Kinh doanh lữ hành là gì | Đặc điểm của kinh doanh lữ hành

Những năm trở lại đây, du lịch đang được nhiều người quan tâm và yêu thích. Vì vậy mà nó dần dần phát triển mạnh mẽ. Cũng vì đó nên kinh doanh lữ hành giúp các doanh nghiệp hái ra tiền. Vậy kinh doanh lữ hành là gì? Và làm thế nào để kinh doanh du lịch lữ hành thành công? Hãy cùng Design Webtravel tìm hiểu trong bài viết nay

Nội dung bài viết

Bạn đang xem: kinh doanh du lịch lữ hành là gì

  • I. Kinh doanh lữ hành là gì?
  • II. Kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ
  • III. Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong kinh doanh du lịch lữ hành
  • IV. Quy trình của một hoạt động kinh doanh lữ hành
    • 4.1 Nghiên cứu thị trường và thiết kế chương trình du lịch
    • 4.2 Quảng cáo và tổ chức bán tour
    • 4.3 Tổ chức thực hiện chương trình du lịch
    • 4.4 Thanh toán hợp đồng
  • V. Làm thế nào để kinh doanh du lịch lữ hành thành công?
    • 5.1 Kiến thức địa điểm du lịch
    • 5.2 Kiến thức về khách hàng
    • 5.3 Kỹ năng giao tiếp

I. Kinh doanh lữ hành là gì?

Kinh doanh lữ hành về bản chất là thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, đồng thời quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các kênh trung gian và hướng dẫn du lịch.

Kinh doanh lữ hành là gì
Kinh doanh lữ hành là gì

Có thể nói, kinh doanh lữ hành là một loại hình dịch vụ, vì vậy nó có những đặc trưng cơ bản:

  • Sản phẩm kinh doanh lữ hành có tính tổng hợp: Là sự kết hợp của nhiều dịch vụ (vận chuyển, lưu trú, ăn uống, giải trí,…) đơn vị sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm lữ hành có thể chia tách làm du lịch trọn gói hay từng phần và khách hàng phải trả tiền cho các dịch vụ trong chương trình đó trước khi đi du lịch.
  • Kinh doanh du lịch lấy tiền tệ để môi giới chính.
  • Sản phẩm lữ hành bao gồm các hoạt động diễn ra trong cả một quá trình từ khi đón khách theo yêu cầu cho đến khi trả khách trở lại điểm xuất phát.

>>>Xem thêm: Tour Du lịch là gì | Phân loại khách du lịch theo yếu tố nào?

II. Kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ

Tại Việt Nam, khí hậu được phân chia làm 4 mùa rõ rệt, trải dài từ Bắc đến Nam. Chính vì vậy mà hình thành nhu cầu của du khách khác nhau. Ví dụ:

  • Vào mùa hè thì nhu cầu du lịch biển tăng cao và ngược lại với mùa đông.
  • Mùa xuân thì nhu cầu du lịch lễ hội sẽ tăng mạnh
Kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ
Kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ

Làm cho hoạt động kinh doanh lữ hành có tính thời vụ. Vì vậy, trong kinh doanh du lịch lữ hành đòi hỏi nhà quản trị phải nắm bắt được tính thời vụ đó và có những biện pháp hạn chế, khắc phục.

III. Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong kinh doanh du lịch lữ hành

Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch được diễn ra trong cùng một thời gian. Chúng ta chỉ tiến hành phục vụ khách du lịch khi có sự xuất hiện của khách trong quá trình phục vụ.

Hoạt động kinh doanh lữ hành còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên, quỹ thời gian nhàn rỗi, trình độ dân trí và thu nhập của người dân.

Từ những đặc điểm cơ bản trên cho thấy, việc kinh doanh du lịch lữ hành rất đễ gặp rủi ro. Nó đòi hỏi công ty lữ hành phải có mối quan hệ rộng rãi vỡi các đối tác và các nhà cung ứng đáng tin cậy.

>>>Xem thêm: Sản phẩm du lịch là gì | các sản phẩm du lịch đặc trưng

IV. Quy trình của một hoạt động kinh doanh lữ hành

Hoạt động kinh doanh lữ hành gồm 4 nội dung:

4.1 Nghiên cứu thị trường và thiết kế chương trình du lịch

Xem thêm: Khám phá những điểm du lịch nông nghiệp thu hút du khách nhất hiện nay

Thưc chất là việc nghiên cứu sở thích, thị hiếu, nhu cầu, đặc điểm tiêu dùng, quỹ thời gian nhàn dỗi và khả năng thanh toán của du khách. Trên cơ sở đó, sẽ tiến hành tổ chức các chương trình du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của tập hợp các khách hàng mà doanh nghiệp lựa chọn.

Kinh doanh lữ hành cần nghiên cứu thị trường
Kinh doanh lữ hành cần nghiên cứu thị trường

Việc tổ chức chương trình du lịch phải tuân thủ theo 4 bước sau:

  • Bước 1: Thu thập đầy đủ thông tin về tuyến điểm tham quan và phong tục tập quán cũng như những thông tin có liên quan khác
  • Bước 2: Sơ đồ hóa tuyến du lịch (lên kế hoạch và lịch trình chi tiết về các tuyến điểm, độ dài tour, điểm xuất phát, phương tiện vận chuyển và các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi)
  • Bước 3: Định giá chương trình du lịch (Căn cứ vào tổng chi phí của chương trình du lịch là bao nhiêu: chi phí cố đinh, chi phí biến đổi và lợi nhuận dự kiến. Mức giá trọn gói phải đảm bảo được tính đúng và đủ để có thể trang trải các chi phí bỏ ra)
  • Bước 4: Viết bản mô tả cho chương trình du lịch (ứng với mỗi chương trình phải có một bản thuyết minh mô tả nhằm nêu lên được giá trị của điểm du lịch và chất lượng tuyến đi)

4.2 Quảng cáo và tổ chức bán tour

Sau khi xây dựng và xác định giá của một chương trình tour du lịch. Doanh nghiệp cần tiền hành quảng cáo và chào bán tour đó. Thực tế thì mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách khác nhau để quảng cáo. Tuy nhiên sẽ vẫn cần tập trung vào nội dung chính của tour:

  • Tên tour
  • Tour kéo dài trong bao lâu?
  • Mức giá

Quảng cáo cáo vai trò quan trọng và cần thiết nhằm khơi dậy nhu cầu giúp nhân viên kinh doanh dễ dàng thuyết phục được khách hàng lựa chọn, đặt tour của doanh nghiệp mình.

Các phương tiện quảng cáo phổ biến như: Quảng cáo trên các ấn phẩm, phương tiện truyền thông, mạng xã hội, diễn đàn du lịch, website du lịch,…

Kinh doanh du lịch lữ hành cần quảng cáo tour trên website
Kinh doanh du lịch lữ hành cần quảng cáo tour trên website

Doanh nghiệp tổ chức bán chương trình du lịch thông qua hai hình thức:

  • Trực tiếp: doanh nghiệp lữ hành bán trực tiếp chương trình du lịch cho khách hàng thông qua hợp đồng bán hàng.
  • Gián tiếp: doanh nghiệp lữ hành ủy quyền tiêu thu cho các đại lý du lịch.

>>>Tìm hiểu thêm: Những cách bán tour du lịch qua điện thoại hiệu quả

4.3 Tổ chức thực hiện chương trình du lịch

Trong giai đoạn này bao gồm các hoạt động:

  • Tổ chức tham quan,
  • Vui chơi giải trí,
  • Mua sắm,
  • Bố trí ăn ở,đi lại
Tổ chức tour trong kinh doanh lữ hành
Tổ chức tour trong kinh doanh lữ hành

4.4 Thanh toán hợp đồng

Sau khi kết thúc chương trình, doanh nghiệp lữ hành cần làm thủ tục thanh toán hợp đồng trên cơ sở quyết toán tài chính và giải quyết các vấn đề phát sinh còn tồn tại.

V. Làm thế nào để kinh doanh du lịch lữ hành thành công?

Như đã có đề cập ở những bài trước, du lịch là một hoạt giải trí của con người nhằm mục đích nghỉ dưỡng, tham quan,…

Để kinh doanh du lịch hiệu quả cần có kế hoạch cụ thể đưa ra chiến lược quảng bá thương hiệu cùng dịch vụ sản phẩm.

5.1 Kiến thức địa điểm du lịch

Để có thể kinh doanh du lịch tốt thì ngoài việc phải yêu ngành nghề ra thì vấn đề bổ sung thêm kiến thức về những đia điểm du lịch là không thể thiếu. Hiểu rõ về các di tích, thiên nhiên, ẩm thực,… tại các địa điểm du lịch thì bạn mới tự tin tư vấn cho khách hàng của mình.

Kinh doanh lữ hành cần kiến thức địa điểm du lịch
Kinh doanh lữ hành cần kiến thức địa điểm du lịch

Xem thêm: Bạn có biết Mice là gì? Những điều cần biết về du lịch Mice: loại hình, đặc điểm & ý nghĩa

Nếu khách hàng cảm nhận được những giá trị mà bạn truyền đạt thì có khả năng cao là họ sẽ sử dụng dịch vụ tour bên bạn. Từ đó, doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng lên, việc đầu tư, phát triển tour cung nhanh chóng hơn rất nhiều.

5.2 Kiến thức về khách hàng

Hiểu khách hàng mới bán được hàng là câu nói bất di bất dịch đối với người làm kinh doanh. Bạn cần nắm rõ được thông tin về khách hàng của mình:

  • Họ là ai?
  • Đến từ đâu?
  • Họ cần cái gì?
Kinh doanh lữ hành cần hiểu khách hàng
Kinh doanh lữ hành cần hiểu khách hàng

Từ những cơ sở này, bạn có thể đưa ra được những gợi ý, lời tư vấn phù hợp. Hiểu được nhu cầu khách hàng, bạn sẽ lấy được sự tín nhiệm và ỷ lại lớn từ họ. Đó là một mẹo bất hủ trong kinh doanh du lịch.

Để tôi lấy một ví dụ cho bạn dễ hiểu:

Khi tìm kiếm một khách hàng, việc bạn cần làm là tìm hiểu đối tượng khách hàng sẽ sử dụng hình thức tour du lịch thay vì du lịch tự túc. Họ thường tìm kiếm tour ở đâu? Những mạng xã hội nào được sử dụng để tìm kiếm thông tin về các tour du lịch,… Đó là những nơi tập hợp nhiều khách hàng tiềm năng nhất.

Sau khi xác định được những điều trên thì điều cần làm tiếp theo là làm thế nào để khách hàng chú ý đến đơn vị kinh doanh du lịch của bạn? và làm thế nào để tiếp cận với họ?

5.3 Kỹ năng giao tiếp

Không chỉ dừng lại ở tư vấn viên, nhân viên kinh doanh, nhà quản lý, nếu muốn thuyết phục khách hàng thì kỹ năng giao tiếp là chìa khóa chủ chốt để gợi nên nhu cầu du lịch cho khách hàng.

Những kỹ năng trong giao tiếp du lịch cần làm chủ, xem chi tiết tại bài viết: danangchothue.com/ky-nang-giao-tiep-trong-du-lich.html

Bên cạnh đó, muốn kinh doanh trong lĩnh vực du lịch thành công thì thì thị trường bán tour trực tuyến sẽ mang lại những cơ hội, lượng lớn khách hàng. Đồng thời giúp bạn kết nối được lượng lớn khách hàng đó với doanh nghiệp. Một website du lịch đẹp chuyên nghiệp là công cụ không thể thiếu khi muốn tiến xa hơn trong lĩnh vực này.

Hãy liên hệ với Design Webtravel để được tư vấn miễn phí về dịch vụ thiết kế website du lịch chuyên nghiệp.

Nguyễn Phượng

Tôi là Phượng, hiện đang là CEO tại Design Webtravel – đơn vị thiết kế website du lịch hàng đầu Việt Nam. Tôi đam mê đi du lịch và thiết kế website. Tôi mong rằng những kiến thức chia sẻ này sẽ giúp mọi người có thể lựa chọn được đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp.

Viết một bình luận