Quốc doanh là gì? Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là gì?

Doanh nghiệp quốc doanh là gì, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là gì? Có những đặc điểm nào khác biệt. Với nền kinh tế có nhiều biến động và thay đổi như hiện nay, vai trò của doanh nghiệp quốc doanh là gì? Luận Văn Việt xin giới thiệu đến các bạn những kiến thức và kinh nghiệm bên dưới, hy vọng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn, bổ sung đến bạn những nền tảng kiến thức hữu ích nhất.

hinh-anh-quoc-doanh-la-gi-1

Bạn đang xem: kinh tế quốc doanh là gì

1. Khái niệm quốc doanh là gì?

Quốc doanh là tổ chức kinh tế do nhà nước kinh doanh, doanh nghiệp nhà nước hay xí nghiệp quốc doanh, do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty nhà nước hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.

2. Đặc điểm của các doanh nghiệp quốc doanh

Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước thường kém hiệu quả và lợi nhuận thấp hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp nhà nước thường xuyên chịu trách nhiệm cho các hoạt động xã hội vì lợi ích người dân và các chủ trương để ứng phó với nền kinh tế, trong khi các doanh nghiệp tư dân lại có xu hướng tối đa hóa để phát triển kinh doanh, chi tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông.

Điều đó khiến cho nhiều doanh nghiệp nhà nước thường không có nhiều sự đổi mới, phát triển chậm và không có nhiều sự thay đổi hay cải tiến để tối đa hóa lợi nhuận như các doanh nghiệp tư nhân.

3. Các hình thức của doanh nghiệp nhà nước

  • Công ty nhà nước

Là doanh nghiệp mà Nhà nước có đầy đủ quyền lực, sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, tài sản, sự thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các công ty nhà nước thường được thành lập dưới dạng tổng công ty nhà nước hoặc công ty nhà nước độc lập.

  • Công ty cổ phần nhà nước

Là công ty mà toàn bộ cổ đông công ty đều là các công ty nhà nước, hoặc do tổ chức nhà nước ủy quyền góp vốn. Công ty cổ phần nhà nước được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

hinh-anh-quoc-doanh-la-gi-2

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên

Là công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Nhà nước.

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước từ hai thành viên trở lên

Là một dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, nhưng trong những thành viên sáng lập đó có công ty nhà nước hoặc một công ty thành viên là công ty nhà nước. Các thành viên khác là những đơn vị, tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

  • Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước

Nên xem: Tổng hợp Ngành Kinh doanh là gì? Xu hướng ngành năm 2021

Đây là doanh nghiệp mà Nhà nước góp vốn tới 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.

  • Doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nước

Đây là doanh nghiệp hoạt động với phần lớn là vốn góp của Nhà nước, lên đến 50% tổng vốn điều lệ của doanh nghiệp.

  • Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác

Là công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc có vốn góp, cổ phần, chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp khác, và Nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.

  • Công ty nhà nước độc lập

Là công ty nhà nước nhưng có một điểm mới là công ty này không thuộc trong cơ cấu tổ chức của tổng công ty nhà nước.

hinh-anh-quoc-doanh-la-gi-3

Tham khảo: Tổng quan về khái niệm dự án và quản lý dự án là gì

4. Lý do phải thành lập doanh nghiệp quốc doanh

Tuy nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ định hướng theo xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên vì một số lý do sau, doanh nghiệp Nhà nước vẫn được thành lập:

  • Độc quyền tư liệu sản xuất

Khi quy luật tăng hiệu quả kinh doanh theo quy mô, việc độc chiếm tư liệu sản xuất bắt đầu diễn ra. Khi đó, hiệu quả sản xuất và phân phối của một ngành nhất định đạt tối đa khi vì chỉ có một nguồn cung cấp duy nhất. Ví dụ: Ngành điện, nước là ngành độc quyền tư liệu sản xuất của nhà nước.

Việc Nhà nước quốc hữu hóa các ngành này thường mục đích để đảm bảo cho các ngành đặc biệt được sản xuất đều đặn, không mất đi tính liên lục và hạn chế tối đa việc doanh nghiệp tư nhân độc quyền sản xuất hay bóc lột sức lao động.

  • Thất bại của thị trường vốn

Một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp mà nhà nước quản lý đòi hỏi cần nhiều vốn nhưng lại có mức độ rủi ro cao. Do vậy, việc huy động vốn tư nhân qua thị trường vốn gặp nhiều khó khăn.

  • Ngại ứng

Tham khảo thêm: Tổng hợp Mô tả công việc của Nhân viên hỗ trợ kinh doanh

Một số nhà đầu tư tư nhân không muốn đầu tư vào các ngành mà họ không thu được nhiều lợi ích gì, vì họ có tâm lý ngại ứng. Một phần các doanh nghiệp nhà nước thường kinh doanh các ngành có lợi ích lan tỏa ra các ngành khác trong khi đó, nhà đầu tư lại không nhận được lợi ích đó.

  • Công bằng xã hội

Khu vực tư nhân thường không hoặc ít chịu đầu tư, mở rộng đến các khu vực nghèo đói, vùng sâu vùng xa hay đặc biệt khó khăn vì lợi nhuận thấp. Vì thế, các Doanh nghiệp Nhà nước sẽ là đơn vị đầu tư phát triển để đảm bảo quyền tiếp cận với các dịch vụ và tiện ích tối thiểu đến người dân.

hinh-anh-quoc-doanh-la-gi-4

5. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là gì?

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là tất cả các đơn vị hay tổ chức sở hữu tất cả các đơn vị hay tổ chức kinh tế thuộc sở hữu của một cá nhân hoặc một tổ chức.

Quyền sở hữu của doanh nghiệp ngoài quốc dân dựa vào quá trình huy động vốn nên nguồn vốn hoạt động cho đơn vị kinh tế đó được pháp luật thừa nhận. Còn với doanh nghiệp quốc dân hay doanh nghiệp nhà nước thì nguồn vốn hình thành nên doanh nghiệp nhà nước được ngân sách nhà nước cấp, chính là từ đóng góp của toàn dân qua nguồn thu thuế.

Tuy nhiên, doanh nghiệp ngoài quốc dân không bao gồm tất cả các doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước. Các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh được thành lập, nhưng rõ ràng là không nên xếp chúng vào Doanh nghiệp ngoài quốc doanh bởi vì:

  • Thứ nhất, chúng không đồng nhất về mặt sở hữu, một doanh nghiệp liên doanh có thể là sự liên doanh giữa hai công dân hai tổ chức hoặc hai chính phủ thuộc hai nước khác nhau. Còn doanh nghiệp nước ngoài thì không thể khẳng định thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân.
  • Thứ hai, tính chất hoạt động và sức ảnh hưởng của các doanh nghiệp nước ngoài khác so với doanh nghiệp trong nước, chúng vận hành theo một bộ luật riêng thường là luật đầu tư nước ngoài và ảnh hưởng lên một số khía cạnh đặc thù trong nền kinh tế như cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, tài trợ xuất nhập khẩu v.v

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường là các đơn vị kinh tế tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, hoặc công ty hợp danh do một hoặc nhiều người đứng ra làm chủ và chịu trách nhiệm về tài sản và các hoạt động của công ty.

Cho dù nền kinh tế có nhiều sự thay đổi và hiện đại năng động hơn nhiều, tuy nhiên cũng không thể nào phủ nhận được vai trò của các doanh nghiệp quốc doanh trong việc ổn định thị trường. Với những chia sẻ về quốc doanh là gì ở trên hy vọng đã giúp bạn có được góc nhìn rộng và sâu về quy chế hoạt động của nền kinh tế.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì khi tìm hiểu về doanh nghiệp quốc doanh, bạn vui lòng liên hệ với trang Luận Văn Việt của chúng tôi qua số điện thoại: 0789277892 hoặc qua email: contact@danangchothue.com để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng.

Chúc các bạn gặt hái nhiều thành công trên chặng đường chinh phục tri thức sắp tới!

Viết một bình luận