Kiến thức mới Nhà đầu tư chiến lược là gì? Quy định về nhà đầu tư chiến lược

Thế nào là nhà đầu tư chiến lược?

Theo Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BTC về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thì thì khái niệm nhà đầu tư chiến lược được định nghĩa như sau:

“Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính và có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa về: chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm”.

Bạn đang xem: nhà đầu tư chiến lược là gì

Quy định nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần

Căn cứ Điểm b, Khoản 3, Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BTC quy định như sau:

“b) Căn cứ vào quy mô vốn điều lệ, tính chất ngành nghề kinh doanh và yêu cầu mở rộng phát triển doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa việc bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược và tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.

Riêng đối với các doanh nghiệp quy mô lớn có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù (như: bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, hàng không, khai thác than, dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác) và các công ty mẹ thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước nếu nhất thiết phải chọn nhà đầu tư chiến lược trước thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, phương thức bán và số lượng cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược

c) Số lượng nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại mỗi doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định tối đa là 03 nhà đầu tư. Nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn tối thiểu 05 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận”.

Theo quy định trên thì nhà đầu tư chiến được được quyền mua cổ phần tại doanh nghiệp cổ phần hóa. Số lượng nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại mỗi doanh nghiệp tối đa là 3 người. Số cổ phần được mua không được chuyển nhượng trong thời hạn ít nhất là 5 năm kể từ ngày công ty cổ phần đó được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu nhà đầu tư chiến lược không thực hiện đúng cam kết, vi phạm hạn chế chuyển nhượng theo quy định trên thì phải bồi thường mọi tổn thất xảy ra theo đúng hợp đồng cam kết và quy định của pháp luật hiện hành.

Tham khảo thêm: Ủy thác đầu tư chứng khoán: Nên hay không? Lưu ý quan trọng cho nhà đầu tư

Nhà đầu tư chiến lược là gì?

Nhà đầu tư chiến lược là gì?

Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược

Căn cứ Điểm đ, Khoản 3, Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BTC giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược được xác định theo nguyên tắc:

– Đối với trường hợp bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sau khi đấu giá công khai thì giá bán do Ban Chỉ đạo cổ phần hóa thỏa thuận trực tiếp với các nhà đầu tư chiến lược nhưng không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai.

– Đối với trường hợp thỏa thuận trực tiếp hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược có đủ tiêu chuẩn và đã thực hiện đăng ký mua trước khi thực hiện đấu giá công khai là giá thỏa thuận giữa các bên (trường hợp thỏa thuận) hoặc là giá đấu thành công (đối với trường hợp đấu giá) nhưng không thấp hơn giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa phê duyệt.

Điều 48 của Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BTC cũng quy định rõ chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa. Theo đó, người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược.

Lưu ý:

  • Nhà đầu tư chiến lược sẽ phải đặt cọc ngay 10% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa phê duyệt. Nếu từ bỏ quyền mua, nhà đầu tư không được nhận lại tiền đặt cọc.
  • Việc tổ chức bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục
  • Nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. (Điểm b, Khoản 3, Điều 6, Nghị định 126/2017/NĐ-CP)
  • Việc tổ chức bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược phải hoàn thành trước thời điểm Đại hội đồng cổ đông lần đầu để chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần.

Đọc thêm: Hot Bất động sản đầu tư là gì?

Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược

Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược

Điều kiện mua cổ phần của nhà đầu tư chiến lược

Căn cứ Khoản 3, Điều 6, Nghị định 126/2017/NĐ-CP quy định điều kiện mua cổ phần của nhà đầu tư chiến lược như sau:

– Có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;

– Có năng lực tài chính và có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 02 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế

– Có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền khi đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa về những nội dung sau:

  • Tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa trong thời gian ít nhất 03 năm kể từ thời điểm chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược. Đối với các doanh nghiệp đã nằm trong danh sách doanh nghiệp đạt thương hiệu Quốc gia, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thời gian nhà đầu tư chiến lược phải cam kết tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa.
  • Không chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
  • Phương án hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa trong việc chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp, cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.Các nghĩa vụ bồi thường khi vi phạm cam kết đã ký với mức bồi thường xác định theo thiệt hại thực tế và quyền định đoạt của Nhà nước đối với toàn bộ số lượng cổ phần nhà đầu tư chiến lược mua khi vi phạm các cam kết đã ký.

Trên đây là các quy định của pháp luật về nhà đầu tư chiến lược, điều kiện mua cổ phần, giá bán cổ phần… để bạn đọc tham khảo. Các quy định trên sẽ được cập nhập thường xuyên trong bài viết nhằm mang đến những kiến thức mới nhất cho bạn đọc.

Viết một bình luận