Share cho bạn Phòng kinh doanh: Khái niệm, Chức năng, Nhiệm vụ và Cơ cấu tổ chức

Ngành Kinh doanh luôn thu hút các bạn trẻ và phụ huynh quan tâm, lựa chọn nhờ cơ hội phát triển hấp dẫn. Đối với học sinh, sinh viên yêu thích công việc văn phòng, việc công tác tại phòng kinh doanh hẳn sẽ vô cùng phù hợp. Cùng JobsGO tìm hiểu thông tin công việc phòng ban kinh doanh qua đây nào!

VIỆC làm sales

Bạn đang xem: nhiệm vụ kinh doanh là gì

Phòng kinh doanh là gì? Phòng kinh doanh trong tiếng Anh là gì?

Phòng kinh doanh (tiếng Anh là Business Department), là bộ phận đóng vai trò chủ chốt trong doanh nghiệp. Công việc của phòng được hiểu là phụ trách khâu nghiên cứu, phát triển và phân phối sản phẩm. Nhằm mục đích chung lên kế hoạch phát triển doanh số, lợi nhuận cho công ty, phòng Kinh doanh là trung tâm kết nối giữa các phòng ban khác như: Marketing, Sales,…

Trong những năm trở lại đây, nhờ sự tăng trưởng, tích cực đổi mới của nền kinh tế Việt Nam, nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý trở nên hấp dẫn với cơ hội phát triển ngành nghề mở rộng. Nhờ vậy, công việc phòng ban Kinh doanh tại các công ty, tổ chức luôn thu hút học sinh, sinh viên quan tâm tìm hiểu và lựa chọn theo đuổi ứng tuyển.

👉 Xem thêm: Chính sách hoa hồng cho nhân viên kinh doanh tính thế nào?

Chức năng, nhiệm vụ phòng kinh doanh

Nên xem: Mách bạn Chi tiết ngành Kinh doanh thương mại – Học gì? Ra trường dễ xin việc không?

Đối với chuyên môn cá nhân mà mỗi nhân viên sẽ phụ trách mảng công việc đa dạng khác nhau. Tuy nhiên, JobsGO xin giới thiệu tới bạn đọc về những nhiệm vụ chung của phòng Kinh doanh như sau:

  • Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Tiếp cận mở rộng phạm vi thị trường và khách hàng tiềm năng.
  • Lên chiến lược phát triển cho hoạt động kinh doanh của công ty, từ khâu sản xuất sản phẩm tới việc gia nhập thị trường và xây dựng quan hệ với khách hàng.
  • Giám sát tiến độ thực hiện chiến lược kinh doanh, đảm bảo theo đúng quy trình và kế hoạch.
  • Phụ trách tìm hiểu thông tin, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng, đối tác.
  • Phối hợp cùng ban Marketing đề xuất những chiến dịch quảng bá nhằm tiếp cận khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu, nâng cao doanh số.
  • Xây dựng chính sách bán hàng với lợi ích hấp dẫn riêng biệt cho từng nhóm khách hàng.
  • Lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động gia tăng độ tín nhiệm của khách hàng đối với công ty, duy trì và mở rộng lượt khách hàng mới.
  • Quản lý hồ sơ thông tin khách hàng một cách khoa học, cẩn thận.
  • Phòng ban chịu trách nhiệm chính đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Phòng kinh doanh gồm những vị trí nào?

Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của công ty mà cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh sẽ có sự khác biệt. Theo đánh giá, mô hình Dây chuyền (The Assembly Line), tập trung phân phối nhiệm vụ dựa trên vòng đời khách hàng, mang lại hiệu quả tổng thể cao được áp dụng nhất hiện nay.

Nhân viên tạo khách hàng tiềm năng

Công việc chính của vị trí này là tạo khách hàng tiềm năng mới thông qua các cuộc gọi, email và lưu trữ, thu thập và sắp xếp thông tin liên hệ của khách hàng một cách khoa học. Như vậy, bạn cần lên kế hoạch và thực hiện một số sự kiện, chiến dịch thu hút khách hàng quan tâm tới dịch vụ, sản phẩm công ty bạn như: Bài đăng blog, Ưu đãi giảm giá, Sự kiện tư vấn miễn phí,…

Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh chính là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và khách hàng. Bạn cần giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ, sản phẩm phù hợp của công ty. Như vậy, yêu cầu tối thiểu đối với nhân viên kinh doanh là sự hiểu biết về thông tin, chất lượng của sản phẩm và giải thích sự cần thiết của sản phẩm đối với vấn đề của khách hàng.

Nhân viên quản lý khách hàng

Nhân viên quản lý khách hàng (tiếng Anh là Account Executive), hiểu đơn giản là cá nhân phụ trách liên hệ, thuyết phục và thực hiện các bản demo sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng tiềm năng. Tuy mang nhiều điểm tương đồng như Sales, công việc của vị trí này yêu cầu nhân viên trực tiếp đồng hành cùng khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm và viết báo cáo sau kết thúc.

Nhân viên chăm sóc khách hàng

Xem thêm: TOP 26 mặt hàng kinh doanh online HOT nhất hiện nay

Đại diện cho công ty, doanh nghiệp, nhân viên chăm sóc khách hàng phụ trách tiếp nhận và giải quyết các vấn đề, thắc mắc khiếu nại của khách hàng về dịch vụ cung cấp. Nhằm mục đích mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng, bạn cần thu thập thông tin, nhu cầu, vấn đề của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ. Đồng thời, bạn cần giới thiệu sự kiện, chương trình ưu đãi của công ty thu hút sự quan tâm và lượt sử dụng sản phẩm.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Nhân Viên Kinh Doanh

Trưởng phòng kinh doanh

Là một trưởng phòng kinh doanh, bạn phụ trách quản lý, giám sát đảm bảo hiệu quả làm việc của phòng ban nhằm đảm bảo tiến độ công việc và mục tiêu được hoàn thành. Đồng thời, trưởng phòng chịu trách nhiệm chính báo cáo công việc, doanh thu hay chi phí với giám đốc. Ngoài ra, bạn chịu trách nhiệm lựa chọn tuyển dụng, đào tạo và quản lý nguồn nhân sự.

Kết luận

Qua bài viết trên, JobsGO xin được cung cấp tới bạn đọc về thông tin cơ bản của phòng kinh doanh bạn nên biết. Hy vọng bài viết phần nào giúp bạn hình dung được thực tế hơn về công việc phòng ban này và hỗ trợ bạn quyết định ngành nghề theo đuổi tương lai.

JobsGO

Viết một bình luận