Share cho bạn Báo cáo tài chính: mục đích và tác dụng

Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả sản xuất kinh doanh,, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn… của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống mẫu biểu quy định thống nhất.

Báo cáo tài chính bao gồm một hệ thống số liệu kinh tế tài chính được tổng hợp, được rút ra từ các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết và những thuyết minh cần thiết bằng văn bản về những số liệu đó. Báo cáo tài chính là phương pháp quan trọng để chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến người ra quyết định, đó là những thông tin công khai về sản nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp… phục cụ cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Điều này khác biệt với các báo cáo kế toán nội bộ (báo cáo quản trị) chỉ cung cấp thông tin kế toán phụ vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp.

Bạn đang xem: mục đích của báo cáo tài chính là gì

Báo cáo tài chính: mục đích và tác dụng

1. Đối tượng sử dụng

Đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính là những người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đó là những đối tượng có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp . Các quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin trong báo cáo tài chính đòi hỏi việc đánh giá về năng lực của doanh nghiệp để tạo ra nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp. Các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính gồm:

– Các nhà quản lý doanh nghiệp. – Các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước. – Các đối tượng khác (các chủ nợ hiện tại và tương lai, các nhà đầu tư, người cung cấp…).

2. Mục đích, ý nghĩa của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các dòng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: a/ Tài sản; b/ Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; c/ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác; d/ Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; đ/ Thuế và các khoản nộp Nhà nước; e/ Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán; g/ Các dòng tiền.

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính.

3. Đối tượng áp dụng

Tham khảo thêm: Share Kinh tế đối ngoại là gì? Học kinh tế đối ngoại ra làm gì ?

Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chung tại phần này và những qui định, hướng dẫn cụ thể phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự được quy định bổ sung ở Chuẩn mực kế toán số 22 “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự” và các văn bản quy định cụ thể.

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành đặc thù tuân thủ theo quy định tại chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.

Công ty mẹ và tập đoàn lập báo cáo tài chính hợp nhất phải tuân thủ quy định tại chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”.

Đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình không có công ty con phải lập báo cáo tài chính tổng hợp theo quy định tại Thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện Chuẩn mực kế toán số 25“Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”.

Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ (Báo cáo tài chính quý) được áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp khác khi tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ.

4. Tác dụng của báo cáo tài chính

– Cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp: Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát của cơ cấu tài chính, khả năng thanh toán và khả năng tương thích với môi trường kinh doanh. Nhờ có thông tin về các nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát và năng lực của doanh nghiệp trong quá khứ đã tác động đến nguồn lực kinh tế này mà có thể dự toán năng lực của doanh nghiệp có thể tạo ra các khoản tiền và tương đương tiền trong tương lai.

Thông tin về cơ cấu tài chính có tác dụng lớn để dự đoán nhu cầu đi vay, phương thức phân phối lợi nhuận, tìên lưu chuyển…và cũng là những thông tin cần thiết để dự đoán khả năng huy động các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

– Thông tin về tình hình doanh nghiệp: Trên các báo cáo tài chính trình bày những thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thông tin về tính sinh lợi, thông tin về tình hình biến động trong SXKD sẽ giúp cho đối tượng sử dụng đánh giá những thay đổi tiềm tàng của các nguồn lực tài chính mà doanh nghiệp có thể kiểm soát trong tương lai, để dự đoán khả năng tạo ra các nguồn tiền cho doanh nghiệp trên cơ sở hiện có và việc đánh giá hiệu quả các nguồn lực bổ sung mà doanh nghiệp có thể sử dụng.

Tham khảo thêm: KỶ NIỆM 30 NĂM THÀNH LẬP TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CEP (2-11-1991 – 2.11.2021): Kiên định với sứ mệnh giảm nghèo

– Thông tin về sự biến động tình hình tài chính của doanh nghiệp: Trong các báo cáo tài chính, các chỉ tiêu báo cáo là tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình kết quả hoạt động SXKD, tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp tại một thời điểm hoặc của một thời kỳ, tuy nhiên các chỉ tiêu vẫn cho phép người sử dụng thông tin đánh giá được tình hình biến động tài chính của doanh nghiệp qua một thời kỳ (kỳ này so với kỳ trước, kỳ này so với đầu năm…) vì vậy các thông tin trên báo tài chính rất hữu ích trong việc đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Từ sự phân tích trên đây, chúng ta thấy thông tin trong các báo cáo tài chính có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý, cung cấp thông tin cho các đối tượng để ra các quyết định kinh tế phù hợp và kịp thời. Có thể nói tác dụng cụ thể đối với từng đối tượng nhận thông tin:

+ Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: Thông tin trong các báo cáo tài chính cung cấp cho họ tổng hợp về tình hình tài sản, tình hình nguồn vốn, tình hình và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động tình hình lưu chuyển tiền tệ, tình hình quản lý và sử dụng vốn… để có thể đánh giá được tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp từ đó các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đề ra được các giải pháp, các quyết định quản lý kịp thời, phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp (các quyết định trong ngắn hạn, các quyết định trong dài hạn…)

+ Đối với các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước: Thông tin trong các báo cáo tài chính cụng cấp cho các cơ quan quản lý chức năng để trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà từng cơ quan kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách chế độ về quản lý kinh tế – tài chính của doanh nghiệp:

– Cơ quan thuế: Kiểm tra tình hình thực hiện và chấp hành các luật thuế của doanh nghiệp, xác định chính xác số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế được khấu trừ, được miễn giảm… cũng như quyết toán thuế của doanh nghiệp. – Cơ quan tài chính: Kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp Nhà nước) có hiệu quả hay không? xác định mức thu trên vốn (nếu có) hay cần có kế hoạch bổ sung vốn cho doanh nghiệp… kiểm tra việc chấp hành chính sách quản lý tài chính nói chung, quản lý vốn nói riêng của doanh nghiệp…

– Cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh (Sở kế hoạch, Bộ kế hoạch đầu tư): Các cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh kiểm tra về tình hình thực hiện giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp: có thực hiện đúng ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, chế độ quản lý và sử dụng lao động cũng như các chính sách kinh tế, tài chính của Nhà nước Việt Nam quy định hay không… để từ đó cơ quan kế hoạch đầu tư có thể giữ nguyên giấy phép hay bổ sung ngành nghề, mặt hàng… hoặc thậm chí thu hồi giấy phép kinh doanh khi doanh nghiệp đã vi phạm nghiêm trọng về các hoạt động sản xuất kinh doanh,, các chính sách kinh tế – tài chính.

– Đối với cơ quan thống kê: Các thông tin trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp giúp cho cơ quan thống kê tổng hợp số liệu theo các chỉ tiêu kinh tế… để từ đó tổng hợp số liệu báo cáo mức tăng trưởng kinh tế của Quốc gia, xác định GDP… để cung cấp thông tin cho Chính phủ có được những quyết sách chính xác, kịp thời trong việc điều tra và quản lý kinh tế vi mô, vĩ mô.

+ Đối với các đối tượng khác: Thông tin trong báo cáo tài chính cung cấp cho các nhà đầu tư, các chủ nợ, các khách hàng…để họ có thể đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp để họ có quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp nữa không? Các chính sách về lãi suất áp dụng cho doanh nghiệp như thế nào…

Ngoài ra các thông tin trên báo cáo tài chính công khai còn củng cố niềm tin và sức mạnh cho công nhân viên của doanh nghiệp để họ nhiệt tình hăng say trong lao động, tham gia đầu tư trái phiếu, cổ phiếu của Công ty phát hành…

Viết một bình luận