Tổng hợp Ngân hàng bán buôn (Wholesale Banking) là gì?

(Wholesale Banking)

Hình minh họa

Bạn đang xem: ngân hàng bán buôn là gì

Ngân hàng bán buôn (Wholesale Banking)

Định nghĩa

Ngân hàng bán buôn trong tiếng Anh là Wholesale Banking. Ngân hàng bán buôn đề cập đến các dịch vụ ngân hàng giữa các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác.

Loại giao dịch ngân hàng này với các khách hàng lớn hơn, chẳng hạn như các tập đoàn lớn và các ngân hàng khác, trong khi ngân hàng bán lẻ tập trung nhiều hơn vào cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ.

Bản chất

Nên xem: Chỉ bạn Mã OTP là gì và làm gì để có mã OTP?

– Ngân hàng bán buôn là thuật ngữ dùng để mô tả thực tiễn tài chính vay và cho vay giữa hai tổ chức lớn.

– Các dịch vụ ngân hàng được coi là “bán buôn” chỉ dành riêng cho các cơ quan Chính phủ, quỹ hưu trí, các tập đoàn có tài chính mạnh và các khách hàng tổ chức khác có qui mô và sức ảnh hưởng tương tự. Những dịch vụ này bao gồm quản lí tiền mặt, tài trợ thiết bị, các khoản vay lớn và dịch vụ ủy thác, và các dịch vụ khác.

Ngân hàng bán buôn cũng đề cập đến việc vay và cho vay giữa các tổ chức ngân hàng. Loại cho vay này xảy ra trên thị trường liên ngân hàng và thường liên quan đến khoản tiền cực kì lớn.

Ví dụ

– Cách dễ nhất để khái niệm hóa ngân hàng bán buôn là nghĩ về nó như một siêu thị giảm giá như Costco, giao dịch với số lượng lớn đến mức có thể cung cấp giá đặc biệt hoặc giảm phí. Sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho các tổ chức hoặc đơn vị lớn (có số lượng tài sản hoặc giao dịch kinh doanh lớn) tham gia vào các dịch vụ ngân hàng bán buôn thay vì các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

– Nhiều trường hợp một doanh nghiệp nhiều cần một giải pháp ngân hàng bán buôn để quản lí tiền mặt. Các công ty công nghệ có văn phòng vệ tinh là một ứng cử viên chính cho các dịch vụ này.

Xem thêm: Chia sẻ VietBank Là Ngân Hàng Gì? Ngân Hàng VietBank Có Uy Tín Không?

– Chẳng hạn như công ty SaaS (dịch vụ phần mềm) có 10 văn phòng bán hàng được phân phối trên khắp Hoa Kỳ và mỗi cá nhân trong số 50 thành viên trong nhóm bán hàng đều có quyền truy cập vào thẻ tín dụng của công ty. Chủ sở hữu của công ty SaaS cũng yêu cầu mỗi văn phòng bán hàng giữ 1 triệu đô la tiền mặt dự trữ, tổng cộng là 10 triệu đô la trên toàn doanh nghiệp.

Dễ thấy một công ty có hồ sơ như vậy quá lớn cho ngân hàng bán lẻ tiêu chuẩn. Thay vào đó, chủ doanh nghiệp có thể tham gia vào một ngân hàng và yêu cầu họ lưu giữ tất cả các tài khoản tài chính của công ty.

Dịch vụ ngân hàng bán buôn hoạt động giống như một đơn vị cung cấp những khoản chiết khấu nếu một doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về dự trữ tiền mặt tối thiểu và giao dịch hàng tháng tối thiểu – cả hai điều này công ty SaaS đều đáp ứng.

Do đó, công ty SaaS sẽ có lợi khi tham gia vào ngân hàng bán buôn hợp nhất tất cả các tài khoản tài chính và được chiết khấu, thay vì giữ 10 tài khoản kiểm tra bán lẻ và 50 thẻ tín dụng bán lẻ mở.

(Tài liệu tham khảo: Wholesale Banking, Investopedia)

Viết một bình luận