Kiến thức mới Bảo lãnh ngân hàng là gì? Quy trình bảo lãnh ngân hàng

Với những thứ liên quan đến bảo lãnh ngân hàng, chứng thư bảo lãnh ngân hàng, và quy trình bảo lãnh ngân hàng ra sao là điều mà ai cũng thắc mắc. Vậy thì tham tìm hiểu ngay thông tin trong bài viết dưới đây để có thể hiểu hơn về bảo lãnh ngân hàng và lợi ích của nó mang lại nhé.

Nội dung chính

Bạn đang xem: thư bảo lãnh ngân hàng là gì

Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Khái niệm bảo lãnh dưới nhiều góc độ khác nhau thì sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên theo Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì bảo lãnh ngân hàng được hiểu là một hình thức cấp tín dụng.

Bảo lãnh ngân hàng là gì?
Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện được hoặc là thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Đặc điểm của hình thức bảo lãnh

  • Giao dịch thương mại đặc thù
  • Hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng do chủ thể thực hiện (các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng)
  • Trong bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ có tư cách là người bảo lãnh mà còn có tư cách của một nhà kinh doanh ngân hàng.
  • Giao dịch bảo lãnh ngân hàng có mục đích và hệ quả tạo lập 2 hợp đồng, bao gồm hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/ cam kết bảo lãnh.

Hai loại hợp đồng này tuy có mối quan hệ tương quan với nhau nhưng vẫn độc lập với nhau về phương diện chủ thể cũng như cả phương diện quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.

  • Giao dịch bảo lãnh ngân hàng không phải là giao dịch hai bên hay ba bên mà là một giao dịch kép.
  • Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch đã được xác lập và thực hiện dựa trên các chứng từ. Tính chất của các chứng từ của bảo lãnh ngân hàng thể hiện ở chỗ khi tổ chức tín dụng phát hành cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh) hay khi người nhận bảo lãnh thực hiện quyền yêu cầu hoặc khi tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người bảo lanh, các chủ thể này đều bắt buộc phải thiết lập bằng văn bản.
  • Bảo lãnh ngân hàng là loại hình bảo lãnh vô điều kiện (bảo lãnh độc lập)
Đối tượng tham gia bảo lãnh
Đối tượng tham gia bảo lãnh

Đối tượng tham gia bảo lãnh

  • Bên bảo lãnh: ngân hàng
  • Bên được bảo lãnh: khách hàng của ngân hàng, đối tượng phải thực hiện các nghĩa vụ chi trả
  • Bên nhận bảo lãnh: là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của ngân hàng, là đối tác của khách hàng.

Lợi ích của việc bảo lãnh

  • Giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình vay vốn
  • Khách hàng không phải thanh toán ngay cho bên đối tác vì đã có bảo lãnh của ngân hàng, do đó mà có thêm cơ hội trì hoãn việc thanh toán và làm tăng tài sản lưu thông hiện có

tamoĐăng ký vay

TAMO

Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?

Chứng thư bảo lãnh là chỉ cam kết của ngân hàng bằng văn bản dành cho đơn vị kinh doanh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho đơn vị kinh doanh trong thời gian có giới hạn, khi đơn vị này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là bên đơn vị thứ 3 (bên bán hàng).

Chứng thư bảo lãnh
Chứng thư bảo lãnh

Quy trình phát hành bảo lãnh ngân hàng

Quy trình làm bảo lãnh ngân hàng được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Khách hàng ký hợp đồng với đối tác về việc thanh toán, xây dụng, dự thầu. Bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh ngân hàng.

Bước 2: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến ngân hàng của mình.

Trong hồ sơ áp dụng đối với bảo lãnh phải gồm:

  • Giấy đề nghị bảo lãnh
  • Hồ sơ pháp lý
  • Hồ sơ mục đích
  • Hồ sơ tài chính kinh doanh
  • Hồ sơ tài sản đảm bảo
Quy trình bảo lãnh
Quy trình bảo lãnh

Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của khách hàng, hình thức đảm bảo; tình hình tài chính của khách hàng xin bảo lãnh. Nếu đồng ý ngân hàng khách hàng ký hợp đồng bảo lãnh và thư bảo lãnh.

Hợp đồng cấp bảo lãnh là 1 loại hợp đồng hoàn toàn độc lập với hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và đối tác. Hợp đồng thể hiện ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa ngân hàng và khách hàng.

shinhan financeĐăng ký vay

Shinhan Finance

Nội dung cơ bản của hợp đồng quy định về số tiền và thời hạn bảo lãnh; các điều khoản vi phạm hợp đồng Kinh tế của khách hàng dẫn đến nghĩa vụ chi trả của ngân hàng cho đối tác; các hình thức bảo lãnh cũng như phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hay quy định về tài sản đảm bảo.

Bước 4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.

Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh, tuy nhiên nêu rõ các tài liệu mà bên nhận bảo lãnh cần có để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh, ngoài ra quy định rõ các hình thức chi trả của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhận nợ.

=> Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa ngân hàng và bảo lãnh (bên được bảo lãnh) thư bảo lãnh là văn bản mà ngân hàng chuyển qua cho đối tác (bên nhận bảo lãnh)

Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu nghĩa vụ xảy ra.

Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí)

Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, ngân hàng tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh.

Ngân hàng áp dụng biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại tài sản bảo đảm, trích tài khoản của bên được bảo lãnh, khởi kiện…

Với những thông tin trên đây hi vọng có thể phần nào giúp được bạn hiểu hơn về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và hiểu được tầm quan trọng của nghiệp vụ với ngân hàng, doanh nghiệp.

Với những lợi ích mà bảo lãnh ngân hàng mang lại giúp hỗ trợ kéo dài thời gian thanh toán, tạo điều kiện cho việc sản xuất và tăng tài sản lưu thông, góp phần ảnh hưởng tích cực lên nền kinh tế.

Viết một bình luận