Séc là gì? Các loại Séc hiện nay trên thị trường

Séc là gì?

Séc hay còn gọi là chi phiếu là một văn kiện mệnh lệnh vô điều kiện của chủ tài khoản (được lập trên mẫu in sẵn theo thể thức luật định), ra lệnh cho ngân hàng – tổ chức quản lý tài khoản – trích từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Các chủ thể liên quan đến giao dịch với séc:

Bạn đang xem: séc ngân hàng là gì

  • Bên ký séc phát (bên phát hành): người ký tờ séc để ra lệnh cho ngân hàng.
  • Bên thanh toán (ngân hàng): ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền theo lệnh của bên ký phát.
  • Bên thụ hưởng: bên nhận tiền từ ngân hàng.

Đặc điểm của séc

  • Có tính chất thời hạn: tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết (séc thương mại). Thời hạn của séc được ghi trên tờ séc và phụ thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước quy định.
  • Séc có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng thủ tục ký hậu trong thời gian hiệu lực của séc.
  • Séc là lệnh nên khi ngân hàng nhận được séc phải chấp hành lệnh này vô điều kiện trừ trường hợp tài khoản phát hành séc không có tiền hoặc tờ séc không đủ tính chất pháp lý.
  • Séc phải có đầy đủ các thông tin như: địa điểm và ngày tháng lập séc, tên địa chỉ của người yêu cầu trích tài khoản, tài khoản được trích trả, ngân hàng trả tiền, tên địa chỉ của người hưởng số tiền trên séc, chữ ký của người phát hành séc. Nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và dấu của tổ chức đó.
  • Séc gồm 2 mặt: mặt trước in sẵn tiêu đề điền các thông tin bắt buộc của tờ séc, mặt sau ghi các thông tin về chuyển nhượng séc.
  • Séc thường được in theo tập, gồm có phần cuống séc để người ký phát lưu các thông tin cần thiết và phần tách rời giao cho người thụ hưởng.
  • Séc thường được ngân hàng in sẵn theo mẫu và có những dòng trống để người ký phát điền vào.

Xem thêm: Séc bảo chi là gì? Những điều cần biết về séc bảo chi

Nhận tư vấn MIỄN PHÍ từ chuyên gia tài chính Thebank bằng cách:

Đăng ký ngay

Đọc thêm: Kiến thức mới HSBC là ngân hàng gì? Ngân hàng HSBC Vietnam có tốt không?

Séc - hình thức thanh toán không dùng tiền mặtSéc – hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

Các loại séc

Có nhiều cách phân loại séc, trong đó 4 cách phổ biến như sau:

1. Theo cách xác định người thụ hưởng

  • Séc lệnh: trả tiền cho cá nhân hoặc thực thể có tên ghi trên séc hoặc trả cho bên được chuyển nhượng.
  • Séc vô danh: trả tiền cho người nắm giữ tờ séc.
  • Séc đích danh: trả tiền cho người thụ hưởng được ghi trên séc.

Tìm hiểu ngay: Séc chuyển khoản và ưu ý không thể bỏ qua

Mẫu séc ngân hàng Maritime BankMẫu séc ngân hàng Maritime Bank

2. Theo các yêu cầu để đảm bảo an toàn trong thanh toán séc

  • Séc trơn: mặt sau để trắng hoàn toàn, séc này có thể được ngân hàng trả tiền mặt.
  • Séc gạch chéo: mặt sau được gạch hai đường chéo song song, séc này chỉ có thể được trả tiền bằng hình thức ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng. Mục đích của gạch chéo là để không rút được tiền mặt, dùng để chuyển khoản qua ngân hàng.
  • Séc gạch chéo đặc biệt: mặt trước hoặc mặt sau của tờ séc được gạch hai đường chéo song song, giữa hai đường chéo là tên ngân hàng hoặc cả chi nhánh ngân hàng. Séc này chỉ có thể được nộp vào ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng ghi trên đó. Ngoài ra séc gạch chéo đặc biệt cũng có thể ghi tên ngân hàng nhờ thu để thuận tiện cho việc giải quyết khi séc bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán.

3. Theo mức độ đảm bảo sẽ nhận được tiền cho người thụ hưởng

  • Séc ngân hàng (hay séc tiền mặt): là séc do ngân hàng phát hành nên người thụ hưởng sẽ được đảm bảo thanh toán trừ trường hợp phát hiện ra tờ séc đã bị gian lận. Sở dĩ nó được gọi là séc tiền mặt vì có giá trị gần như tiền mặt do sẽ được thanh toán ngay.
  • Séc bảo chi: là một tờ séc được ngân hàng của người phát hành đảm bảo rằng tài khoản của người đó có đủ tiền để được trích ra khi thanh toán. Trong trường hợp này, ngân hàng thường ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên tờ séc. Mục đích của việc xác nhận là nhằm đảm bảo khả năng chi trả của tờ séc và ngăn chặn tình trạng phát hành séc quá số dư trên tài khoản.

4. Theo hình thức thanh toán

  • Séc tiền mặt: Dùng để rút tiền mặt tại ngân hàng.
  • Séc chuyển khoản: Là tờ séc do chủ tài khoản ký phát và trực tiếp giao cho người thụ hưởng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.
  • Séc xác nhận (Séc bảo chi): Séc được ngân hàng bảo đảm khả năng thanh toán.

Séc dùng để làm gì?

Séc là một trong 5 hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, được sử dụng phổ biến trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Séc được khách hàng ưa chuộng bởi tính năng có thể chuyển nhượng của séc. Họ có thể dùng tờ séc đó trả tiền cho một người khác mà họ muốn.

Đáng xem: ANZ Bank là ngân hàng gì? Ngân hàng ANZ có uy tín không?

Có 5 hình thức thanh toán không dùng tiền mặt:

  • Hình thức thanh toán bằng séc.
  • Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi – Lệnh chi.
  • Hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu – Nhờ thu.
  • Hình thức thanh toán thư tín dụng.
  • Hình thức thanh toán thẻ ngân hàng

Tuy nhiên, séc cũng có nhược điểm là từ khi người trả tiền ký phát đến khi người thụ hưởng trình séc để thanh toán thì có thể tài khoản của người trả không đủ số dư để thanh toán (trừ trường hợp Séc bảo chi). Do đó, trên thực tế, séc bảo chi được sử dụng phổ biến hơn cả.

Một vấn đề nữa khách hàng cần lưu ý đó là thời gian séc có hiệu lực hay thời gian sử dụng séc. Thông thường trên mỗi tờ séc sẽ được in thời hạn ngay trên bề mặt của séc đó, nhưng đối với một số loại séc quốc tế thì các thông tin sẽ được in bằng tiếng anh nên người dùng cần phải biết đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông tin đó.

Như vậy, bạn đã nắm được các thông tin cơ bản về séc – 1 trong 5 hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay. Việc nắm rõ các thông tin này sẽ giúp bạn khi lựa chọn hình thức thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng phương thức phù hợp, tiện lợi nhất cho bạn. Ngoài ra, các hình thức thanh toán như: ủy nhiệm chi (UNC), thẻ ngân hàng hay thanh toán qua dịch vụ Ngân hàng điện tử cũng được rất nhiều khách hàng lựa chọn.

Nhận tư vấn MIỄN PHÍ từ chuyên gia tài chính Thebank bằng cách:

Đăng ký ngay

Viết một bình luận