ quan quản lý forex uy tín hàng đầu thế giới

Sản phẩm giao dịch đa dạng: tiêu chí này thì lại phụ thuộc vào nhu cầu giao dịch của mỗi người. Nếu các bạn chỉ quan tâm đến các cặp tỷ giá thì không cần một broker phải có danh mục sản phẩm đa dạng, nhưng nếu bạn có hứng thú với các loại tài sản tài chính cao cấp khác thì phải ưu tiên chọn broker cung cấp đa dạng các loại sản phẩm khác nhau.

Cung cấp nhiều loại tài khoản giao dịch: mỗi loại tài khoản sẽ được cung cấp các điều kiện giao dịch khác nhau và yêu cầu số tiền nạp khác nhau. Mỗi trader sẽ có nguồn vốn khác nhau, kinh nghiệm giao dịch khác nhau nên sẽ cần lựa chọn loại tài khoản phù hợp với mình. Một broker cung cấp nhiều loại tài khoản giao dịch sẽ đáp ứng được nhiều phân khúc nhà đầu tư. Trader mới, vốn ít thì cần loại tài khoản tiêu chuẩn, trong khi các trader giàu kinh nghiệm, vốn lớn thì cần loại tài khoản ECN để hưởng lợi từ spread hay các dịch vụ cao cấp hơn tại sàn….

Phần mềm giao dịch tốt, nhiều công cụ hỗ trợ phân tích nâng cao: phần mềm giao dịch tốt, hoạt động ổn định, không bị giật, lag sẽ giúp lệnh của trader được khớp nhanh hơn. Các công cụ phân tích nâng cao sẽ giúp các chiến lược của trader được hoàn thiện hơn, khả năng dự đoán chính xác hướng đi của giá cao hơn. Nói chung, các công cụ phân tích nâng cao giống như những vũ khí lợi hại mà nếu trader biết sử dụng sẽ đạt hiệu quả giao dịch cao hơn.

Chi phí giao dịch thấp: một broker có spread thấp và commission cạnh tranh sẽ giúp trader tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Hơn thế nữa, một broker có spread cao, trong những trường hợp thị trường biến động mạnh, spread sẽ giãn nở mạnh, chi phí sẽ càng đôn lên rất nhiều nữa.

Hỗ trợ nhiều kênh nạp, rút và thời gian rút tiền nhanh: mỗi trader sẽ sử dụng một hoặc một số hình thức thanh toán trực tuyến nhất định, lựa chọn một broker hỗ trợ nhiều kênh nạp, rút sẽ có khả năng đáp ứng được các hình thức mà bạn đang sử dụng. Bên cạnh đó, một broker uy tín sẽ có thời gian nạp rút nhanh, không giam tiền của trader cũng như không gây quá nhiều khó khăn trong việc rút tiền.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt: forex là một lĩnh vực đầu tư đòi hỏi nhiều kiến thức, do đó, sẽ có lúc trader cần đến sự hỗ trợ của sàn, đặc biệt là trong các khâu liên quan đến kỹ thuật, mở tài khoản, nạp, rút tiền. Chính vì thế, các bạn cũng nên lựa chọn một forex broker có nhân viên người Việt hỗ trợ cho trader Việt.

Ngoài ra, phụ thuộc vào từng nhu cầu đầu tư cụ thể của mỗi trader mà sẽ có thêm những tiêu chí khác về tỷ lệ đòn bẩy, số tiền nạp tối thiểu vào tài khoản, các chương trình khuyến mãi, các cuộc thi forex…

Hiện nay, bên cạnh các broker uy tín, chất lượng thì tỷ lệ các sàn forex lừa đảo cũng ngày càng gia tăng. Những broker này sử dụng nhiều chiêu trò khác nhau, nhằm lôi kéo nhà đầu tư mở tài khoản tại sàn, và các chiêu trò này ngày càng tinh vi hơn, khó phát hiện hơn, đặc biệt là luôn đánh vào tâm lý “tham lợi nhuận” của nhà đầu tư để họ dễ dàng mắc bẫy hơn.

Chúng tôi đã tổng hợp một số chiêu trò lừa đảo của các sàn forex “dỏm”, các bạn có thể tham khảo qua bài viết Sàn forex là gì? Cách nhận biết sàn forex lừa đảo, để nếu có gặp thì nên tránh thật xa nhé.

Hy vọng với những gì mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết, các bạn sẽ nắm được bản chất và cách thức hoạt động của một forex broker thực thụ cũng như sẽ lựa chọn được một sàn forex uy tín, chất lượng và phù hợp với mình nhất.

Và đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất của chúng tôi trên danangchothue.com để cập nhật những thông tin và kiến thức bổ ích nhé.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.

Viết một bình luận