Ngành du lịch là gì? Học ngành du lịch có phải lựa chọn mạo hiểm?

Mục lục

  • 1. Ngành du lịch là gì?
  • 2. Tương lai ngành du lịch Việt Nam sau dịch Covid-19
    • Dự báo cho ngành Du lịch Việt Nam
  • 3. Vì sao nên chọn ngành du lịch?
    • 3.1. Có cơ hội được đi nhiều nơi, khám phá nhiều điều mới lạ
    • 3.2. Được làm quen, kết bạn với những con người khác nhau
    • 3.3. Nâng cao nhiều kỹ năng trong cuộc sống và công việc
    • 3.4 Nhận được nhiều cơ hội việc làm
  • 4. Ngành du lịch học những gì?
  • 5. Ngành du lịch ra trường làm gì?
    • ◼️ Hướng dẫn viên du lịch
    • ◼️ Nhân viên Nhà hàng – Khách sạn
    • ◼️ Điều hành du lịch
    • ◼️ Marketing du lịch
  • 6. Học ngành du lịch ở trường nào?
    • 6.1. Trường Đại Học Hà Nội
    • 6.2. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐHQG Hà Nội
    • 6.3. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
    • 6.4. Viện Đại học Mở Hà Nội
    • 6.5. Khoa Du Lịch và Khách Sạn – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
    • 6.6. Khoa Khách sạn- Du lịch Trường Đại học Thương mại

Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp du lịch. Do đó, từ một ngành học giàu tiềm năng thì nhiều người vẫn trở nên đắn đo hơn khi nhắc đến ngành du lịch. Vậy ngành du lịch là gì? Có nên thi ngành du lịch không? Từ sự kiện dịch Covid-19, tương lai của ngành du lịch sẽ như thế nào?

Bạn đang xem: ngành du lịch văn hóa du lịch là gì

Ngành du lịch là gì? Học ngành du lịch có phải lựa chọn mạo hiểm?

Ngành du lịch là gì? Học ngành du lịch có phải lựa chọn mạo hiểm?

1. Ngành du lịch là gì?

Ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm nhiều nhóm nghề có vai trò và tính chất quan trọng. Các ngành nghề này mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao.

Ngành du lịch là gì? Học ngành du lịch có phải lựa chọn mạo hiểm?

Ngành du lịch ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí của khách du lịch; góp phần quảng bá hình ảnh điểm đến; đồng thời nâng cao dân trí, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

>>> Xem thêm: Học khối A thì nên chọn ngành nào?

2. Tương lai ngành du lịch Việt Nam sau dịch Covid-19

Chỉ trong vài tháng qua, lượng khách du lịch đến Việt Nam đã giảm từ hàng triệu người xuống con số không. Tiến sĩ Nuno F. Ribeiro, giảng viên ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn, Đại học RMIT Việt Nam, cho rằng: “Trong suốt thời gian dịch bệnh, Chính phủ Việt Nam luôn đặt an toàn và sức khỏe người dân lên hàng đầu và đây là điều hết sức quan trọng với ngành du lịch lấy con người làm trọng tâm”. Tiến sĩ nói. “Chính quyền địa phương cũng đưa ra nhiều sáng kiến giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có thể nhanh chóng quay lại hoạt động ngay khi đại dịch qua đi. Điều này sẽ dễ thực hiện hơn nhiều so với việc phải khôi phục lại toàn bộ nền kinh tế nếu không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào”.

Bên cạnh đó, với một số người, dịch chuyển và du lịch là nhu cầu chứ không phải là thú vui xa xỉ. Khách du lịch không chỉ đến những đất nước có phong cảnh đẹp và thú vị nhất trên thế giới, mà sẽ chủ yếu đến nơi an toàn nhất. Và Việt Nam hiện đang làm rất tốt và minh chứng rằng đây là một trong những điểm đến an toàn nhất thế giới.

Dự báo cho ngành Du lịch Việt Nam

Theo dự báo của Tổng cục Du lịch, tình hình khách quốc tế đến Việt Nam sẽ phụ thuộc vào thời điểm dịch Covid-19 được khống chế trên thế giới. Cụ thể, du lịch nội địa phải mất chừng 2-3 tháng mới phục hồi, du lịch quốc tế mất ít nhất 6 tháng, thậm chí là hàng năm.

Các khả năng có thể xảy ra là Việt Nam sẽ phục hồi dần nhưng chậm từ tháng 6 đến cuối năm hoặc thậm chí chỉ có thể phục hồi từ cuối năm nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài đến quý 3. Các dự báo quốc tế cũng cho thấy, để thị trường du lịch toàn thế giới phục hồi hoàn toàn cần tối thiểu một năm.

Tuy nhiên, điều chắc chắn là tình hình dịch bệnh ngày càng có dấu hiệu khả quan hơn. Việc Chính phủ xử lý đại dịch Covid-19 nhanh chóng và hiệu quả có thể mau chóng biến Việt Nam thành điểm du lịch ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương được ưa thích hơn so với các quốc gia, vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Singapore, Hồng Kông và Úc. Khi đó, tương lai ngành du lịch Việt Nam sẽ trở nên rất giàu tiềm năng, đòi hỏi nhiều nhân lực cùng tham gia.

Ngành du lịch là gì? Học ngành du lịch có phải lựa chọn mạo hiểm?

Ngành du lịch là gì? Học ngành du lịch có phải lựa chọn mạo hiểm?

3. Vì sao nên chọn ngành du lịch?

3.1. Có cơ hội được đi nhiều nơi, khám phá nhiều điều mới lạ

Theo đuổi ngành nghề du lịch, bạn sẽ không chỉ được khám phá sự đa dạng của thiên nhiên, khung cảnh trong nước mà còn ở nước ngoài. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được thưởng thức đặc sản của rất nhiều vùng miền. Theo thời gian, bạn rồi sẽ tích lũy được nhiều vốn sống và kinh nghiệm vô cùng phong phú. Nếu thích thú với việc di chuyển thường xuyên, đây sẽ là một ngành nghề vô cùng thích hợp với bạn.

3.2. Được làm quen, kết bạn với những con người khác nhau

Xem thêm: Khái niệm điểm du lịch và các yếu tố cấu thành điểm du lịch

Có một câu nói như thế này: “Người ta có dễ dàng hiểu tính cách một dân tộc chỉ với 1$”. Ví dụ, nếu chỉ còn 1$ trong túi, người Mỹ sẽ chạy ra đầu phố mua một quả táo giá 1$ và cố gắng bán lại với giá 1,2$. Người Pháp sẽ mua bông hồng tuyệt đẹp, quỳ xuống chân người yêu và thốt lên những lời có cánh.

Việc tìm hiểu, khám phá một người cũng chính là khám phá một tiểu văn hoá mới. Qua đó, mỗi con người có thể xích lại gần nhau, học hỏi thêm nhiều điều. Nghề du lịch có khả năng trẻ hoá tâm hồn chính nhờ sự mới mẻ ấy. Nói cách khác, du lịch là nghề nghiệp tạo nên sự hài hoà trong các mối quan hệ.

>>> Xem thêm: 5 kỹ năng giao tiếp khiến ai cũng thích bạn

3.3. Nâng cao nhiều kỹ năng trong cuộc sống và công việc

Lựa chọn ngành nghề du lịch, bạn sẽ học được cách nâng cao nhiều kỹ năng như: Sự linh hoạt, năng động, cũng như sự điềm tĩnh, chắc chắn, cẩn thận. Với nghề này, bạn sẽ học được những kỹ năng cần thiết như tổ chức, lãnh đạo, làm việc nhóm, kiểm soát tình hình,…

3.4 Nhận được nhiều cơ hội việc làm

Nước ta hiện đang chú trọng phát triển và mở rộng kinh tế du lịch, xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Ở Việt Nam, du lịch vẫn là một ngành khá mới mẻ và đang thiếu nhân lực. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm của nghề du lịch mang lại là rất lớn.

>>> Xem thêm: Học khối ngành kinh tế có là lựa chọn đúng?

4. Ngành du lịch học những gì?

Học ngành du lịch, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức lý thuyết cũng như các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thực tế. Ngoài các kiến thức nền tảng, sinh viên còn có cơ hội tiếp cận nhiều môn học chuyên sâu thú vị như: Quan hệ quốc tế & lễ tân, địa lý du lịch Việt Nam và thế giới, giao tiếp kinh doanh, tiếp thị du lịch, tâm lý du lịch, quản trị ẩm thực, quản trị hoạt động tiếp tân, luật du lịch & luật kinh doanh….

Tại các trường có thế mạnh về ngành du lịch, sinh viên sẽ được tạo điều kiện học nghiệp vụ khách sạn tại phòng thực hành chuyên ngành; tham gia tham quan, tìm hiểu môi trường làm việc chuyên nghiệp tại các khách sạn, resort, trung tâm hội nghị; thực hành các kỹ năng quản lý trong chương trình mô phỏng doanh nghiệp du lịch… Bên cạnh đó, các sinh viên còn được chú trọng đào tạo ngoại ngữ và các kỹ năng mề như: giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm…

Thông qua quá trình tham quan thực tế và thực hành nghiệp vụ tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, sinh viên sẽ được nâng cao năng lực quản lý – điều hành, kỹ năng giải quyết những tình huống phát sinh trong thực tế.

JobsGO

Ngành du lịch là gì? Học ngành du lịch có phải lựa chọn mạo hiểm?

5. Ngành du lịch ra trường làm gì?

◼️ Hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên chính là những người kết nối khách du lịch đến gần hơn với văn hóa, con người ở địa phương du lịch. Nhiệm vụ chính của họ là các công việc đón tiếp, tổ chức hoạt động, giới thiệu các thông tin về văn hóa – xã hội, sắp xếp việc di chuyển, ăn ở… cũng như đảm bảo sự an toàn cho du khách trong suốt chuyến đi, thời gian du lịch của mình. Hiện nay, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có chuyên môn ở nước ta đang thiếu hụt trầm trọng.

Mức lương trung bình: 7.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng

◼️ Nhân viên Nhà hàng – Khách sạn

Nhân viên nhà hàng, khách sạn đóng vai trò không thể thiếu trong ngành du lịch. Chất lượng dịch vụ nhà hàng, khách sạn đạt chất lượng sẽ thu hút nhiều khách du lịch đến với địa phương, đảm bảo một nguồn khách ổn định cho các cơ sở này. Vị trí nhân viên lễ tân, pha chế, phục vụ bàn, buồng phòng… trong các nhà hàng, khách sạn đều là những công việc hấp dẫn với mức thu nhập tốt. Tuy nhiên, tốc độ nhà hàng, khách sạn ở nước ta phát triển quá nhanh, dẫn đến tình trạng luôn “khát” nhân lực có tay nghề, chuyên môn và thậm chí là đội ngũ quản lý.

Mức lương trung bình: 5.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng

◼️ Điều hành du lịch

Đây là những người tuy làm việc trong văn phòng nhưng họ lại có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo các hoạt động du lịch diễn ra suôn sẻ, trôi chảy nhằm tạo ấn tượng, hài lòng tốt nhất cho khách hàng. Hiện nay, tình hình nhân lực điều hành du lịch ở nước ta đang được đánh giá là thiếu lớp kế cận. Nguyên nhân một phần được chỉ ra là do công việc có áp lực cao và tương đối phức tạp.

Đáng xem: Kinh doanh lữ hành là gì | Đặc điểm của kinh doanh lữ hành

Mức lương trung bình: 10.000.000 – 12.000.000 đồng/tháng

◼️ Marketing du lịch

Hiện chất lượng của marketing du lịch ở nước ta thật sự chưa được đánh giá cao so với các nước khác trong khu vực. Một phần nguyên nhân là do lĩnh vực này đã không được quan tâm đúng mức. Chính vì thế, trong vài năm gần đây, vị trí nhân viên marketing có tay nghề cao đang được các công ty nhiệt tình săn đón.

Mức lương trung bình: 7.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng

>>> Xem thêm: Cơ hội việc làm của ngành du lịch tại Việt Nam

6. Học ngành du lịch ở trường nào?

6.1. Trường Đại Học Hà Nội

Đây là một trong những trường đào tạo uy tín ngành du lịch. Chương trình đào tạo của trường Đại Học Hà Nội được thiết kế nhằm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch của Việt Nam. Cụ thể, trường chuyên đào tạo sinh viên các kỹ năng để trở thành các nhà quản lý, các giám đốc điều hành các công ty du lịch và lữ hành, những nhân viên có năng lực làm việc tại các công ty du lịch lữ hành của tư nhân và nhà nước.

6.2. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐHQG Hà Nội

Khoa Du lịch học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành lập năm 1995, có sứ mệnh đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ cao. Đây một cơ sở trọng điểm quốc gia đào tạo về ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Hơn 20 năm hình thành và phát triển, khoa đã đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, và hợp tác quốc tế.

>>> Xem thêm: Hospitality là gì? Có nên học ngành Hospitality không?

6.3. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Trường đại học văn hóa Hà Nội được thành lập năm 1959, trực thuộc Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch. Ngày nay, đây là một trong những trường có uy tín nhất trong đào tạo các lĩnh vực về văn hóa. Khoa văn hóa du lịch trường đại học văn hóa Hà Nội được thành lập vào năm 1993. Sau 24 năm đào tạo nhân lực cho ngành du lịch, khoa văn hóa Du lịch trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội đã trở thành địa chỉ đào tạo uy tín cho việc cung cấp các nguồn nhân lực cao trong và ngoài ngành. Sinh viên của khoa khi tốt nghiệp thường được các công ty lữ hành đánh giá rất cao về năng lực.

6.4. Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Du lịch Viện Đại Học Mở là một địa chỉ uy tín đào tạo ngành Du lịch hàng đầu của cả nước. Khoa được thành lập ngày 01/12/1993. Đối với một cơ sở đào tạo Đại Học, hơn hai mươi năm chưa phải là dài. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đào tạo cử nhân Du lịch, khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội là một trong những khoa Du lịch được thành lập đầu tiên của cả nước.

>>> Xem thêm: Top 5 trường đào tạo ngành du lịch tốt nhất Hà Nội

6.5. Khoa Du Lịch và Khách Sạn – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Khoa Du Lịch và Khách Sạn – trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã có hơn 20 năm hình thành và phát triển. Đây là một trong những cơ sở đầu tiên đào tạo về Quản lý kinh tế và Kinh doanh Du lịch ở Việt Nam. Đồng thời được Tổng Cục Du Lịch ủy quyền đào tạo về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Nhiều sinh viên của trường khi ra trường trở thành những cán bộ xuất sắc trong ngành quản lý du lịch cũng như các công ty lữ hành và khách sạn lớn.

Mục tiêu đào tạo của khoa là đào tạo cán bộ cho ngành du lịch nói chung và cho các doanh nghiệp du lịch lữ hành nói riêng đảm bảo các yêu cầu: Có kiến thức rộng và vững chắc về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, chuyên sâu về Quản trị kinh doanh du lịch Lữ hành và Hướng dẫn du lịch, năng động, sáng tạo, có khả năng tự lập nghiệp (tạo lập doanh nghiệp mới).

6.6. Khoa Khách sạn- Du lịch Trường Đại học Thương mại

Khoa Khách sạn- Du lịch với tên gọi ban đầu là khoa Ăn uống công cộng. Trong 50 năm qua, khoa Khách sạn – Du lịch đã đào tạo hơn 8.000 sinh viên và học viên chứng chỉ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực du lịch, kinh tế,… Các sinh viên sau khi ra trường phần lớn có việc làm ổn định. Cùng với việc mở rộng quy mô đào tạo của nhà trường, đội ngũ cán bộ giảng viên của khoa không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng.

>>> Xem thêm: Top 5 trường đào tạo ngành du lịch tốt nhất TP. Hồ Chí Minh

Dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020 khiến nhiều người nghi ngờ về sự tăng trưởng của ngành du lịch. Thế nhưng JobsGO vẫn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của ngành. Hiện xu hướng chọn học ngành du lịch của học sinh, sinh viên Việt Nam đang gia tăng đáng kể. Nếu là một người hướng ngoại, năng động, thích đi đây đó, bạn đừng nên bỏ lỡ cơ hội khám phá ngành nghề thú vị này nhé.

Ngành du lịch là gì? Học ngành du lịch có phải lựa chọn mạo hiểm? Chia sẻ bài viết này Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên TwitterChia sẻ trên Google+Chia sẻ trên LinkedinChia sẻ trên Pinterest

Viết một bình luận