Hot Hot Phân biệt Marketing và Branding?

marketing foundation

Tomorrow Marketers – Đều có chức năng đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng, marketing và branding có điểm gì khác nhau? Đây là một câu hỏi thường gặp của người mới bắt đầu vào ngành marketing, bởi lẽ hai mảng này có liên quan chặt chẽ với nhau và một số người thậm chí còn dùng hai thuật ngữ này thay thế cho nhau.

Bạn đang xem: marketing brand là gì

Trong bài viết này, TM sẽ giúp bạn làm rõ sự khác nhau giữa marketing và branding, đồng thời cho bạn thấy mối liên hệ giữa chúng.

1. Định nghĩa marketing và branding

Xét về mặt cấu trúc, thuật ngữ Marketing gồm gốc “market” có nghĩa là “cái chợ” hay “thị trường” và hậu tố “ing” diễn đạt sự vận động và quá trình đang diễn ra của thị trường. Hiểu một cách nôm na, Marketing chính là ra “chợ” bán hàng, bao gồm việc chọn “chợ”, chọn sản phẩm, chọn chỗ ngồi (ít đổi thủ, đông khách),.. Định nghĩa một cách bài bản hơn, theo Philip Kotler, “cha đẻ” của ngành Marketing: “Có thể xem như marketing là quá trình mà những cá nhân hoặc tập thể tìm kiếm được những gì họ cần và muốn, thông qua việc tạo ra và trao đổi tự do các sản phẩm và dịch vụ với nhau.”

Còn branding là gì? Trước tiên, hãy hiểu rõ về thuật ngữ Brand – thương hiệu. Thương hiệu là một thứ vô hình, đó là “những gì người khác nghĩ về bạn”, nhưng ở cấp độ cảm xúc. Một thương hiệu mạnh chỉ đại diện cho một thứ duy nhất, và luôn tập trung làm một thứ đó. Một thương hiệu mạnh không chỉ được nghe và thấy, mà còn tạo ra trải nghiệm, một cảm xúc sâu sắc với người tiêu dùng. Thương hiệu không được sở hữu bởi Brand Manager hay VP Marketing, thương hiệu được sở hữu bởi tất cả mọi người.

Đề xuất riêng cho bạn: Tổng hợp Bạn đã biệt cách phân biệt quảng cáo Branding và Push Sales

Như vậy, branding là hoạt động xây dựng thương hiệu, nhằm khắc sâu thương hiệu vào tâm trí khách hàng, khiến khách hàng có cảm tình với thương hiệu, nhớ tới thương hiệu với sự khác biệt rõ ràng.

Đọc thêm: Brand Key – Chìa khoá làm thương hiệu thành công

2. Mối quan hệ giữa marketing và branding

Khá nhiều người nhầm lẫn marketing là branding, hay branding là marketing ở cấp độ cao hơn. Theo định nghĩa ở phía trên, thì branding là một phần trong marketing. Trong quy trình kinh doanh, Marketing là quá trình tìm kiếm, khai phá những nhu cầu còn chưa được đáp ứng (unmet need) của người tiêu dùng, từ đó đáp ứng với những sản phẩm, dịch vụ tương ứng, một cách khác biệt, để sau cùng mang lại lợi nhuận cho công ty. Còn branding làm nhiệm vụ xây dựng tình yêu cho sản phẩm, dịch vụ đó, tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm đó, cuối cùng mục đích cũng là để tăng tỉ lệ lựa chọn sản phẩm của khách hàng, đem về lợi nhuận cho công ty.

Có nhiều ý kiến cho rằng, mục đích của marketing là để tăng sales, còn branding là tạo ấn tượng tốt về thương hiệu trong lòng khách hàng, bất kể khách hàng có tạo được sales cho mình không. Theo quan điểm của Tomorrow Marketers, branding nếu không đem lại lợi nhuận, thì thương hiệu đó là một thương hiệu không tốt, và việc branding của công ty là một khoản đầu tư không hiệu quả.

Đọc thêm: Làm Brand là làm gì?

3. Một doanh nghiệp khi nào nên làm marketing, khi nào nên làm branding?

Đọc thêm: Học Marketing ra trường làm gì?

Marketing luôn tồn tại trong doanh nghiệp, dù chủ doanh nghiệp có nhận thức được mình đang làm marketing hay không. Việc tìm kiếm, khai phá nhu cầu của khách hàng, và đáp ứng nhu cầu đó bằng sản phẩm đã là một trong những công việc của marketing. Trên thực tế, nếu doanh nghiệp không có sản phẩm phù hợp với thị trường, thì doanh nghiệp đó sớm muộn cũng sẽ tàn lụi, vì vậy marketing là một chức năng vô cùng quan trọng, giúp công ty tiếp cận và thấu hiểu khách hàng.

Còn branding, tuỳ thuộc ngành hàng và giai đoạn phát triển của công ty, mà branding được đầu tư nhiều hay ít. Đối với những ngành hàng mà sản phẩm có ít sự khác biệt (hoặc khó nhận thấy sự khác biệt về mặt tính năng), branding sẽ làm nhiệm vụ tạo ra sự khác biệt trong tâm trí khách hàng. Ví dụ như: Romano và X-Men đều có chức năng như nhau là dầu gội dành cho nam, nhưng các marketers phải khiến sản phẩm của mình có sự khác biệt, Romano là dầu gội dành cho quý ông lịch lãm, còn X-Men dành cho người đàn ông có thiên hướng “anh hùng”. Tương tự, thương hiệu cũng quan trọng với ngành hàng thời trang, giày dép, mỹ phẩm…

Đối với một số ngành hàng như công nghệ, doanh nghiệp nên tập trung làm sản phẩm cho thật tốt, sau đó mới nên làm branding. Bởi người dùng công nghệ thường mua sản phẩm bởi các tính năng (functional benefit), chứ ít khi mua chỉ bởi cảm xúc. Bạn chỉ tải ứng dụng khi cảm thấy cần một tính năng nào đó của ứng dụng đó, bạn dùng thử một lần, chưa chắc bạn dùng lại lần thứ hai, nếu bạn dùng thường xuyên, chưa chắc bạn đã chịu nâng cấp để dùng các tính năng trả phí. Trong ngành này, trải nghiệm của khách hàng về chất lượng sản phẩm, sự thoả mãn về mặt tính năng sản phẩm là một phần quan trọng tạo nên thương hiệu công ty. Hãy thử so sánh các công cụ search như Google với Bing và Yahoo, bạn sẽ hiểu đầu tư vào chất lượng sản phẩm quan trọng hơn đổ tiền vào branding. Hãy tiếp tục nghĩ về Spotify với Zing, các chat App như Messenger với Telegram, Viber, Whatsapp…

Hy vọng bài viết phía trên đã giúp bạn hiểu hơn về 2 khái niệm marketing và branding. Để hiểu sâu sắc hơn về công việc này trong các công ty trên thực tế, bạn có thể tham gia khoá học Marketing Foundation của Tomorrow Marketers nhé!

Viết một bình luận