Chuỗi dịch vụ

Nội dung bài viết

Phượt là một hình thức du lịch bụi đang dần phổ biến trong giới trẻ hiện đại. Thời gian gần đây, trên nhiều diễn đàn và các mạng xã hội lớn như Facebook chia sẻ thương tâm các vụ tai nạn thương tâm và đặc biệt bằng xe tay ga. Những kinh nghiệm đổ đèo bằng xe số dưới 110cc dưới đây không chỉ áp dụng được cho xe số mà bạn có thể áp dụng chúng cho các loại xe khác, về bản chất các quy tắc an toàn của chúng đều giống nhau nhưng cách thức thực hiện khác nhau, bạn cần hiểu rõ chiếc xe của mình để vận dụng nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân khi đổ đèo.

Đèo Ô Quý Hồ - con đường nối hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu

Bạn đang xem: kinh nghiệm đổ đèo bằng xe máy

Đèo Ô Quý Hồ – con đường nối hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu

Xem thêm: Bạn có biết Hướng dẫn sử dụng máy làm sữa chua Kangaroo KG81 thơm ngon sánh mịn

Ở đây mình sử dụng chiếc xe wave alpha 97cc, những loại xe máy khác 110cc của honda cũng gần như có kết cấu, cấu tạo tương tự như chiếc xe này.

Về đặc điểm và cấu hình xe

  • Xe Honda wave alpha dung tích xy lanh 97cc
  • Lốp trước vẫn còn gai, lốp sau mới 98%
  • Phanh trước ăn nhẹ, phanh sau ăn cứng 90-95%
  • Bugi đánh lửa sớm, tức nhả tay ga máy vẫn nổ, để máy không bị chết nếu không may nhả ga đột ngột
  • Toàn thân xe đã được bảo dưỡng trước hành trình

Bạn cần thừa nhận nguyên tắc sau để áp dụng các thao tác về phanh và số để đảm bảo cân bằng cho chiếc xe của mình “trên cùng một chiếc xe, vận tốc và quán tính của bánh trước và bánh sau xe máy không phải lúc nào cũng bằng nhau”. Chúng bằng nhau khi hai bánh xe thẳng hàng, cùng vận tốc, cùng chạm vào một bề mặt phẳng … gần như chỉ có trong phòng thí nghiệm vậy. Nhưng trong thực tế, chỉ cần bánh xe vấp phải hòn đá dăm hay một cái hố nhỏ thì vận tốc và quán tính tính của bánh xe đã có sự thay đổi rồi.

Kinh nghiệm đổ đèo

  • Tâm lý thoải mái là điều quan trọng nhất. Không sợ hãi khi xe lao nhanh hơn hay bất ngờ khi thấy xe đi ngược chiều hoặc xe cùng chiều vượt lên, hoặc gặp khúc cua …
  • Tập trung vào tay lái, hạn chế nói chuyện
  • Sử dụng số phù hợp với tốc độ, độ bám lốp mặt đường, độ nghiêng của dốc. Không ỉ lại vào số thấp nếu không gặp dốc quá nghiêng khi số cao hơn không hãm tốc độ lại được hoặc dùng phanh không còn hiệu quả
  • Không tắt máy dù đang sử dụng bất kì loại xe nào, xe số hay xe ga
  • Nếu gặp khúc cua, cảm thấy nguy hiểm thì đi bình thường. Ngược lại vào tư thế cua, tay cầm lái mở cua hết cỡ (tay ga nắm chặt, tay còn lại nắm đủ chắc và dịch ra ngoài), người và xe nghiêng dần dần phù hợp với tốc độ và độ cua của khúc cua
  • Khi thấy bánh trước hay bánh sau lệch hướng hoặc bị trượt cần phanh nhẹ phanh tương ứng cho tới khi cảm thấy cua đúng hướng
  • Quan sát và bẻ tay lái từ từ phù hợp với độ cong của khúc cua. Trước khi hết cua cần giữ tay lái song song với lề đoạn đường phía trước để vào đường mượt nhất có thể
  • Trong nhiều trường hợp bạn buộc phải lấn làn của xe ngược chiều để có hướng cua tốt nhất nếu như không có xe đối diện, điều này cho chúng ta an toàn hơn và để tránh bất ngờ có xe đối diện, khi cua sát lề quá chúng ta sẽ không có đường dự phòng để tránh
  • Trường hợp bất khả kháng đang đổ đèo đồng thời đang vượt xe cùng chiều mà gặp xe ngược chiều thì buộc phải tăng tốc nhanh hơn để vượt, bởi trong lúc này xe đang xuống dốc không thể nào lùi lại được

Xem thêm: Bạn có biết Cách thiết kế logo trên máy tính đơn giản nhất

Kinh nghiệm lên đèo

  • Nếu gặp dốc thằng và có đủ tầm nhìn, trước khi lên dốc cần vào số thích hợp và tăng tốc vừa đủ cho tới khi hết dốc. Gặp khúc cua thì bình tĩnh cua, nếu khúc cua gấp thì nhanh chóng vào số thấp hơn để tránh mất đà
  • Không nhả số khi đang lên dốc, kể cả đang đi số thấp

Chúc các bạn lái xe an toàn!

Kinh nghiệm đổ đèo bằng xe số dưới 110cc Tagged on: đổ đèo kinh nghiệm kinh nghiệm đổ đèo Phượt xe máy

Viết một bình luận