Ngân hàng chính sách (Policy Banks) là gì?

r3tro

Hình minh họa

Bạn đang xem: ngân hàng chính sách xã hội tiếng anh là gì

Ngân hàng chính sách (Policy Banks)

Định nghĩa

Ngân hàng chính sách trong tiếng Anh là Policy Banks. Ngân hàng chính sách là ngân hàng của Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, mà phục vụ cho các đối tượng khách hàng theo chính sách ưu tiên của Nhà nước.

Đặc trưng

– Nguồn vốn của ngân hàng chính sách: Nguồn vốn chủ yếu là từ vốn của Ngân sách Nhà nước cấp, huy động vốn từ xã hội, bằng các hình thức phát hành chứng khoán, thu hút tiền gửi có kì hạn và không kì hạn, vốn tiếp nhận từ các dự án tài trợ không hoàn lại hay vay nợ của Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ của các nước.

Đề xuất riêng cho bạn: Share Public Bank VietNam là ngân hàng gì? Chi nhánh PBVN ở đâu?

– Hoạt động sử dụng vốn: Hoạt động của ngân hàng chính sách đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn ban đầu, bù đắp chi phí và có trách nhiệm phát triển vốn.

– Hoạt động chủ yếu là cho vay các đối tượng chính sách như người nghèo, sinh viên, xuất nhập khẩu thuộc lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu lao động, tạo việc làm…

– Do hoạt động ngân hàng không vì mục tiêu lợi nhuận, cho nên sự phân bổ vốn đầu tư phụ thuộc vào qui mô dự án và định hướng chính sách. Hơn nữa, thủ tục và điều kiện nói chung là đơn giản và linh hoạt theo từng đối tượng khách hàng vay.

– Ngoài ra, ngân hàng chính sách còn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh với chính sách ưu đãi cho các đối tượng khách hàng.

Liên hệ thực tiễn

Ngân hàng chính sách ở các quốc gia có tên gọi khác nhau như: Ngân hàng bình dân (Pháp), ngân hang người nghèo (Băng-la-đét), ngân hàng chính sách (Thái Lan).

– Ở Việt Nam, loại hình Ngân hàng này có Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển Việt Nam.

Đề xuất riêng cho bạn: VPBank ra mắt VPBank NEO – nền tảng ngân hàng số toàn năng đầu tiên tại Việt Nam

Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH)

NHCSXH được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.

NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quĩ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị – xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.

NHCSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo…

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính tiền tệ, NXB Tài chính)

Viết một bình luận