Share Tiền điện tử, tiền ảo và những nguy cơ: Ma lực của Bitcoin

  • Ngăn chặn kinh doanh đa cấp biến tướng: Bẫy đa cấp tiền ảo
  • Xe điện Tesla có thể đào tiền ảo Bitcoin
  • Coi chừng “sập tiệm” khi đầu tư tiền ảo

Đào bitcoin, mua nhà tiền tỷ

Những ngày cận tết Nguyên đán Tân Sửu, tôi gặp Ngọc Anh (trú tại quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) – một trong số ít những miner (“thợ đào” tiền điện tử) đầu tiên ở Hà Nội. Vừa nhắc đến Bitcoin, Ngọc Anh đã buột miệng: “Giá như em giữ được 1-2 Bitcoin thì có lẽ tết này đã “ấm” hơn rất nhiều anh ạ”. Câu nói này cũng là lời than thở chung của đa số miner cũng như dân đầu tư tiền điện tử Bitcoin không chỉ ở Việt Nam mà còn cả nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Bạn đang xem: máy cày tiền ảo là gì

Một dàn “trâu cày” bitcoin ở Việt Nam

Qua một số người bạn của Ngọc Anh, tôi được biết từ việc tích cóp tiền lãi qua việc đào Bitcoin rồi bán lại, cũng như nhập các dàn “trâu cày” (máy đào Bitcoin) cho dân đầu tư ở Việt Nam, Ngọc Anh có thể tự hào mình đủ tiền để mua được chung cư tiền tỉ ở Hà Nội. Vốn sinh ra và lớn lên tại TP Hải Phòng, lại bị bệnh xương thủy tinh, chỉ có thể di chuyển bằng xe lăn song năm 2011, Ngọc Anh vẫn quyết tâm tay trắng lên Hà Nội lập nghiệp. Chính bản thân miner này cũng không nghĩ được rằng cơ duyên đã giúp cho anh không chỉ nuôi được bản thân mà còn có thể an cư lạc nghiệp tại Thủ đô.

Nhớ lại khoảng hơn chục năm trước, khi đồng Bitcoin mới ra đời thì Ngọc Anh đã nhanh chóng “nhập cuộc”. Dù thượng đế có phần bất công, khi không ban cho anh sức khỏe song lại bù lại cho Ngọc Anh một cái đầu rất nhanh nhạy với việc kiếm tiền online.

“Ban đầu cũng chỉ do tò mò, em dùng chiếc máy tính duy nhất để tham gia đào tiền. Do còn ít người đào nên chỉ khoảng 1 ngày đã có thể đào được 1 Bitcoin, bán được khoảng 1-2 USD. Theo thời gian, giá trị đồng tiền này đã tăng rất nhanh, từ một vài USD lên 100 USD rồi 1.000 USD. Cho đến năm 2014-2015 giá trị 1 Bitcoin tăng tiếp lên 2.000 USD, rồi thậm chí 5.000 USD/Bitcoin tùy thời điểm. Em đã rủ bạn bè chung vốn để đầu tư khoảng 10 máy tính chuyên đào. Trung bình một tháng, 10 máy tính chạy 24/24 giờ thì đào được 1 bitcoin, bán được khoảng 60-70 triệu đồng. Trừ tiền điện, tiền thuê nhà, khấu hao máy thì bọn em lãi được khoảng 30 triệu đồng. Khoảng năm 2018, dù giá trị của đồng Bitcoin tăng mạnh song việc đào đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều nên em tạm dừng và chuyển sang nghề nhập “trâu cày” (máy đào bitcoin) về bán”, Ngọc Anh kể.

Nhiều nhà đầu tư tiền điện tử ở Việt Nam bỏ tiền tỷ mua “trâu cày” bitcoin song ít người thành công

Cũng khoảng những năm 2015-2017, cơn sốt nhập “trâu cày” Bitcoin bắt đầu rầm rộ tại Việt Nam. Không ít nhà đầu tư đã xuống tiền “tấn” (hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng) để mua những dàn máy tính “khủng”, thuê nhà hoặc mở xưởng để đào Bitcoin. Cũng bởi việc đào Bitcoin ngày một khó hơn, chỉ với 1 máy tính thì không thể làm nổi nên phải “build” (dựng) cả dàn máy tầm vài chục đến vài trăm chiếc, cắm điện chạy 24/24h thì mới mong đào được loại tiền điện tử này.

Có dịp sang Trung Quốc, Ngọc Anh cũng như nhiều miner Việt phải choáng váng trước những xưởng, “cánh đồng” với vài ngàn đến cả vạn “trâu cày” đào bitcoin. Cũng chính vì vậy mà thời điểm hiện nhiều nhà đầu tư cũng như miner Việt đã không còn mặn mà với việc đào nữa.

Cũng theo một miner có tiếng ở Hà Nội, từ đầu năm 2021 giá trị của đồng Bitcoin đã tăng một cách “phi mã”. Từ khoảng 20.000 USD tăng dần lên đến 30.000, rồi 35.000, 40.000 USD và vượt ngưỡng 50.000 USD/một bitcoin.

Song dù giá tăng rất nhanh thì khác với khoảng thời gian trước năm 2017, nhà đầu tư hiện tại có xu hướng chuộng giao dịch, mua bán Bitcoin trực tiếp trên sàn hơn thay vì bỏ tiền đầu tư máy đào.

Đề xuất riêng cho bạn: Hợp đồng tương lai Bitcoin (Bitcoin Futures) là gì?

Bitcoin có giới hạn. Chỉ có tối đa 21 triệu Bitcoin được giải mã và số lượng tiền còn lại chưa đến 3 triệu bitcoin. Số lượng ít nhưng số máy đào nhiều khiến “độ khó” hay số Bitcoin giải mã được ngày càng ít. Hiện tại phần lớn các miner Việt nhắm mục tiêu đến các đồng coin có giá trị nhỏ hơn nhưng dễ khai thác hơn điển hình như Ethereum, Litecoin, Bitcoin Cash… Bitcoin khó đào hơn, máy đào cũng đòi hỏi cấu hình cao hơn. Ngoài các vấn đề liên quan như không gian lắp đặt, chi phí điện, nếu người chơi không mạnh tay chi tiền đầu tư, xây dựng quy mô và có vốn kiến thức kỹ thuật nhất định thì chỉ rất khó “đào”.

“Nông dân 4.0” vỡ mộng

Với những dân chuyên nghiệp, có kiến thức và có khả năng dự đoán như Ngọc Anh,… thì việc đào tiền cũng như kinh doanh các loại dàn “trâu cày” mới có lãi. Còn có không ít những nhà đầu tư thấy “người ta ăn khoai mới vác mai đi đào” nên đã phải trả giá rất đắt.

Thời điểm năm 2017, khi Bitcoin gần chạm ngưỡng 20.000 USD thì các đồng tiền khác cũng đạt đỉnh, với giá trị tăng 400-500% chỉ trong thời gian ngắn khiến các nhà đầu tư không chỉ thế giới và Việt Nam đổ tiền vào đầu tư mua máy đào.

Máy đào tiền điện tử nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu có 2 loại là Asic của hãng Bitmain (Trung Quốc) sản xuất dùng để “cày” Bitcoin và 1 loại máy nữa dùng GPU để chuyên giải thuật toán Ethast “cày” các đồng Altcoin khác như: ETH, ETC, DCR,…

Bitcoin được chấp nhận thanh toán ở một số quốc gia.

Đối với dòng “trâu” GPU được cộng đồng đào tiền điện tử Việt Nam chia ra làm hai dòng “trâu đỏ” và “trâu xanh” để chỉ “trâu” được lắp từ 2 nhà cung cấp chip cho VGA nổi tiếng là AMD và NVIDIA. Những người kiếm sống và làm giàu từ dàn “trâu cày” tiền điện tử được gọi là “nông dân 4.0”.

Cũng chính bởi hấp dẫn bởi siêu lợi nhuận trong thời gian ngắn, dòng tiền đổ vào các máy đào cực lớn trong nguồn cung hạn chế đã đẩy giá “trâu” đào lên gấp nhiều lần giá trị thực. Tại thời điểm đầu năm 2018 giá trị thực tế của 1 “trâu đỏ” 6 chân VGA chỉ gần 20 triệu đồng nhưng do khan hiếm hàng nên các đại lý đã đẩy giá lên 80-90 thậm chí cả trăm triệu đồng. Thế nhưng chỉ vài tháng sau đó Bitcoin sụt giá nghiêm trọng khiến cho các nhà đầu tư trước đó bán đất, cắm sổ đỏ để lấy tiền đầu tư mua máy đào, mua tiền ảo lâm vào tình trạng phá sản, nợ nần, các máy đào được thanh lý với giá rẻ bèo chỉ từ 7-10 triệu đồng/máy.

Trường hợp Hoàng Hiệp, một trong những “nông dân 4.0” là một ví dụ. Vốn cũng có thời gian tham gia mua đi bán lại Bitcoin, năm 2017 thấy giá của đồng tiền điện tử này tăng chóng mặt nên Hiệp đã lập tức đặt Ngọc Anh nhập một dàn hơn 30 “trâu”. Để có được gần 3 tỷ đồng để đầu tư, Hiệp đã phải bán đi mấy trăm mét đất, lại vay mượn thêm khắp nơi. Sau hơn một tháng thì máy về đến Việt Nam, Hiệp bắt đầu setup “trâu cày” nhằm chờ đến ngày thu hoạch. Nhưng hỡi ôi, cả tháng mà chưa đào được nổi 1 Bitcoin, đã thế tiền điện tiền thuê xưởng hết mấy chục triệu đồng. Cũng do thiếu kinh nghiệm cũng như lơ mơ về kỹ thuật nên thi thoảng “trâu” lăn ra “ngất”, Hiệp cũng không biết xử lý như thế nào. Thành ra càng đào càng lỗ. Sau gần 1 năm làm miner, Hiệp đã phải bán tống bán tháo dàn trâu cày, thu về chưa được 1/5 so với số vốn bỏ ra.

Bitcoin – đồng tiền điện tử đầy ma lực.

Một “nông dân 4.0” khác chia sẻ: “Trước đây tôi đầu tư vào các “trâu” đào bằng VGA vì nghĩ rủi ro thấp nếu tiền ảo xuống giá thì mình có thể gỡ “trâu” ra thanh lý VGA cho ai có nhu cầu lắp PC chơi game, đồ họa. Lúc đồng ETH đạt đỉnh giá hơn 1.400 USD/ETH tôi đang đầu tư hơn 500 triệu đồng mua dàn “trâu” đào, mỗi tháng trả khoảng 15 triệu đồng tiền điện. Nhưng khi tiền ảo lao dốc tôi gỡ VGA “trâu” ra bán mà không kiếm được người mua, do đâu đâu cũng có người thanh lý VGA nên đành chấp nhận bán hết dàn “trâu” cày với giá rẻ chỉ vài chục triệu đồng”.

Đọc thêm: Share Bitcoin ETF là gì? Tại sao Bitcoin ETF lại quan trọng với thị trường đến như vậy? Bitcoin ETF hoạt động như thế nào?

Nhưng, những “nông dân 4.0” vẫn còn sáng suốt, khi họ đầu tư tiền bạc, bỏ sức lao động nhằm tìm kiếm một giá trị. Còn được thua là do sự biến động của thị trường.

Lại có những nhà đầu tư chỉ thích ăn sẵn, nằm trong chăn ấm bấm điện thoại mà tiền vẫn chảy về ầm ầm và cuối cùng trở thành nạn nhân của những đường dây lừa đảo đa cấp rất tinh vi…

Bitcoin – đồng tiền điện tử bí ẩn và đầy ma lực

Bitcoin là một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở, được cho là phát minh của một kỹ sư phần mềm có bí danh là Satoshi Nakamoto. Đồng tiền này có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào.

Bitcoin có nhiều đặc tính quan trọng như tài khoản ẩn danh, giao dịch không cần lệ phí, Bitcoin được tán tụng là có độ bảo mật cao, xuất hiện và được phân chia hoàn toàn tự động dựa trên các thuật toán. Ai cũng có thể sở hữu Bitcoin thông qua giải mã các phương trình toán học và đưa ra đáp án, hay còn gọi là “đào” Bitcoin.

Khái niệm “đào” trên thực tế là việc Bitcoin được cấp tới các máy tính (của người tham gia ở bất kỳ nơi nào có nối mạng) để trả công tham gia vào hoạt động xác minh giao dịch, giải các thuật toán, mã hóa và ghi vào chuỗi khối (blockchain). 1 Bitcoin có thể được chia nhỏ hơn tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn nữa gọi là satoshi, được đặt theo tên người sáng lập.

Blockchain giống như sổ cái kế toán với mỗi trang gọi là khối (block) nối thành chuỗi. Blockchain được phân tán trong mạng ngang hàng (không qua máy chủ điều phối) và sử dụng Bitcoin là đơn vị kế toán. Công nghệ Blockchain là dạng chuỗi dữ liệu phi tập trung được phân tán ở hàng ngàn máy tính trên khắp thế giới.

“Ta không thể xóa bỏ hoặc điều chỉnh dữ liệu đã được viết trên Blockchain. Blockchain được dùng lưu trữ và bảo vệ dữ liệu” – ông Manuel Valente, chuyên gia của Nhà Bitcoin (địa điểm gặp gỡ ở Paris), giải thích.

Ban đầu mỗi máy tính tham gia sẽ mất khoảng vài chục phút để tìm ra giải pháp được phép tham gia vào chuỗi Blockchain. Theo thời gian, người ta phải sử dụng đến cả một hệ thống máy tính có card màn hình cực mạnh thì mới có thể đào được.

Từ khi ra đời đến nay, Bitcoin trải qua nhiều thăng trầm, có lúc lên “kịch trần” là khoảng 20.000 USD/bitcoin vào cuối năm 2017, khi lại tụt dốc thê thảm chỉ còn vài ngàn USD/bitcoin. Cho đến đầu năm 2021, tỷ phú Elon Musk (Mỹ) tuyên bố ủng hộ việc đầu tư 1,5 tỷ USD vào Bitcoin đã khiến đồng tiền này tăng thẳng đứng, chạm mốc 50.000 USD/bitcoin.

(Còn nữa)

Viết một bình luận