Share cho bạn Marketing là gì? Khái niệm | Định nghĩa | Phân tích vai trò

Một trong những câu hỏi lớn đầu tiên đối với những ai bắt đầu tìm viểu về Marketing, chính là định nghĩa/khái niệm của của nó.

Việc hiểu rõ khái niệm Marketing cũng có ý nghĩa quan trọng đối với những bạn đang theo học ngành Marketing, những nhà nghiên cứu Marketing: là kim chỉ nam cho việc học hỏi, nghiên cứu những khía cạnh chuyên sâu trong Marketing.

Bạn đang xem: khái niệm marketing là gì

Marketing là gì? Hãy cùng danangchothue.com tìm hiểu trong bài viết này.

Khi đề cập tới khái niệm Marketing, nhiều người thường nhầm tưởng với một số khái niệm khác như tiếp thị, bán hàng quảng cáo, PR… Đây là cách nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Khái niệm về Marketing

Trước khi đi vào phân tích định nghĩa, chúng ta cần nắm được rằng Marketing là một từ chuyên ngành, vì thế sẽ không có một từ nào trong tiếng Việt có thể thay thế nó một cách chuẩn xác. Ngay cả tiếp thị, từ được cho là đồng nghĩa với Marketing trong một số tài liệu giáo trình ở Việt Nam, cũng không phải là cách hiểu chuẩn xác, bởi nghĩa của “Marketing” rộng hơn nghĩa của “tiếp thị” rất nhiều.

Định nghĩa đúng về Marketing

Thuật ngữ Marketing đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu tuy nhiên lại ít khi được hiểu một cách đúng đắn. Trong quá khứ, Marketing thường được quan niệm là tập hợp các công cụ, hoạt động giúp doanh nghiệp bán được những gì họ đã và đang sản xuất, phân phối. Đến khi thời điểm năm 1996 khi ấn phẩm Principles of Marketing của Philip Kotler lần đầu tiên xuất bản, lúc này cộng đồng thế giới mới có một định nghĩa chuẩn mực.

Marketing là gì?

Định nghĩa về marketing

“Marketing là quá trình xây dựng dựng và cung cấp những giá trị thiết thực đến khách hàng thông qua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đó, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng nhằm thu về lợi ích cho doanh nghiệp.”

Theo thời gian, có nhiều cách định nghĩa đúng đắn khác ra đời, trong đó tiêu biểu là:

Theo Hiệp Hội Marketing Hoa Kỳ:

Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ

“Marketing là tập hơp các hoạt động và quá trình xây dựng, giao tiếp, cung cấp và trao đổi những thứ có giá trị cho khách hàng, đối tác và xã hội”

Xem nguyên văn tại đây.

Sơ lược về lịch sử phát triển của Marketing

Quá trình phát triển của Marketing cũng trải qua một chặng đường dài như lịch sử phát triển của nhân loại. Thông qua những thước phim tài liệu, sách vở ghi chép, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh các tiểu thương đang hoạt động bán hàng tại các khu chợ trong thời Ai cập cổ đại, các xe hàng giao thương giữa các quốc gia ở thời kỳ phục hưng, các tàu chở hàng cập bến ở thời kỳ phong kiến, hay các chuyến bay thương mại ở thời hiện đại. Để hoạt động giao thương diễn ra hiệu quả, thương nhân ở mỗi thời kỳ có cách thức thực hiện khác nhau, từ việc rao miệng tại các khu chợ, đến việc vẽ các bảng hiệu, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng khách hàng…

Tham khảo thêm: Tổng hợp Above the line và Below the line là gì? 4 Điều khác biệt ít người biết

Tuy nhiên, đễ diễn giải quá trình phát triển của Marketing một cách ngắn gọn và dễ hiểu, mình sẽ không chia lịch sử thành các giai đoạn tương ứng với thời kỳ trên (vì có nhiều điểm tương đồng giữ những thời kỳ và dễ khiến người đọc lẫn lộn). Thay vào đó, mình sẽ thể hiện quá trình lịch sử đó bằng những thời kỳ sau:

Thời kỳ Marketing định hướng sản xuất

Thời kỳ này diễn ra từ giai đoạn lịch sử cổ đại đến hết giai đoạn phong kiến (năm 1640 trở về trước). Trong suốt thời kỳ này, do sự khan hiếm về hàng hóa, dịch vụ, một bộ phận lớn người dân vẫn phải tiêu thụ các sản phẩm tự cung tự cấp, nên sản phẩm phần lớn đều được mua ngay khi nó được tung ra thị trường. Ở một số khu vực có sự cạnh tranh trong phân phối sản phẩm, các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ thường tìm cách cắt giảm chi phí đến mức có thể để nâng cao tối đa lợi nhuận. Truyền thông vẫn chỉ dừng ở mức truyền miệng, bảng hiệu và tờ rơi. Sản phẩm & dịch vụ hầu hết đều là các nhu yếu phẩm như lương thực, quần áo, ăn uống, hàng quán.

Thời kỳ Marketing định hướng bán hàng

Thời kỳ này diễn ra từ giai đoạn lịch sử cận hiện đại và đầu thời kỳ hiện đại, cụ thể là từ khoảng thế kỷ 18 đến hết chiến tranh thế giới thứ 2. Đây là thời điểm mà xã hội tư bản chiếm phần lớn các quốc gia trên thế giới. Sản xuất được đẩy mạnh khiến số lượng hàng hóa tung ra thị trường ngày càng nhiều. Các loại hình dịch vụ như nhà hàng, cà phê, vận chuyển, sửa chữa, lắp ráp…. ngày càng xuất hiện với mật độ cao. Điều này dẫn đến sự gia tăng về mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong cùng một thị trường. Chính vì vậy, đẩy mạnh bán hàng luôn là kim chỉ nam của hầu hết các doanh nghiệp trong thời kỳ này. Các hình thức bán hàng như telesale, chào hàng tận nhà được nhiều doanh nghiệp nhỏ áp dụng bởi độ hiệu quả cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn đẩy mạnh việc thiết lập hệ thống phân phối, cũng như trích ngân sách cao cho quảng cáo để nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu.

Thời kỳ Marketing định hướng giá trị

Năm 1945 có thể là mốc đánh dấu cho sự bắt đầu của thời kỳ Marketing định hướng giá trị. Việc chỉ tập trung đẩy mạnh bán hàng quá mức trước đó khiến nhiều doanh nghiệp gặp không ít thất bại bởi những phiền toái mà nó gây ra cho khách hàng và người tiêu dùng. Điều đó cũng là động lực để các doanh nhân tìm ra một hướng đi mới cho Marketing. Một số doanh nghiệp bắt đầu xây dựng mô hình Marketing theo hướng lấy giá trị làm trung tâm. Giá trị ở đây bao gồm chất lượng của sản phẩm/dịch vụ, giá trị thương hiệu, các quyền lợi mà khách hàng người tiêu dùng được hưởng khi mua sản phẩm cộng hưởng với cộng đồng người tiêu dùng, niềm tin của khách hàng. Những doanh nghiệp đầu tiên có thể kể đến như Apple, Microsoft, Nike, Rolex, Mercedes… Các doanh nghiệp này đều có đặc điểm chung là sẵn sàng chi một khoảng ngân sách lớn để thực hiện các cuộc nghiên cứu thị trường, khách hàng, người tiêu dùng, những thay đổi trong môi trường vi mô & vĩ mô để từ đó giữ vững và nâng cao giá trị của sản phẩm/dịch vụ mà họ cung cấp.

Có bao nhiêu trường phái Marketing?

2 trường phái Marketing chính đã từng xuất hiện kể từ khi Marketing được ra đời cho đến thời điểm hiện nay: Inbound MarketingOutbound Marketing.

Vai trò & Ý nghĩa của Marketing

Marketing có vai trò và ý nghĩa gì với xã hội?

Ngày nay, Marketing đã trở nên vô cùng phổ biến trong xã hội, đóng một vai trò cốt yếu, liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, hay cả ở những tổ chức phi lợi nhuận, chính phủ. Quy mô của các hoạt động Marketing cũng được mở rộng từ địa phương, toàn quốc và quốc tế. Những doanh nghiệp triển khai hoạt động Marketing tốt thường có kết quả kinh doanh khả quan hơn khi họ nắm rõ được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó cung cấp giá trị khách hàng tốt hơn, có lợi thế cạnh tranh và uy tín thương hiệu cao hơn, thị phần nhiều hơn so với những doanh nghiệp khác.

Trong tương lai, khái niệm Marketing có thể sẽ còn được hiệu chỉnh bởi sự thay đổi của yếu tố về môi trường xã hội, công nghệ… tuy nhiên vẫn dựa trên yếu tố cốt lõi là “là cầu nối gắn kết khách hàng và doanh nghiệp“.

Phương pháp học tập và nghiên cứu Marketing

Làm thế nào để có thể học và nghiên cứu Marketing một cách hiệu quả?

Đọc sách là một trong những phương pháp tốt nhất giúp bạn có được các kiến thức căn bản cần thiết. Ở đây, danangchothue.com chia sẻ đến bạn 2 tựa đề giáo trình nổi tiếng, được sử dụng vào giảng dạy tại các trường đại học nổi tiếng trên thế giới: (1) Principles of Marketing của Philip Kotler & Garry Armstrong và (2) Marketing Management của Philip Kotler và Kevin Lan Keller.

Tích cực tham khảo các case study sẽ giúp bạn có được những kiến thức về thực tế đã diễn ra trong xã hội, từ đó cũng cố những lý thuyết căn bạn mà bạn đã và đang tìm hiểu.

Thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp sẽ giúp bạn có cơ hội được những trải nghiệm môi trường thực tế, áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, từ đó đút kết được những kinh nghiệm riêng quý báu cho bản thân.

Người mới học Marketing nên bắt đầu từ đâu?

Khi bắt đầu học tập và nghiên cứu về Marketing, người học cần nắm rõ khái niệm và bản chất của Marketing. Kế đến, người học cần tìm hiểu quy trình tổng quan của hoạt động Marketing trong một doanh nghiệp/tổ chức, sau đó tìm hiểu về từng giai đoạn một trong quy trình đó, từ giai đoạn nghiên cứu thị trường đến giai đoạn thu về giá trị lợi ích. Trong suốt quá trình tìm hiểu này, người học cần tra cứu và nắm rõ các thuật ngữ thuộc về chuyên ngành Marketing để có thể đi sâu vào bản chất, đặc điểm của từng phạm trù hoạt động.

Marketing là gì? Khái niệm | Định nghĩa | Phân tích vai trò

Các tổ chức đào tạo Marketing

Học Marketing ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều tổ chức đào tạo Marketing trên thế giới nói chug và Việt Nam nói riêng. Mỗi tổ chức đều có những thế mạnh riêng, ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với những nhu cầu học tập khác nhau. Trong bài viết này, mình sẽ liệt kê một số tổ chức (trường đại học, cao đẳng, học viện, trung tâm giáo dục) trong và ngoài nước nổi tiếng về ngành đào tạo Marketing, thường được lựa chọn bởi các sinh viên, học viên Việt Nam.

Quốc tế Việt Nam Đại học

  • Đại học Columbia (New York, Hoa Kỳ)
  • Đại học Imperial College Business School (London, Anh)
  • Đại học HEC Paris (Paris, Pháp)
  • Đại học ESADE (Barcelona, Tây Ban Nha)
  • Đại học quốc gia Singapore (National University Of Singapore)
  • Đại học Tài Chính – Marketing (Trực thuộc bộ Tài chính)
  • Đại học Kinh Tế (UEH)
  • Đại học Ngoại Thương
  • Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Kinh Tế – Tài Chính (Trường tư)
  • Đại học RMIT (Trường tư)

Tham khảo thêm: Giám sát kinh doanh là gì? Công việc của giám sát kinh doanh?

Cao đẳng

  • Cao đẳng Boston (Boston College, Hoa Kỳ)
  • Cao đẳng Babson (Babson College, Massachusetts, Hoa Kỳ)
  • Cao đẳng quốc tế Dimensions (Singapore)
  • Cao đẳng Kinh tế Đối Ngoại
  • Cao đẳng Kinh tế TPHCM
  • Cao đẳng Công Thương TPHCM

Khác

  • Học viện Marketing Singapore (Marketing Institute of Singapore, thường được gọi tắt là MIS)
  • Học viện AIM (AIM Academy)
  • Trung tâm MOA VIỆT NAM (Công ty)

Các vị trí công việc thuộc ngành Marketing

Học Marketing ra trường làm gì? – FAQ

Công việc chuyên ngành Marketing hiện nay rất đa dạng về vị trí, nội dung và hình thức, từ cấp lãnh đạo, quản lý đến nhân viên, từ full time đến part-time. Dưới đây, mình sẽ liệt kê một số vị trí công việc ngành Marketing phổ biến:

Nhân viên Marketing

Đây là vị trí phổ biến nhất trong thị trường lao động chuyên ngành Marketing, được đăng tuyển rất nhiều trên các trang tuyển dụng bởi các doanh nghiệp nhỏ và lớn, phù hợp với các bạn sinh viên mới ra trường. Tùy đặc thù của từng ngành nghề, mà công việc của nhân viên Marketing khá đa dạng, từ việc nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu, chăm sóc khách hàng, tham gia xây dựng các chiến dịch quảng cáo, PR, Email Marketing, SMS Marketing… Ngoài ra, vị trí nhân viên Marketing ở một số doanh nghiệp có thể kiêm luôn cả Telesale.

Nhân viên Marketing Online (Digital Marketing)

Nhân viên Marketing Online có thể được xem là “thị trường ngách” về việc làm chuyên ngành Marketing, khi các công việc đều theo hướng Online, áp dụng công nghệ liên quan đến Internet. Một số nội dung công việc phổ biến của nhân viên Marketing Online là: tham gia thực hiện quá trình SEO, tham gia xây dựng và vận hành các chiến dịch Google Adwords, Quảng cáo Facebook, chăm sóc Fanpge, thiết kế banner, poster quảng cáo…

Leader Marketing

Nếu bạn có cho mình nền tảng kiến thức tốt về Marketing, kinh nghiệm thực tiễn về Marketing trong vòng 1 – 2 năm, mà một chút khả năng quản lý, xây dựng đội nhóm, thì Leader Marketing là vị trí công việc phù hợp với bạn. Ngoài công việc chuyên môn Marketing giống như nhân viên, Leader Marketing thường sẽ kiêm nhiệm công việc như lập kế hoạch, phân công và quản lý các nhân sự thuộc đội nhóm của mình sao cho đạt chỉ tiêu (KPI) từ trưởng phòng hay lãnh đạo đưa xuống.

Trưởng phòng Marketing

Sau khi dạo một dòng trên các trang tuyển dụng ở Việt Nam và nước ngoài, số năm kinh nghiệm làm việc cho vị trí trưởng phòng Marketing từ 3 – năm. Ngoài kinh nghiệm ra, trưởng phòng Marketing còn cần phải sỡ hữu các kiến thức và kỹ năng khác, như lập kế hoạch, chiến lược Marketing, cách phân chia đội nhóm, phân bổ ngân sách hoạt động Marketing, giám sát và đo lường mức độ hiệu quả…

Giám đốc Marketing

Khác với những vị trí công việc trên, vị trí Giám đốc Marketing hầu như chỉ được đăng tuyển bởi các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, hoặc được bổ nhiệm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công việc của Giám đốc Marketing hầu hết đều liên quan đến “quản trị Marketing” như xây dựng đội ngũ nhân sự cho các công tác Marketing, xây dựng các chiến lược Marketing tổng thể, định hướng hoạt động Marketing của doanh nghiệp, định hướng xây dựng thương hiệu, theo dõi và giám sát, đánh giá hoạt động Marketing…

Khởi nghiệp

Xây dựng một thương hiệu riêng của mình, tại sao không? Nếu bạn có ý tưởng kinh doanh hay, khả năng quản lý tài chính tốt, khả năng đào tạo và quản lý con người hiệu quả, có thể làm việc dưới cường độ cao với một tinh thần nghiêm túc và quyết liệt, bạn có thể bắt đầu xây dựng thương hiệu của riêng mình ngay từ hôm nay. Việc nắm vững các kiến thức chuyên ngành Marketing sẽ cho những “startup” các lợi thế nhất định trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp của mình.

Viết một bình luận