Tổng hợp Kế toán tài chính là gì? Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tài chính trong DN

Kế toán tài chính (KTTC) là gì? Vai trò, nhiệm vụ và công việc của kế toán tài chính như thế nào vẫn luôn là thắc mắc của nhiều kế toán hiện nay, đặc biệt là những kế toán mới ra trường. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc kể trên.

1. Kế toán tài chính là gì?

Bạn đang xem: ke toan tai chinh la gi

Kế toán tài chính (Financial accounting) là vị trí kế toán đảm nhận các công việc ghi chép, tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo tài chính phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng các thông tin kế toán. Các thông tin về thực trạng và biến động vốn, tài sản hay các dòng vật chất, tiền tệ sẽ được KTTC tổng hợp thông qua các số liệu

Bộ phận tài chính kế toán sẽ bao gồm kế toán tổng hợp và kế toán số liệu, được phân chia công việc rõ ràng, minh bạch để đảm bảo hiệu quả công việc, cụ thể:

  • Kế toán tổng hợp: Thực hiện thu thập và xử lý các thông tin tổng quát về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị. Thông qua các đơn vị tiền, kế toán tổng hợp cung cấp các số liệu phản ánh tình hình sử dụng tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp.
  • Kế toán chi tiết: Thực hiện thu thập và xử lý thông tin theo một đối tượng cụ thể trên từng đơn vị. Các số liệu kế toán chi tiết tổng hợp phải đảm bảo tính chính xác để tránh làm ảnh hưởng khi thực hiện tổng hợp lại các số liệu

ke-toan-tai-chinh

| Đọc thêm: Kế toán quản trị là gì? Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp

2. Vai trò của kế toán tài chính doanh nghiệp

Kế toán tài chính là một trong những vị trí đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các công việc như:

  • KTTC cung cấp các thông tin cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin kế toán như lãnh đạo doanh nghiệp, các đối tác bên ngoài. Do đó mọi số liệu KTTC cung cấp cần đảm bảo sự chính xác, khách quan và tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, đây là cơ sở giúp cho người quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp và kịp thời
  • Các thông tin KTTC cung cấp là những thông tin về các hoạt động tài chính – kế toán đã phát sinh, mang tính tổng hợp thể hiện dưới hình thái giá trị. Chính vì vậy doanh nghiệp sẽ thường xuyên theo dõi được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
  • KTTC thực hiện các báo cáo tài chính tổng quát về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, các kết quả tài chính rõ ràng và quản lý chi phí hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và cắt giảm được những khoản chi phí không cần thiết
  • Quản lý rủi ro và thực hiện bảo hiểm cho doanh nghiệp khi có những biến động về tài chính
  • Hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp điều hòa tình hình tài chính doanh nghiệp, những thông tin từ KTTC cũng là cơ sở pháp lý giúp doanh nghiệp giải quyết rõ ràng các khiếu nại, tranh chấp và vay vốn ngân hàng và đầu tư.

3. Nguyên tắc quan trọng khi làm kế toán tài chính

Theo Điều 6 Luật Kế toán, KTTC phải tuân theo quy tắc của kế toán doanh nghiệp nói chung như sau:

  • Giá trị tài sản và nợ phải trả sẽ được ghi nhận ban đầu theo giá gốc
  • Áp dụng nhất quán những quy định và phương pháp kế toán đã chọn trong mỗi kỳ kế toán năm. Nếu có sự thay đổi về phương pháp thì kế toán thì cần thực hiện giải trình chi tiết trong báo cáo tài chính
  • Thực hiện phản ánh một cách khách quan, đúng thực tế, đầy đủ và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính kế toán phát sinh
  • Đối với việc lập và nộp BCTC, kế toán phải thực hiện chính xác và nộp đúng thời hạn. Những thông tin và số liệu trong BCTC của doanh nghiệp cần được công khai theo quy định của Điều 31, Điều 32 Luật Kế toán
  • Kế toán thực hiện đánh giá tài sản và phân bổ những khoản chi, thu một cách đồng nhất và thận trọng, chính xác không có sự sai lệch
  • Lập và trình bày BCTC phải phản ánh được đúng bản chất của mỗi giao dịch hơn là hình thức

4. Các báo cáo kế toán tài chính phải thực hiện

Kế toán tài chính cần thực hiện các báo cáo theo tháng, quý, năm. Cụ thể:

  • Báo cáo theo tháng: Cung cấp báo cáo thuế GTGT, báo cáo thuế TNCN
  • Báo cáo theo quý: Cung cấp báo cáo Thuế GTGT, thuế TNCN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
  • Báo cáo theo năm: Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNCN, quyết toán thuế TNDN, thuế môn bài
  • Sổ kế toán:

+ Tổng hợp sổ nhật ký chung

+ Tổng hợp sổ cái

Đọc thêm: Share cho bạn Báo cáo tài chính: mục đích và tác dụng

+ Báo cáo công nợ phải thu và phải trả

+ Tổng hợp báo cáo hàng tồn kho

+ Quản lý thu chi tiền mặt, tiền gửi

+ Quản lý nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm

+ Quản lý doanh thu và chi phí doanh nghiệp

Ngoài ra KTTC còn thực hiện các công việc khác như thông báo phát hành hóa đơn, kiểm tra giấy nộp tiền..

công việc kế toán tài chính

5. Sự khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

Nội dung Kế toán quản trị Kế toán tài chính Mục đích Cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính Đối tượng phục vụ Các nhà quản lý doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, ban giám đốc) Các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (Nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê)

Nguyên tắc cung cấp thông tin

Không có tính bắt buộc, các nhà quản lý được toàn quyền quyết định và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp.

Tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến, nói cách khác kế toán tài chính phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về thông tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính và kế toán tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố những số liệu mang tính bắt buộc.

Đề xuất riêng cho bạn: Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp

Phạm vi của thông tin

Liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận (phân xưởng, phòng ban) cho đến từng cá nhân có liên quan. Liên quan đến việc quản lý tài chính trên quy mô toàn doanh nghiệp.

Kỳ báo cáo

Kế toán quản trị có kỳ lập báo cáo nhiều hơn: Quý, năm, tháng, tuần, ngày. Kế toán tài chính có kỳ lập báo cáo là: Quý, năm. Đặc điểm thông tin Nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của các số liệu, thông tin được tổng hợp theo nhiều góc độ khác nhau Phản ánh thông tin trong quá khứ có tính khách quan và có thể kiểm tra được

Tính bắt buộc theo luật định

Kế toán quản trị không có tính bắt buộc. KTTCcó tính bắt buộc theo luật định: Có nghĩa là sổ sách báo cáo của kế toán tài chính ở mọi doanh nghiệp đều phải bắt buộc thống nhất, nếu không đúng hoặc không hạch toán đúng chế độ thì báo cáo đó sẽ không được chấp nhận.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ để thiết lập một hệ thống kế toán hoàn chỉnh, hoạt động hiệu quả là điều khá khó khăn bởi những hạn chế về nguồn lực và chi phí. Chính vì vậy, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán hiện đang là giải pháp tối ưu đối với các doanh nghiệp hiện nay. Doanh nghiệp không cần mất quá nhiều chi phí trả lương nhân viên hàng, chi phí thuê văn phòng hay tuyển dụng đầy đủ các vị trí kế toán như kế toán tài chính, kế toán trưởng, kế toán thuế mà vẫn có được hệ thống báo cáo, sổ sách theo đúng quy định.

Nền tảng danangchothue.com của chúng tôi giúp các doanh nghiệp:

  • Nhanh chóng tìm kiếm, tiếp cận và hợp tác được với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Kế toán tại Việt Nam, giải quyết các nghiệp vụ kế toán phù hợp với nhu cầu từng DN
  • Dễ dàng giao tiếp, đảm bảo tính an toàn và bảo mật dữ liệu tuyệt đối khi trao đổi thông tin với Kế toán dịch vụ
  • Lưu trữ, tra cứu dữ liệu kế toán của đơn vị nhanh chóng, dễ dàng

nền tảng kế toán dịch vụ ASP

Nền tảng danangchothue.com của chúng tôi hỗ trợ hàng trăm nghìn DN tiếp cận được với những dịch vụ giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực hoạt động của mình. Ngoài ra, DN có thể so sánh giữa các cá nhân, tổ chức cung cấp DVKT về giá cả, chất lượng để lựa chọn đơn vị làm kế toán phù hợp nhất.

Hãy truy cập ngày MISA ASP để nhận được:

Viết một bình luận