Chỉ bạn Nỗi khổ nhân viên buồng phòng khách sạn

Để đem đến hình ảnh sạch sẽ, thơm tho, ngăn nắp cho những căn phòng khách sạn là quá trình lao động miệt mài của những nhân viên buồng phòng. Công việc thầm lặng của họ có những nỗi khổ nghề nghiệp mà không phải ai cũng hiểu.

nỗi khổ nhân viên buồng phòng khách sạn

Bạn đang xem: nhan vien buong phong la lam gi

Ảnh nguồn Internet

Nhân viên buồng phòng làm việc suốt ca trong các phòng ốc khách sạn, có thể nói không được nhìn thấy ánh nắng mặt trời. Công việc của họ khá vất vả, lau chùi, dọn dẹp, thay ra trải giường, lau chùi toilet, vật dụng trong phòng, hút bụi, sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, tinh tươm…

Ở các khách sạn lớn, mỗi ngày một nhân viên được phân công dọn dẹp bao nhiêu phòng, tùy vào lượng khách đang ở trong khách sạn hoặc vừa rời đi, nếu họ làm xong sớm có thể về đúng giờ, nếu làm chưa xong khi đã quá giờ làm việc, họ vẫn phải tiếp tục ở lại làm cho xong.

Có khi gặp những phòng mà khách xả rác bừa bãi, mất vệ sinh, xáo trộn vị trí vật dụng trong phòng thì công việc của nhân viên buồng phòng càng mất thời gian và vất vả hơn. Gặp những vị khách khó ưa và không tinh ý, có thể họ sẽ làm bẩn lại ngay chỗ nhân viên vừa dọn dẹp, lau chùi xong.

Đọc thêm: Chỉ bạn [TRỌN BỘ] Từ vựng tiếng anh chuyên ngành nhà hàng, khách sạn bạn cần biết

Xem video này, chẳn hẳn nhiều nhân viên buồng phòng sẽ đồng cảm với nhân vật này:

Cực là thế nhưng ít khi họ nhận được lời cảm ơn trực tiếp từ khách, bởi chỉ khi nào khách rời phòng hoặc được sự cho phép khi có khách ở trong phòng, người phục vụ phòng mới vào dọn dẹp. Nhiều người còn mang định kiến nghề buồng phòng là một công việc thấp kém. Đôi khi chính những nhân viên buồng phòng cũng mang trong mình tâm lý ấy.

Bà Phan Thị Phi Thể – Nguyên Executive Housekeeper The Saigon Floating Hotel cho biết: “Tôi thường khuyên bảo họ đừng nhìn housekeeping là công việc tầm thường. Không có việc gì xấu mà chỉ có mình làm xấu. Mình phải làm việc như thế nào để người ta thấy đó là nghề đáng được học. Có nhiều người cho rằng nghề housekeeping giống như việc dọn nhà cửa, không có gì đáng để học, nhưng khi bước vào học mới thấy được cái khó của nó. Không dễ gì trải tấm drap giường cho đẹp, dọn dẹp phòng vệ sinh cho đúng tiêu chuẩn. Có nhiều bạn phải học mất 5 – 7 ngày để bung tấm drap cho gọn.”

Người nhân viên làm phòng thường phải thay đổi tư thế mỗi 3 giây/lần khi làm việc. Giả sử thời gian trung bình của một nhân viên làm một phòng là 25 phút với một ca dọn dẹp 16 phòng thì họ phải thay đổi 8000 tư thế làm việc. Hơn nữa, nhiều lúc bắt buộc phải làm việc trong những tư thế bất tiện như: nhấc tấm nệm lên, lau sàn nhà hay hút bụi dười gầm giường.

Nhiều chấn thương mà nhân viên buồng phòng có thể gặp phải trong quá trình vận động lặp đi lặp lại của mình. Nhân viên rất dễ bị ngã do trơn trượt hay khi leo trèo lau dọn trên cao. Không gian làm việc bị hạn chế đòi hỏi nhân viên phải làm việc trong nhiều tư thế bất tiện như: đứng hay đi bộ, khom người, ngồi chồm hổm, quỳ gối, căng người, với tay, gập lưng, làm trái tay. Sai tư thế khi mang vác hay kéo nặng cũng dễ dẫn đến những chấn thương.

Nhân viên buồng phòng cũng có thể mắc bệnh nghề nghiệp do bụi sợi vải hay nhiễm độc hóa chất tẩy rửa nếu sử dụng sai quy trình. Nếu chẳng may khách thuê phòng mắc bệnh truyền nhiễm nào đấy thì khả năng nhân viên buồng phòng rất dễ bị lây nhiễm.

Đáng xem: Thuật ngữ chuyên ngành nhà hàng, khách sạn, du lịch

Trường hợp khách báo mất đồ mà có thể họ quên đâu đó hay khách sạn bị mất những vật dụng như trà, cà phê, giấy lau, dao gọt đến hoa quả,… thì nhân viên buồng phòng luôn bị nghi ngờ. Nhân viên phải đền đồ nếu làm vỡ cốc, vỡ chậu rửa mặt, mất khăn hay đền tiền nếu không thu được tiền đồ uống, đồ giặt là,… của khách.

Những lời nói khó nghe cũng có thể ập xuống đầu những nhân viên buồng phòng nếu không kịp dọn phòng cho khách check in hay khách quay lại phòng mà chưa xong. Thậm chí nhân viên buồng phòng còn bị sàm sỡ nếu chẳng may gặp phải những vị khách nam có “máu dê” hay bị vợ hay người yêu của khách ghen ngược khi khách nam có cái nhìn soi mói hay trìu mến thái quá.

Công việc tuy vất vả, nhiều nỗi khổ là thế, nhưng nhân viên buồng phòng hoàn toàn có thể “né” được những điều đó, nếu biết cách “phòng chống”. Sau khi ra khỏi khách sạn, cởi bỏ bộ đồng phục thì nhân viên buồng phòng cũng như bất kỳ nhân viên khách sạn nào khác, họ cũng vui vẻ, đi chơi, giao lưu, liên hoan,… vì thế mà nhân viên buồng phòng có phần còn gắn kết hơn các bộ phận khác của khách sạn.

Hoteljob.vn hy vọng khi đã hiểu được những nỗi khổ của những nhân viên buồng phòng, khi đến ở tại khách sạn, chúng ta hãy cư xử thật văn minh để công việc của nhân viên buồng phòng đỡ vất vả hơn.

danangchothue.com tổng hợp

Tìm việc làm buồng phòng tại danangchothue.com

Viết một bình luận