Share Kinh doanh nhượng quyền là gì?

Bạn muốn bắt đầu kinh doanh, bạn đã nghe nói về thuật ngữ “nhượng quyền” chưa? và bạn có thực sự hiểu ý nghĩa của nó và nó hoạt động như thế nào không?

Trong bài viết này, Suno sẽ giải thích hình thức kinh doanh nhượng quyền là gì, làm thế nào để nhượng quyền thương mại, kèm theo đó là những ví dụ về những thương hiệu nổi tiếng cũng đang áp dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền, mà có lẽ bạn đã quá quen thuộc.

Bạn đang xem: mô hình kinh doanh nhượng quyền là gì

kinh doanh nhượng quyền là gì?

1. Kinh doanh nhượng quyền là gì?

Hãy bắt đầu với một định nghĩa cơ bản về nhượng quyền một thương hiệu, đó là ủy quyền được trao cho một cá nhân hoặc một nhóm để kinh doanh trong một khu vực cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, thường là để chia sẻ lợi nhuận.

Trên thực tế, chúng ta sẽ xem xét hai doanh nghiệp kinh doanh thức ăn nhanh nổi tiếng hoạt động theo những cách rất khác nhau: McDonald’s và Chipotle Mexican Grill. Bạn sẽ thấy được sự khác biệt trong hoạt động của hai doanh nghiệp này, bởi vì McDonald’s là một doanh nghiệp nhượng quyền, còn Chipotle thì không.

Và để đầu tư vào thương hiệu, người mua phải trả phí ban đầu cho các quyền kinh doanh, đào tạo và thiết bị theo yêu cầu của thương hiệu đó. Một khi doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động, người nhận quyền thường trả cho thương hiệu đó một khoản thanh toán hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm. Khoản thanh toán này thường được tính bằng phần trăm tổng doanh thu của hoạt động nhượng quyền thương mại.

Sau khi hợp đồng được ký kết, bên nhượng quyền sẽ mở một bản sao của hoạt động kinh doanh nhượng quyền, dưới sự chỉ dẫn của bên nhượng quyền thương mại. Bên nhận quyền sẽ không có quyền kiểm soát doanh nghiệp nhiều như là họ sẽ có khi kinh doanh theo mô hình của riêng mình, nhưng có thể có lợi từ việc đầu tư vào một thương hiệu đã được thành lập và được nhiều người biết đến sẵn.

Tham khảo thêm: Chia sẻ Kế hoạch kinh doanh là gì? Vì sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh?

kinh doanh nhượng quyền- hình thức kinh doanh lợi nhuận cao

2. Ví dụ về nhượng quyền thương mại

Chipotle

Chúng ta sẽ bắt đầu với ví dụ không nhượng quyền thương mại của nhà hàng Chipotle. Chipotle hiện đang có 2.000 nhà hàng hoạt động với quy mô trên toàn thế giới. Công ty chịu tất cả các chi phí để mở và chạy quảng cáo cho mỗi nhà hàng, và tất nhiên lợi nhuận thu về là của chính họ (những người điều hành cửa hàng và tất cả nhân viên Chipotle.

Chipotle hiện có 2.000 nhà hàng hoạt động với quy mô trên toàn thế giới

McDonald’s

Ngược lại, chuỗi doanh nghiệp kinh doanh thức ăn nhanh này chỉ sở hữu một thiểu số trong số 36.000 cửa hàng của mình. Hầu hết trong số đó là nhượng quyền thương mại. Điều này có nghĩa là ai đó sở hữu và vận hành cửa hàng của McDonald’s.

McDonald’s cho phép những người này có quyền sử dụng thương hiệu nổi tiếng, logo, menu, v.v … để có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn là việc nếu họ mở một nhà hàng thức ăn nhanh mới bằng tên của họ. Họ có thể sử dụng một mô hình kinh doanh đã được chứng minh mang lại hiệu quả hơn là cố gắng sáng tạo mô hình kinh doanh mới. Đổi lại tất cả những điều đó, những người điều hành mỗi nhà hàng phải trả lệ phí cho McDonald’s, và chi phí này thường được tính bằng phần trăm doanh thu.

Đọc thêm: Tổng hợp Khái niệm Kế toán xác định kết quả kinh doanh – Cơ sở lý luận BCTT

Đó là sự cân bằng cơ bản trong mối quan hệ kinh doanh nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền (trong trường hợp này là McDonald’s) cho phép những người khác (bên nhận quyền) “lợi dụng” thương hiệu, mô hình kinh doanh của mình, cả chiến lược tiếp thị và phải trả phần trăm doanh thu.

McDonald

3. Nhượng quyền kinh doanh hoạt động như thế nào

Điều đầu tiên bạn cần là tìm cơ hội. Nhưng có rất nhiều loại hình nhượng quyền khác nhau, nó phụ thuộc vào những gì bạn đang tìm kiếm, việc đầu tư này bắt buộc bạn cần có số vốn từ hàng chục đến hàng triệu đô la tùy vào thương hiệu bạn chọn lựa.

Và cũng tùy mỗi thương hiệu có thể tồn tại mức độ rủi ro cũng như mức thưởng doanh thu tiềm năng khác nhau.

Trên thực tế, có một số nhà nhượng quyền thương mại cung cấp nhiều hỗ trợ cho người nhận quyền, trong khi một số khác sẽ cung cấp ít hơn, quy định về giờ giấc, địa điểm cũng sẽ tùy thuộc vào từng khu vực.

Trước khi có ý định áp dụng hình thức kinh doanh này, bạn cần tham khảo xem nhượng quyền thương mại nào phù hợp với bạn, và hãy cân nhắc đến tiêu chí mà bạn đề ra, xác định rõ ràng những gì bạn đang tìm kiếm.

Cần đảm bảo bạn hiểu mô hình kinh doanh này và đừng quên đặt câu hỏi để biết bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền, hỗ trợ đào tạo và tiếp thị được cung cấp như thế nào.

Xem thêm:

  • Các mô hình kinh doanh cho cửa hàng kinh doanh nhỏ
  • 4 chiến lược giúp phát triển kinh doanh hiệu quả
  • Làm thế nào để khởi nghiệp kinh doanh nhỏ hiệu quả

Viết một bình luận