Tổng hợp Công việc của Sale hãng tàu và Sale Forwarder nghề Logistics

Hôm nay Ánh nhận được câu hỏi của một bạn gởi về website yêu cầu viết công việc của một sale hãng tàu. Câu hỏi như sau : “Mình muốn biết công việc cụ thể của 1 sale bên hãng tàu cần những yêu cầu gì .. cả quy trình làm việc nữa bạn có thể giúp mình được không?”. Mình cũng có trao đổi với bạn này, được biết bạn ấy học Quản Trị Kinh Doanh hiện tại đang làm nhân viên kinh doanh Bất Động Sản. Để giải thích rõ hơn về nghề này cho những bạn chưa từng làm nghề Logistics hay hãng tàu hiểu 1 cách chi tiết và tránh sự nhầm lẫn giữa sale của hãng tàu và sale forwarder ( còn gọi là đại lý hãng tàu), công việc của họ đều là bán cước tàu biển xuất hoặc nhập. Trong bài trước thì mình đã có viết về Kinh nghiệm làm sale forwarder. Nếu bạn nào chưa rõ nữa thì đọc thêm bài viết đó nhé. Mình tin rằng với sự giải thích sau bạn sẽ không nhầm lẫn giữa 2 công việc sale. Để có 1 cách chung nhất cho bài viết nên mình lấy tựa đề là : Công việc của Sale hãng tàu và Sale Forwarder nghề Logistics. Mình hiện tại đang làm sale forwarder, trước đến giờ Ánh chưa làm vị trí nhân viên kinh doanh hãng tàu, nhưng cũng thường xuyên tiếp xúc và gặp gỡ sale hãng tàu nên Ánh cũng biết về công việc của họ.

Giống nhau : Bạn làm sale hãng tàu hay sale forwarder thì công việc chính cũng là tìm kiếm khách hàng có nhu cầu xuất khẩu hoặc nhập khẩu và bán cước tàu.

Bạn đang xem: sale forwarder là gì

Khác nhau : – Hãng tàu họ có sở hữu tàu do đó vị trí Sale hãng tàu chỉ bán cước của một hãng tàu họ đang làm, ví dụ : Sale hãng Maersk Line thì chỉ bán cước cho người có nhu cầu book container đi qua Maersk. Khách hàng của họ là forwarding hoặc direct shipper. Hầu như NVKD hãng tàu chỉ làm nhiệm vụ hàng xuất hoặc hàng nhập và đa phần là không làm thủ tục hải quan cho khách hàng.

– Sale Forwarder hay còn gọi là đại lý hãng tàu, thì họ có quyền bán cước của tất cả hãng tàu trên thị trường ( tùy thuộc vào mối quan hệ của họ !). Vì bản chất forwarder không có tàu, hãng tàu cho giá và forwarder đi bán lại cước này cho direct shipper. Công việc của sale forwarder thì nặng nhọc hơn, có thể sale cả hàng xuất lẫn hàng nhập, làm thủ tục hải quan cho khách hàng, hoặc làm cả trucking…

Đáng xem: Chia sẻ Marketing địa phương (Local marketing) là gì? Chiến lược marketing địa phương

Như vậy, mình giải thích đơn giản cho bạn hiểu nếu theo chiều dọc thì sale hãng tàu cung cấp giá cho các công ty forwarding hoặc direct shipper. Còn sale forwarder chỉ bán cước cho direct shipper. Để đơn giản mình vẽ sơ đồ sau cho bạn dễ hiểu nhé.

Những kỹ năng cho nghề sale cước tàu và logistics
Sale hãng tàu bán cước cho Direct Shipper hoặc Forwarding. Sale Forwarding sau khi lấy giá của sale hãng tàu mới bán lại cước cho Direct shipper.

Mình giải thích tới đây nhiều bạn sẽ cho rằng FWD sẽ bán không được vì hãng tàu sẽ bán trực tiếp cho Direct Shipper ? Tuy nhiên vì FWD có volume số lượng lớn nên có thể có giá tốt hơn ( Giống như bạn book vé máy bay qua đại lý có thể có giá rẻ hơn !).

Công Việc của nhân viên kinh doanh hãng tàu

– Xin giá từ trên hệ thống của hãng tàu, hoặc mail trực tiếp cho người quản lý giá. Hay còn gọi là file giá cho từng account ( Vì giá sẽ khác nhau cho những khách hàng có số lượng hàng hóa lớn hay nhỏ ). – Gặp gỡ FWD hoặc Direct shipper để chào giá. – Xử lý các trouble như : Hỗ trợ lấy container rỗng, hỗ trợ lấy bill, ngoài ra còn phải có quan hệ với Ops và cảng.

Thuận lợi :

Có thể được nhiều hàng từ FWD nếu hỗ trợ tốt, giá tốt.

Khó khăn :

Chạy target để full chỗ trên tàu.

Công Việc của nhân viên kinh doanh Forwarder

Dành cho bạn: KOLs là gì? Yếu tố tạo nên thành công khi lựa chọn KOLS

– Gặp gỡ tạo mối quan hệ hãng tàu để xin giá từ hãng tàu. – Gặp direct shipper để chào giá cước tàu – Trong trường hợp khách hàng cần làm thủ tục hải quan, trucking thì tư vấn khách hàng làm.

Thuận lợi :

Có thể có giá tốt từ nhiều hãng tàu khác nhau.

Khó khăn :

Tìm khách direct shipper tương đối vất vả, nếu bạn không quyết tâm hay tâm huyết thì rất khó tìm khách trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay. bạn phải handle từng lô hàng, nếu có vấn đề gì bạn là người đứng trực tiếp để làm việc và tư vấn cho khách hàng ( direct shipper ).

Những kỹ năng cho nhân viên kinh doanh bán cước tàu

Bất kỳ nhân viên kinh doanh nào cũng cần có những kỹ năng cơ bản là giao tiếp, tuy nhiên nghề này sẽ thường xuyên làm việc hoặc viết mail cho khách hàng có thể trong hoặc ngoài nước. Do đó biết ngoại ngữ là một lợi thế rất lớn. Mình thấy có nhiều anh em làm sale hãng tàu tốt nghiệp trường Khoa Học Xã Hội Nhân Văn chuyên ngành Tiếng Anh. Ngoài ra bạn nên có hiểu biết về xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan để hỗ trợ khách hàng khi cần.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Chúc bạn thành công trong cuộc sống.

Viết một bình luận