- Marketing Executive là gì?
- Những kỹ năng cần thiết trong nghề
- Một ngày làm việc cơ bản của Marketing Executive
- Buổi sáng
- Buổi chiều
- Những công việc liên quan đến Marketing Executive từ Admicro
- Nhân viên Quản lý nhãn
- Marketing Executive
- Chuyên viên Phát triển sản phẩm Content Marketing
- Chuyên viên Tư vấn và lập kế hoạch truyền thông
- Nhân viên Vận hành quảng cáo
- Social Creative
Những bạn trẻ ra trường mong muốn tìm kiếm một công việc thay đổi mỗi ngày, thay vì chỉ phân tích thì sẽ tập trung vào sáng tạo? Nếu vậy vị trí như một Marketing Executive chính là dành cho những bạn trẻ đam mê sáng tạo. Thực tế Marketing Executive là gì và một ngày làm việc cơ bản của Marketing Executive sẽ ra sao?
Marketing Executive là gì?
Marketing Executive được hiểu là quản lý nhân viên marketing. Công việc này có liên quan đến thực thi chiến lược tiếp thị để hỗ trợ thương hiệu và doanh nghiệp, với mục tiêu cuối cùng là bán được sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Họ đóng vai trò không thể thiếu trong thành công của thương hiệu trên con đường chinh phục tâm trí của khách hàng.
Bạn đang xem: marketing executive nghĩa là gì
Một Marketing Executive có công việc chính là quản lý và kiểm soát các mối quan hệ tồn tại giữa sản phẩm của mình và các đối tượng (tiêu dùng, khách hàng), tạo ra những sự tương đồng hoàn hảo giữa sản phẩm của khách hàng và nhu cầu người tiêu dùng từ đó thúc đẩy doanh số sales. Ngoài ra Marketing Executive còn được kỳ vọng sẽ thúc đẩy chất lượng sản phẩm & dịch vụ để thu lại được sự quan tâm cao của khách hàng.
Marketing Executive đóng vai trò không thể thiếu trong thành công của thương hiệu trên con đường chinh phục tâm trí của khách hàng (Ảnh: Behance)
>>> Xem thêm: Sale Admin là gì? Nhiệm vụ và công việc của vị trí Sale Admin trong doanh nghiệp
Xây dựng chiến lược Marketing mới là phần quan trọng căn bản của công việc này. Để thành công, công việc mỗi ngày của bạn sẽ sẽ rất khác nhau và cần rất nhiều hoạt động nghiên cứu cũng như phân tích thị trường. Một Marketing Executive thường làm việc trực tiếp dưới quyền một Marketing Manager, nơi mà bạn sẽ sẽ nhận được các chỉ thị và chỉ tiêu doanh số. Ngoài ra bạn còn là đầu mối liên lạc với khách hàng, đó là một công việc mang tính giao tiếp xã hội cao bao gồm liên lạc, trao đổi và thiết lập mạng lưới với các doanh nhân cũng như đối tác, suppliers khác.
Những kỹ năng cần thiết trong nghề
- Khả năng tự quản lý và tự tạo động lực cho bản thân là cực kỳ quan trọng
- Kỹ năng giao tiếp và truyền tải tốt
- Tư duy sáng tạo để tạo ra những chiến dịch mới
- Kỹ năng thuyết trình và giao tiếp tốt cao
- Tự tin, khéo léo và có khả năng thuyết phục
- Kĩ năng tổ chức và quản lí thời gian quản lí thời gian tốt
- Có tính kỷ luật cao
- Kỹ năng “đối nhân xử thế“ tốt, vì bạn sẽ phải làm việc với nhiều người có cương vị và tuổi tác khác nhau từ đồng nghiệp đến đối tác
- Khả năng động viên nhóm
- Logic tốt và kiến thức về thống kê
- Sẵn sàng làm việc trong thời gian dài và thường xuyên dưới áp lực cao
- Tính chuyên nghiệp
- Nhạy bén trong kinh doanh và khả năng quản lý ngân sách tốt
- Kiến thức
Một ngày làm việc cơ bản của Marketing Executive
*Lưu ý không áp dụng với tất cả Marketing Executive
Buổi sáng
8h45
Ngày mới bắt đầu với một Marketing Executive luôn là bước kiểm tra email và hành động bất cứ điều gì khẩn cấp. Nếu bạn làm việc trong một tổ chức toàn cầu, sẽ có rất nhiều thông tin liên lạc đến trong một đêm, do đó việc luôn sẵn sàng chuẩn bị cực kỳ quan trọng. Ngoài ra, Marketing Executive cũng cần chuẩn bị các bản presentation và tổng quan về các chiến dịch hiện tại đang làm việc để trưng cầu ý kiến của đồng nghiệp và sếp tổng cập nhật và phê duyệt.
9h30
Cuộc họp với các đồng nghiệp Marketing & Communications để bắt kịp các dự án và đối phó với bất kỳ chiến dịch khẩn cấp nào. Đây cũng chính là cơ hội để Marketing Executive thuyết phục Giám đốc và Giám đốc bộ phận phê duyệt tài liệu mới mà cho chiến dịch quảng cáo đang vận hành.
Mỗi tuần, Marketing Executive cũng sử dụng thời gian này để thảo luận về các xu hướng hiện tại và bàn luận về những sự việc xảy ra trên truyền thông.
Tham khảo thêm: Share Marketing Funnel là gì? Vai trò trong xây dựng chiến lược marketing
Để thành công, công việc mỗi ngày của Marketing Executive sẽ sẽ rất khác nhau và cần rất nhiều hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường (Ảnh: Behance)
11h
Khi đã được phê duyệt công việc đang quản lý, Marketing Executive tiếp tục đưa chúng lên những cấp độ tiếp theo để tiến dần đến thực thi chiến dịch. Marketing Executive có thể liên lạc với nhà thiết kế, để thay đổi / sửa đổi bố cục in ấn và thiết kế. Ngoài ra, Marketing Executive cũng cần trò chuyện với một số nhà máy in để nhận báo giá cập nhật về thông số kỹ thuật mới cho tài liệu cần in.
Buổi chiều
2h
Trở lại văn phòng sau buổi nghỉ trưa, Marketing Executive hoàn thành công việc về một số thống kê và thông tin chi tiết sau một chiến dịch quảng cáo trực tuyến đã kết thúc. Marketing Executive cần so sánh thông tin này với doanh số bán sản phẩm và tìm hiểu lợi nhuận có được thu về hay không. Marketing Executive cần trò chuyện với nhóm Sales cũng như agency quảng cáo và liên lạc với nhóm phụ trách web để khám phá số lượt truy cập và nhấp về website.
Các chiến dịch trực tuyến rất tuyệt vời vì chúng có thể đo lường được vì vậy nếu thành công, việc truyền đạt lại cho công ty sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Marketing Executive cũng cần kiểm tra email trong suốt buổi chiều và trả lời các câu hỏi.
4h30
Gặp gỡ Giám đốc điều hành, đội ngũ sản xuất, bán hàng và biên tập. Cùng với người quản lý, Marketing Executive cần trình bày những phát hiện mới và tỷ lệ thành công của chiến dịch quảng cáo gần đây qua tài liệu PowerPoint.
6h
Kết thúc và hành động bất kỳ email khẩn cấp nào. Điện thoại của Marketing Executive hiếm khi đổ chuông – bởi vì công việc luôn cần giải quyết qua email.
>>> Đọc thêm: Admin là gì
Những công việc liên quan đến Marketing Executive từ Admicro
Nhân viên Quản lý nhãn
Công việc chính:
- Nghiên cứu thông tin và phân tích nhu cầu khách hàng
- Điều phối và kết nối với các nhân sự bộ phận khác (Sales, Sản phẩm, Tài chính, Chuyên gia) để xử lý tốt nhất yêu cầu khách hàng
- Quản lý Marketing, Đánh giá cơ hội – phát triển kinh doanh trên nhãn hàng
- Tham gia xuyên suốt vào quá trình làm việc với khách hàng: Gặp gỡ, Đàm phán, Planning, Serving
- Sẵn sáng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng trong các tình huống nhiều thách thức hoặc khẩn cấp
Yêu cầu:
- Cầu thị, ham học hỏi
- Yêu thích các tình huống thách thức
- Ưu tiên: khả năng làm việc với dữ liệu tốt (đọc, phân tích, tổ chức dữ liệu)
- Có đam mê và mong muốn được phát triển trong ngành truyền thông – quảng cáo
Marketing Executive
Mô tả công việc
- Nghiên cứu hệ thống khách hàng
- Xây dựng các chính sách bán hàng / chính sách khuyến mại phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của sản phẩm – dịch vụ
- Truyền đạt và đào tạo các chính sách bán hàng cho nhân sự công ty
- Đề xuất các kế hoạch Direct Marketing và điều phối thực hiện các kế hoạch đó
- Nghiệm thu kết quả sau chiến dịch
- Báo cáo trực tiếp với Product Line Manager
Nên xem: Tổng hợp CRM là gì? Tầm quan trọng của CRM đối với doanh nghiệp
Yêu cầu công việc
- Học vấn: Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành: Ngoại thương, Kinh tế là một lợi thế
- Đam mê kinh doanh
- Sử dụng thành thạo MS Office
- Data-driven decision making (Kỹ năng ra quyết định dựa trên số liệu)
- Khả năng quản lý thời gian tốt
- Khả năng làm việc độc lập & làm việc nhóm tốt
- Kỹ năng thuyết trình
- Sáng tạo
- Result oriented
- Chủ động, nhiệt tình với công việc
>> Đọc thêm: Marketing là gì
Chuyên viên Phát triển sản phẩm Content Marketing
Mô tả công việc
- Nghiên cứu & phát triển sản phẩm – dịch vụ Content Marketing theo xu hướng Việt Nam và thế giới, đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Tư vấn giải pháp – dịch vụ, hỗ trợ lập kế hoạch Content Marketing hiệu quả cho các doanh nghiệp.
- Trực tiếp vận hành hoặc theo dõi quá trình vận hành sản phẩm – dịch vụ
- Kiểm định chất lượng sản phẩm truyền thông
- Nghiên cứu và điều phối cùng bộ phận Công nghệ và Nội dung để phát triển các hệ thống back-end phục vụ vận hành sản phẩm, dịch vụ.
- Đề xuất các sáng kiến mới để cải tiến sản phẩm, dịch vụ.
- Đề xuất và thực hiện các hoạt động Inbound / B2B / B2C marketing cho sản phẩm – dịch vụ phụ trách.
- Hỗ trợ hoạt động đào tạo sản phẩm – dịch vụ cho nhân sự trong công ty
Nên xem: Tổng hợp CRM là gì? Tầm quan trọng của CRM đối với doanh nghiệp
Yêu cầu công việc
- Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành: Ngoại thương, Kinh tế, Báo chí truyền thông là một lợi thế
- Khả năng thuyết trình tốt
- Sử dụng thành thạo MS Office
- Khả năng quản lý thời gian tốt
- Khả năng làm việc độc lập & làm việc nhóm tốt
- Biết sử dụng các phần mềm thiết kế là một lợi thế
- Sáng tạo, tỉ mỉ
- Thường xuyên trau dồi và phát triển các kiến thức, xu hướng mới.
(Ảnh: Behance)
Chuyên viên Tư vấn và lập kế hoạch truyền thông
Mô tả công việc
- Quản lý khách hàng
- Lập kế hoạch quảng cá
- Vận hành và Quản lý chiến dịch quảng cáo
- Nghiên cứu thị trường
- Phối hợp với các bên để phát triển và vận hành ý tưởng quảng cáo cho KH
Yêu cầu:
- Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh tế, Quảng cáo tiếp thị là một lợi thế
- Tư duy sáng tạo, kết hợp nhạy bén ý tưởng với các sản phẩm của công ty trong từng chiến dịch quảng cáo
- Kĩ năng quyết vấn đề tốt
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt, tư duy độc lập, có khả năng tổng hợp và phân tích, khả năng làm việc nhóm tốt
- Thành thạo tin học văn phòng: Word, Excel, Power Point và các phần mềm liên quan đến công việc
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh giao tiếp tốt, có thời gian tốt và có tinh thần cầu tiến
- Chịu được áp lực công việc cao
Nhân viên Vận hành quảng cáo
Mô tả công việc
- Vận hành các chiến dịch quảng cáo, bao gồm nhưng không giới hạn trong: Liên hệ các phòng ban để tạo ra và đăng tải quảng cáo/bài PR theo yêu cầu, theo dõi hiệu quả của chiến dịch, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành
- Theo dõi/kiểm soát hợp đồng đảm bảo thực hiện đúng những thỏa thuận đã được đồng ý, nhằm đảm bảo quyền lợi của KH và công ty. Làm việc cùng các phòng ban để thực hiện các thay đổi trong hợp đồng khi phát sinh.
- Thường xuyên giao tiếp với KH trong quá trình vận hành để đảm bảo sự hài lòng của KH
- Giới thiệu/tư vấn về các công cụ quảng cáo online đến KH
- Thực hiện các công việc liên quan đến client services theo yêu cầu
Yêu cầu:
- Chi tiết, chu đáo, cẩn thận (để tránh sai sót trong quá trình vận hành)
- Sẵn sàng học hỏi, tích cực tiếp nhận góp ý từ người khác
- Có khả năng giao tiếp tốt với KH và các phòng ban nội bộ
- Có kinh nghiệm làm việc trong mảng digital marketing là 1 lợi thế
Social Creative
Mô tả công việc
- Lên ý tưởng sáng tạo nội dung cho các dự án, chiến dịch truyền thông;
- Làm việc với khách hàng, thảo luận, đưa ra các phương án phù hợp với nhu cầu của khách hàng;
- Các công việc khác theo sự phân công của Trưởng bộ phận.
Yêu cầu
- Khả năng sáng tạo tốt, hiểu insight khách hàng
- Thường xuyên update các xu hướng truyền thông mới;
- Chủ động, có trách nhiệm trong công việc.
>>> Có thể bạn quan tâm: Sales Executive là gì?
Kết
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn am hiểu hơn về vị trí Marketing Executive là gì và những công việc liên quan tới marketing executive có thể bạn chưa biết. Qua thông tin trên, chắc hẳn các bạn cũng đã biết được tầm quan trọng của marketing executive của mỗi doanh nghiệp. Nếu bạn yêu thích vị trí marketing executive này thì có thể nỗ lực học tập và tìm hiểu để đạt được những điều mong muốn. Chúc các bạn thành công!