Marketing Myopia (Thiển cận Marketing) là gì? Khái niệm & Ví dụ

Khái niệm Marketing Myopia

Myopia là gì?

Myopia có thể dịch sang Tiếng Việt là thiển cận, nghĩa là không thể nhìn rõ một sự vật, sự việc từ một khoảng cách xa. Bên cạnh đó, một số tài liệu Myopia còn ám chỉ việc nhìn nhận sự việc, vấn đề một cách quá chủ quan, duy ý chí, bất chấp các góc độ, khía cạnh khách quan khác của sự việc, vấn đề đó.

Bạn đang xem: marketing myopia là gì

Marketing Myopia (thiển cận Marketing) là gì? – FAQ

Marketing Myopia, tạm dịch là “Thiển cận marketing”, là tên gọi chung của các trường hợp mắc lỗi trong marketing, khi doanh nghiệp chỉ tập trung vào hoạt động bán hàng (sản phẩm & dịch vụ) mình đang có mà quên mất việc chú trọng đến những lợi ích, trải nghiệm mà sản phẩm dịch vụ đó mang lại.

Marketing Myopia là gì? Ví dụ

Ảnh minh họa khái niệm Marketing Myopia là gì.

Tác hại của “Marketing Myopia”

Marketing Myopia có ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?

Đáng xem: Mách bạn B2B là gì? Bật mí 4 xu hướng marketing B2B trong năm 2021

Marketing Myopia có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp. Tùy theo trường hợp mà mức độ tổn hại. Có trường hợp Marketing Myopia chỉ ảnh hưởng nhẹ đến trải nghiệm của người tiêu dùng, sụt giảm một phần doanh thu, nhưng có những trường hợp khác khiến doanh nghiệp mất một lượng thị phần lớn và thậm chí phá sản.

Làm thế nào để tránh mắc lỗi “Marketing Myopia” trong kinh doanh? – FAQ

Bản chất của Marketing Myopia chính là nằm ở khái niệm của nó, “chỉ chú trọng vào sản phẩm hay dịch vụ” mà xem nhẹ lợi ích và trải nghiệm của người dùng. Chính vì thế, để tránh mắc phải lỗi này, những người làm marketing hay doanh nghiệp cần phải giữ luôn đặt trải nghiệm của khách hàng, người tiêu dùng lên hàng đầu. Doanh nghiệp nên thường xuyên thực hiện những cuộc nghiên cứu, khảo sát để nắm bắt được liệu sản phẩm & dịch vụ của mình đang có đáp ứng tốt nhu cầu của họ. Trong trường hợp sản phẩm hay dịch vụ đã lỗi thời, không còn phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nữa thì nên xem xét đưa vào cải tiến, nâng cấp hoặc thay thế.

Ví dụ về các trường hợp “Marketing Myopia”

Ví dụ 1: Kodak đánh mất thị phần vào tay Fuji.

Một trong những ví dụ điển hình nhất về Marketing Myopia chính là Kodak, một hãng sản xuất các cuốn phim cho máy chụp hình. Đã có một thời điểm Kodak nắm phần lớn thị trường phim dành cho máy chụp hình. Tuy nhiên không lâu sau đó, máy chụp hình kỹ thuật số đã xuất hiện. Điều đáng nói là thay vì chấp nhận và làm quen với công nghệ mới để cho ra các sản phẩm mới phù hợp hơn, Kodak chọn cách chỉ trích và bài trừ nó. Hậu quả là sau một thời gian ngắn, Kodak đã mất đi thị phần của mình vào tay Fuji.

Blockbuster

Phim dành cho máy chụp hình sản xuất bởi Kodak

Ví dụ 2: Blockbuster tuyên bố phá sản

Đọc thêm: Hot Management Trainee là gì? Lưu ý khi phỏng vấn Management Trainee?

Một ví dụ khác là Blockbuster, một hãng cho thuê nội dung kỹ thuật số (video, game…) vô cùng nổi tiếng tại Hoa Kỳ trong một thời gian dài. Vào khoảng thời điểm các nền tảng cung cấp nội dung số trực tiếp đến người xem như Netflix xuất hiện, Blockbuster đã chọn cách ngó lơ. Và đến khi Blockbuster nhận ra được vấn đề thì đã quá muộn. Blockbuster đã tuyên bố phá sản vào thời điểm năm 2010.

Marketing Myopia - Ví dụ Nokia

Ví dụ 3: Nokia đánh mất thị phần vào tay Apple và các hãng sản xuất Smartphone khác

Marketing Myopia - Ví dụ - Yahoo

Chắc hẳn Nokia là một phần tuổi thơ của rất nhiều người. Những ai là tín đồ về công nghệ chắc hẳn đều biết rõ về thời hoàng kim của nhãn hàng đến từ xứ sở Phần Lan này. Khoảng thời điểm năm 2007, lúc Nokia còn ở ngôi vương của thị trường điện thoại di động khi có trong tay đến 60 – 70% thị phần. Và đây cũng là dấu mốc cho sự sụp đỗ của ông vua. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Nokia, như sự bất đồng ý kiến trong ban lãnh đạo, sự quan liêu, tha hoá trong bộ máy quản lý, nhưng chí mạng nhất chính là sự thiển cận của Nokia trong cách nhìn nhận thị trường. Năm 2007 cũng là năm mà Apple cho ra mắt chiếc Iphone thế hệ đầu tiên, cũng là thế hệ điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới. So với toàn bộ mẫu điện thoại đang có mặt trên thị trường, Iphone hoàn toàn khác biệt: không có phím bấm vật lý (ngoại trừ phím home, nguồn và tăng giảm âm lượng), các thao tác sẽ thông qua màn hình cảm ứng. Trong khi Apple dự đoán thời đại của smartphone – điện thoại thông minh sắp sửa tới thì Nokia lại nhìn màn ra mắt với thái độ xem thường và bài trừ. Và điều gì đến cũng đã đến, Nokia chứng kiến thị phần của mình ngày càng giảm dần qua từng năm. Cuối cùng, Nokia phải bán mảng kinh doanh thiết bị di đồng của mình cho Microsoft vào năm 2014.

Ví dụ 4: Sự thất bại của Yahoo

Marketing Myopia (Thiển cận Marketing) là gì? Khái niệm & Ví dụ

Nhắc đến Internet thời điểm năm 2000 – 2007, cái tên đầu tiên mà người dùng nhớ đến chắc chắn là Yahoo. Đây là công ty đã từng thống trị Internet thời bấy giờ với Yahoo search (công cụ tìm kiếm), Yahoo mail (thư điện tử) và Yahoo Messenger (chat, trò chuyện) cùng một số sản phẩm khác. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, cái tên này dường như không được nhắc đến nữa. Vậy chuyện gì đã xảy ra? Để khiến một đế chế có thể sụp đỗ, chắc chắn có rất nhiều nguyên nhân. Và cũng giống như những ví dụ trên, nguyên nhân chí tử vẫn là sự thiển cận trong tầm nhìn chiến lược Marketing. Yahoo đã từng từ chối lời mời mua lại Google đến tận 2 lần (năm 1997 với mức giá 1 triệu USD, năm 2002 với mức giá 3 tỷ USD), vì khi đó, ban lãnh đạo Yahoo không nhìn ra được tiềm năng của ngành công nghiệp tìm kiếm Online, trong khi thậm chí công cụ tìm kiếm của Google mang lại trải nghiệm tốt hơn Yahoo gấp nhiều lần thời bấy giờ. Năm 2006, chính ban lãnh đạo của Yahoo từ chối việc mua lại Facebook vì không nhìn thấy được tiềm năng của mạng xã hội, trong khi chính mạng xã hội của Yahoo cũng đang thua kém Facebook rất nhiều. Với tâm lý ngạo mạn, trịch thượng, ban lãnh đạo của Yahoo ngày càng đưa doanh nghiệp lao dốc khi thị phần của mình ngày càng rơi vào tay của chính các thương hiệu mà mình từ chối mua lại (Google, Facebook) và các thương hiệu khác như Skype, Viber…

Viết một bình luận