Chia sẻ Kinh doanh là gì? Các hình thức kinh doanh tại Việt Nam?

Hiện nay, việc kinh doanh đang ngày càng phổ biến và đóng góp vai trò ngày càng lớn trong việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ kinh doanh là gì? Vì vậy, thông qua bài viết dưới đây, Luật Hoàng Phi mong muốn cung cấp cho Quý độc giả những thông tin hữu ích liên quan đến hoạt động kinh doanh tại Việt Nam hiện nay.

Kinh doanh là gì?

Khoản 21 Điều 04 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

Bạn đang xem: hình thức tổ chức kinh doanh là gì

Như vậy, khi kinh doanh, các chủ thể không nhất thiết phải thực hiện hết các công đoạn của quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ, phân phối sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Điều này đã giúp cho việc kinh doanh trở nên phong phú, đa dạng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của mỗi quốc gia.

Quy định chung về kinh doanh

Pháp luật của nhiều nước trên thế giới sử dụng thuật ngữ “commerce” (kinh doanh/thương mại) theo nghĩa rộng để chỉ một cách tổng hợp các hoạt động sản xuất, mua bán hàng hoá, dịch vụ và có sự phân biệt với thuật ngữ “trade” để chỉ riêng hoạt động mua bán hàng hoá thuần tuý.

Ở Việt Nam, thuật ngữ kinh doanh được sử dụng trong Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990. Hoạt động kinh doanh được nhận biết thông qua các dấu hiệu:

1) Hoạt động phải mang tính nghề nghiệp, nghĩa là chúng được tiến hành một cách chuyên nghiệp, thường xuyên, liên tục và hoạt động này mang lại nguồn thu nhập chính cho người thực hiện chúng;

2) Hoạt động phải được thực hiện một cách độc lập. Các chủ thể nhân danh mình để tiến hành hoạt động kinh doanh. Họ tự quyết định mọi vấn đề có liên quan và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình;

3) Hoạt động được các chủ thể tiến hành với mục đích kiếm lời thường xuyên.

Ngành nghề được phép kinh doanh tại Việt Nam hiện nay

Như vậy, tự do kinh doanh là quyền tự do cơ bản của cá nhân, tổ chức. Cá nhân, tổ chức có quyền được tự do kinh doanh ngành, nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường và các chiến lược kinh doanh đã được đặt ra. Tuy nhiên, những ngành nghề được kinh doanh phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Tính đến thời điểm Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Đầu tư 2020 vừa có hiệu lực, Việt Nam đã và đang cho phép nhiều ngành nghề được kinh doanh tại Việt Nam, trong đó có 227 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020. Đây là những ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng các điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Ngoài ra, Luật Đầu tư 2020 cũng quy định cá nhân, tổ chức không được phép kinh doanh 08 ngành, nghề sau:

– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ;

– Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I;

– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II;

– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

– Kinh doanh mại dâm;

– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người (bổ sung việc cấm mua, bán xác, bào thai người);

– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

Tham khảo thêm: Hot Từ vựng tiếng Trung chuyên ngành Kinh doanh 

– Kinh doanh pháo nổ.

Như vậy, trước khi kinh doanh bất kỳ ngành nghề gì, cá nhân, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu xem ngành, nghề mình muốn kinh doanh có được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không và ngành, nghề đó có phải đáp ứng các điều kiện gì để được kinh doanh theo quy định của pháp luật hay không.

Các hình thức kinh doanh tại Việt Nam

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân có thể tự chủ kinh doanh hoặc lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh (bao gồm doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoặc hợp tác xã). Cụ thể như sau:

Kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp

Có 04 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay bao gồm:

– Công ty cổ phần: là doanh nghiệp, trong đó có:

+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật.

Các nội dung cụ thể liên quan đến cơ cấu tổ chức của công ty, quyền và nghĩa vụ của cổ đông,…được quy định chi tiết tại chương V Luật Doanh nghiệp 2020.

– Công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn): bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Các nội dung cụ thể liên quan đến phần vốn góp của công ty, quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty,…được quy định cụ thể tại mục 1 chương III Luật Doanh nghiệp 2020.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Ngoài ra, công ty cũng được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.

Các nội dung cụ thể được quy định tại mục 2 chương III Luật Doanh nghiệp 2020.

+ Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp dan

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào cũng như không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Tham khảo thêm: Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh là gì

Các nội dung cụ thể được quy định tại chương VII Luật Doanh nghiệp 2020.

Các nội dung cụ thể liên quan đến doanh nghiệp tư nhân được quy định tại chương VII Luật Doanh nghiệp 2020.

+ Công ty hợp danh: là doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Trong đó:

. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

. Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Tương tự như doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Các nội dung cụ thể liên quan đến công ty hợp danh được quy định tại chương VI Luật Doanh nghiệp 2020.

Các loại hình doanh nghiệp này có thể được thành lập dựa trên sự sáp nhập, hợp nhất, chia tách, liên doanh, góp vốn hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Các nội dung cụ thể liên quan đến việc thành lập, chấm dứt hoạt động,…của hộ kinh doanh được quy định cụ thể tại chương VIII Nghị định trên.

Kinh doanh theo hình thức hợp tác xã

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Các nội dung chi tiết về hợp tác xã được quy định trong Luật Hợp tác xã 2012.

Một số lưu ý khác liên quan đến vấn đề kinh doanh

– Thứ nhất: Trước khi kinh doanh, cá nhân, tổ chức cần phải tiến hành đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy phép kinh doanh đối với cá nhân, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã đối với hợp tác xã.

Trong trường hợp Quý vị muốn kinh doanh những ngành, nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật, ngoài những giấy tờ trên, Quý vị còn cần phải có những giấy tờ xác nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật tùy vào từng lĩnh vực cụ thể.

Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức nước ngoài muốn đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam cần phải có thêm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Việc cấp phép kinh doanh rất quan trọng vì đây là cơ sở để các cá nhân, tổ chức có thể tiến hành hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp và giúp cho cơ quan nhà nước kiểm soát, quản lý việc kinh doanh của các chủ thể trên. Do đó, các chủ thể muốn tiến hành hoạt động kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào phải tuân thủ chặt chẽ quy định trên.

Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định một số cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động kinh doanh thường xuyên nhưng không phải đăng ký kinh doanh bao gồm: buôn bán rong, buôn chuyến, thực hiện các dịch vụ đánh giày,….

Thứ hai: Cùng với việc đăng ký kinh doanh, khi kinh doanh, các cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện các nghĩa vụ thuế, tài chính bao gồm: kê khai thuế, nộp lệ phí môn bài, lập báo cáo tài chính hàng năm,….Nếu không tuân thủ những nghĩa vụ trên,chủ thể kinh doanh sẽ bị xử phạt và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

-Thứ ba: Do hoạt động kinh doanh rất phức tạp và thay đổi liên tục phù hợp với nhu cầu của thị trường nên ngoài việc nắm bắt xu hướng của thị trường, thị yếu của người tiêu dùng; cá nhân, tổ chức cần phải nắm bắt những sự thay đổi của pháp luật để điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp.

Viết một bình luận