Chia sẻ Chứng khoán T+2 là gì? Tại sao chu kỳ thanh toán lại là 2 ngày?

Bất cứ ai tham gia giao dịch chứng khoán chắc hẳn đều nghe tới chứng khoán T+2, nhưng thực tế vẫn chưa có hiểu biết cụ thể về khái niệm này. Vì sao lại phải quan tâm đến giao dịch chứng khoán T+2?

Giao dịch chứng khoán T+2 là gì?

Mặc dù đã có quy định về giao dịch trong ngày được nêu tại Thông tư 120/2020/TT-BTC, áp dụng từ ngày 15/02/2021. Tuy nhiên, do các yếu tố về kỹ thuật, hệ thống mà các sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam chưa triển khai được nghiệp vụ giao dịch trong ngày. Các nhà đầu tư vẫn đang thực hiện nghiệp vụ giao dịch chứng khoán T+2, với quy định: Sau khi nhà đầu tư Mua hoặc Bán cổ phiếu vào hôm nay thì phải đợi sau 2 ngày làm việc, cổ phiếu hoặc tiền bán với về tài khoản của bạn, kể từ thời điểm khớp lệnh. Mời bạn tham khảo bảng sau để có cái nhìn rõ ràng hơn:

Bạn đang xem: t+2 chung khoan la gi

Ngày 26/07/2021 27/07/2021 28/07/2021 29/07/2021 30/07/2021 31/07/2021 Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Ngày T T+0 T+1 T+2 T+3 T+4 Nghỉ Hành động Mua cổ phiếu VNM Không thể Bán

Không thể Bán

16h30: Cổ phiếu VNM về đến tài khoản

Đáng xem: Mách bạn Chỉ số gos là gì ? 5 Lợi ích và Lưu Ý Biên Lợi Nhuận gộp

Có thể Bán Có thể Bán

  • Ngày giao dịch: Là ngày nhà đầu tư đặt lệnh Mua hoặc Bán cổ phiếu thành công. Theo ví dụ ở bảng trên, Ngày giao dịch là Thứ 2 ngày 26/07/2021 khi bạn khớp lệnh Mua cổ phiếu VNM thành công (trong chứng khoán, ngày giao dịch còn được ký hiệu là T+0). Tiếp đó sau 1 ngày làm việc sẽ là ngày T+1, sau thêm 1 ngày làm việc nữa sẽ là ngày T+2 và sau thêm 1 ngày làm việc nữa được gọi là T+3.
  • Ngày thanh toán: Theo như giải thích ở phần đầu, phải sau 2 ngày làm việc, nghĩa là ngày 28/07/2021 thì cổ phiếu VNM mới được chuyển vào tài khoản của nhà đầu tư, thời điểm Mua là lúc 16h30. Khi đó, nhà đầu tư mới thực sự sở hữu cổ phiếu VNM. Tuy nhiên, vì thị trường chứng khoán đã đóng cửa vào lúc 15h00 nên nếu muốn Bán cổ phiếu VNM, nhà đầu tư phải chờ sang ngày T+3.

Ngày giao dịch và ngày thanh toán cũng áp dụng tương tự cho hành động Bán cổ phiếu.

Lưu ý: Thời gian tính theo ngày làm việc nên Thứ 7 và Chủ nhật sẽ không được tính là ngày T+.

Giao dịch T2

Giao dịch T+2

Vì sao lại là chứng khoán T+2?

Dành cho bạn: Chứng khoán nợ bao gồm những loại nào?

Như các bạn đã biết, đối với các loại hàng hóa thông thường, việc mua – bán được thực hiện thì tiền và hàng sẽ được chuyển giao ngay ở thời điểm đó. Tuy nhiên, với chứng khoán thì cần đến 2 ngày hành động chuyển giao mới hoàn thành. Đó không phải vấn đề khác biệt vì ngoài thị trường chứng khoán Việt Nam, các thị trường chứng khoán lớn khác trên thế giới như Nhật bản, HongKong, Singapore,.. cũng áp dụng chu kỳ thanh toán T+, nhưng chủ yếu họ áp dụng chu kỳ T+3. Thậm chí, đối với thị trường chứng khoán đã phát triển cả trăm năm như Hoa Kỳ còn áp dụng đến chu kỳ T+4. Vì vậy, có thể nhận thấy chu kỳ T+ rất quan trọng trong thị trường chứng khoán.

Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán mỗi ngày có hàng trăm nghìn, thậm chí cả triệu lệnh Mua – Bán được đẩy vào hệ thống giao dịch. Ví dụ như vào ngày 05/07/2021, khi hệ thống giao dịch mới do FPT phối hợp với HOSE xây dựng đi vào hoạt động, có khoảng hơn 1 triệu lệnh giao dịch được diễn ra trong ngày. Đây là một con số rất lớn (Theo số liệu của báo VOV).

Cũng như nhiều hệ thống khác, hệ thống giao dịch chứng khoán cũng đồ sộ, được vận hành bởi máy tính, con người, mạng Internet,… và khó có ai có thể đảm bảo hệ thống luôn giao dịch trơn chu mà không có vấn đề gì xảy ra. Có những lúc hệ thống sẽ bị đỡ, không khớp lệnh, không đặt lệnh được,… nên làm ảnh hưởng đến hàng nghìn tỷ đồng giao dịch mỗi ngày. Trong những trường hợp rủi ro xảy ra, hệ thống cần có thời gian tìm ra vấn để và xử lý, sau đó mới hoạt động trở lại thông suốt. Vì vậy mới có chu kỳ thanh toán T2. 2 ngày là khoảng thời gian để khắc phục những vấn đề xảy ra đối với hệ thống giao dịch.

Tìm hiểu thêm về giao dịch chứng khoán T+0

Như vậy, chứng khoán T+2 là khoảng thời gian 2 ngày làm việc để thực hiện giao dịch và thanh toán chứng khoán. Khoảng thời gian này sẽ giúp cho việc giao dịch được thông suốt, xử lý các lỗi khi gặp sự cố. Từ đó giúp hệ thống hoạt động ổn định và hạn chế rủi ro hơn.

Viết một bình luận