Kiến thức mới Sự khác biệt giữa nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm

Nhà đầu tư thiên thần và Nhà đầu tư mạo hiểm là các khái niệm được cộng đồng startup quan tâm. Nhìn chung nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm đều có chiến lược tìm kiếm mục tiêu tương tự nhau. Nhưng các nhà khởi nghiệp cần nhận thức được sự khác biệt giữa hai mô hình này vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược tài chính của các công ty khởi nghiệp.

I. Khái niệm nhà đầu tư thiên thần

Nhà đầu tư thiên thần (Angel Invest hoặc Seed Investor hoặc Angel Funderor).

Một nhà đầu tư thiên thần là người có giá trị tài sản đầu tư lớn, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp hoặc một công ty khởi nghiệp với mục đích thường là đổi lấy quyền sở hữu trong công ty.

Bạn đang xem: nhà đầu tư thiên thần là gì

Các nhà đầu tư thiên thần thường là các thành viên trong gia đình và bạn bè của một doanh nhân. Họ có thể tài trợ bằng một khoản tiền ban đầu giúp doanh nghiệp bắt đầu hoạt động hoặc liên tục rót thêm vốn để giúp một công ty đi qua các giai đoạn khó khăn.

Ai có thể trở thành nhà đầu tư thiên thần?

Nhà đầu tư thiên thần là các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao, trên $1 triệu (không bao gồm giá trị căn nhà), hoặc là các cá nhân có thu nhập trên $200.000/năm (và trên $300.000 với 1 cặp vợ chồng) với kỳ vọng tài sản, thu nhập này sẽ tiếp tục duy trì trong tương lai.

Thuật ngữ “thiên thần” bắt nguồn từ nhà hát Boadway, khi những cá nhân giàu có góp tiền để tài trợ cho các tác phẩm trên sân khấu. Thuật ngữ “ nhà đầu tư thiên thần” được sử dụng đầu tiên bởi William Wetzel của Đại học New Hampshire.

Xem thêm: Top 7 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động tích cực tại Việt Nam

II. Sự khác nhau giữa nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm

Sự khác nhau giữa nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm
Ảnh minh họa sự khác biệt giữa nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm

Nhà đầu tư thiên thần (NĐTTT)

Nhà đầu tư mạo hiểm (NĐTMH)

1. Quy mô đầu tư NĐTTT với tư cách nhà đầu tư cá nhân thường đầu tư trong khoảng $25.000 đến $100.000 bằng số tiền của chính họ. Đây là khoảng đầu tư phổ biến của các NĐTTT mặc dù có nhiều NĐT đầu tư ít hoặc nhiều hơn.

Bên cạnh đó, các nhóm NĐTTT hoạt động ngày càng phổ biến nhằm quy tụ nhiều NĐTTT lại để cùng đầu tư vào một thương vụ, trung bình một thương vụ họ đầu tư lên đến $750.000 với mục tiêu thúc đẩy quá trình đầu tư nhanh hơn và tất cả cùng sử dụng chung các điều khoản đầu tư.

Dành cho bạn: Kiến thức mới Quyết định chủ trương đầu tư là gì? Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư?

Các NĐTMH đầu tư trung bình khoảng $7 triệu cho một công ty. 2. Giai đoạn đầu tư Đầu tư vào giai đoạn sớm hơn

Tất nhiên các NĐTTT không thích đầu tư vào những thứ chỉ đơn thuần là ý tưởng. Giai đoạn các NĐTTT góp vốn phổ biến nhất là từ cuối giai đoạn hoàn thiện công nghệ kỹ thuật đến đầu giai đoạn gia nhập thị trường.

Đầu tư vào giai đoạn trễ hơn

NĐTMH sẽ tham gia vào vòng “Series A” nhằm thúc đẩy công ty tăng trưởng và mở rộng thị phần một cách nhanh chóng. Các NĐTMH sẽ giúp công ty tăng trưởng cho đến khi họ sẵn sàng để trở thành công ty đại chúng hoặc được mua lại, và do vậy số tiền đầu tư ngày càng tăng lên nhiều hơn qua các vòng đầu tư.

3. Thẩm định chi tiết Các NĐTTT cá nhân có thể là đi cafe hay ăn trưa với một doanh nghiệp. Sau đó, sẽ tiến hành tìm hiểu và thẩm tra kỹ hơn cùng các chuyên gia về doanh nghiệp định đầu tư.

Với các nhóm NĐTTT, họ sẽ thực hiện nhiều thẩm định chi tiết hơn so với khi đầu tư riêng lẻ.

Thẩm định chi tiết được thực hiện rất nhiều lần vì NĐTMH chịu trách nhiệm nhận ủy thác đầu tư của các Thành viên trách nhiệm hữu hạn khác.

Họ có thể chi $50.000, thậm chí nhiều hơn để tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về triển vọng của khoản đầu tư.

4. Ra quyết định NĐTTT tự mình ra quyết định mà không bị chi phối bởi bất kì ai (ngoại trừ vợ hoặc chồng họ) NĐTMH sẽ thành lập một Ủy ban đầu tư có nhiệm vụ đưa ra quyết định. Nhờ đó, các quyết định này trở nên khách quan và không bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan của một cá nhân nào đó về thương vụ đầu tư. 5. Lợi nhuận Đầu tư sớm hơn nên rủi ro cao hơn

Mức lợi nhuận từ: 20-30% mỗi năm.

Dành cho bạn: Tổng hợp FII là gì

* Lý do họ tìm kiếm lợi nhuận cao như vậy là do một nửa các khoản đầu tư của họ có thể mất trắng và không đem lại bất cứ thứ gì cho nhà đầu tư.

Kém rủi ro hơn

Mức lợi nhuận từ: 20-30% mỗi năm

6. Khung thời gian Từ 3-5 năm Từ 3-5 năm 7. Sự tham gia và hội đồng quản trị Khi các NĐTTT đầu tư theo nhóm, sẽ có một nhà đầu tư tham gia vào hội đồng quản trị và đại diện cho quyền lợi của các nhà đầu tư.

Nếu có những đóng góp đáng kể, họ sẽ có chỗ đứng trong HĐQT kể cả khi các NĐTMH đầu tư. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, NĐTMH sẽ đại diện nhà đầu tư còn NĐTTT đóng vai trò người quan sát, không có quyền biểu quyết, hoặc rút toàn bộ khỏi Hội đồng.

Tương tự, NĐTMH cũng sẽ tham gia vào hội đồng quản trị đại diện cho nhà đầu tư.

III. Chiến lược đối với NĐTTT và NĐTMH

Huy động vốn là một việc rất khó khăn và quan trọng đối với một công ty khởi nghiệp. Việc tìm các tăng nguồn vốn khiến doanh nghiệp sao lãng các công việc chính của họ như xây dựng sản phẩm và đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Các doanh nghiệp nên cố gắng hoãn lại việc tăng vốn càng lâu càng tốt để có thể tạo ra giá trị và định giá cao hơn cho công ty trước khi huy động vốn và làm giảm cổ phần nắm giữ của họ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đầu tư thiên thần là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý của NĐTMH. Có trường hợp NĐTTT sẽ tiếp tục đầu tư cho doanh nghiệp mà không cần đến NĐTMH nữa.

Chiến lược thu hút NĐTTT VÀ NĐTMH của bạn sẽ bạn gồm các yếu tố sau:
  1. Khả năng bạn làm việc trong khoảng thời gian dài với rất ít hoặc không có thu nhập
  2. Sự sẵn có của các Nhóm NĐTTT trong khu vực của bạn;
  3. Số lượng và loại hình các NĐTMH ở khu vực của bạn.
  4. Tiền là một yếu tố quan trọng thúc đẩy cho doanh nghiệp, bạn sẽ cần phải xác định nhu cầu cho sự phát triển nhanh chóng của sản phẩm và thị trường. Nếu dự án của bạn cần nhiều vốn để tạo sự cách biệt đối với đối thủ cạnh tranh và bạn không có sự lựa chọn nào khác ngoài tăng vốn càng sớm càng tốt. Chiến lược của bạn bắt đầu với các NĐTTT sau đó là NĐTMH ở vòng “Series A” thì bạn cần ghi nhớ những điều sau đây:
  • Thông thường NĐTTT sẽ muốn có từ 20-30% cổ phần, hãy đảm bảo rằng bạn còn cổ phần dành cho các vòng gọi vốn tiếp theo.
  • Hãy đảm bảo tài liệu của bạn phù hợp với NĐTMH. Sử dụng hợp đồng với các điều khoản thông dụng. Thương vụ của bạn nên giống với các thương vụ khác về các điều khoản như thành lập công ty, các điều khoản, cấu trúc hội đồng quản trị, vv.. để càng hấp dẫn nhà đầu tư.
  • Loại bỏ hoặc giảm thiểu sự tham gia của các NĐT chưa được xác nhận trong thương vụ gọi đầu tư của bạn.
  • Mặc dù bạn có thể gọi một số lượng nhất định các nhà đầu tư chưa được xác nhận trong một số loại thương vụ gọi đầu tư nhất định, tuy nhiên, tốt nhất hãy loại họ ra nếu bạn chắc chắn sẽ vào vòng gọi vốn ĐTMH

Bài viết sử dụng thông tin từ Vietnambiz và danangchothue.com

Xuân Hòa

Viết một bình luận