Share Quản trị kinh doanh là gì? Vai trò của quản trị kinh doanh ra sao?

Mục đích cuối cùng trong hoạt động kinh doanh là tạo ra nguồn thu lớn, làm cho doanh nghiệp phát triển, mang đến các giá trị cho xã hội… Để đạt được mục đích đó không thể thiếu đi vai trò của quản trị kinh doanh. Vậy, quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh là thực hiện các hành vi quản trị vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp đó. Các hành vi trong quản trị kinh doanh gồm: tạo ra hệ thống, tao ra quy trình cho các hoạt động của doanh nghiệp bằng tư duy, quyết định của các nhà quản lý để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.

Bạn đang xem: thực chất của quản trị kinh doanh là gì

Và hoạt động kinh doanh là các hoạt động cơ bản, nhà quản trị sử dụng trong quá trình kinh doanh như: hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra.

Thực chất của hoạt động quản trị kinh doanh là quản trị các hoạt động của con người, kết hợp giữa nỗ lực của con người và các yếu tố trong quá trình sản xuất.

Trong hoạt động kinh tế kinh doanh, mục đích cuối cùng là tạo ra nguồn thu lớn, phát triển tổ chức/doanh nghiệp, mang lại nhiều giá trị cho xã hội, đồng nghĩa với việc đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp và mục tiêu riêng của mỗi người tham gia.

Quản trị kinh doanh trên thực tế không can thiệp cũng như quản trị toàn bộ một tổ chức mà chỉ thực hiện các hành vi quản trị trong quá trình kinh doanh để duy trì, và phát triển công việc kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.

quan tri kinh doanh la gi Quản trị kinh doanh có vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. (Ảnh minh họa)

Vai trò của quản trị kinh doanh là gì?

Đối với doanh nghiệp, quản trị kinh doanh giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sửa đổi, cải thiện hệ thống, tiết kiệm kinh phí, tăng nguồn thu.

Vai trò của hoạt động kinh doanh thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Tham khảo thêm: Đặc Điểm Của Tranh Chấp Trong Kinh Doanh

Thứ nhất, hoạt động quản trị kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định được mặt hàng sản xuất với số lượng bao nhiêu bằng phương thức nào và đối tượng khách hàng hướng đến là ai?

Thứ hai, quản trị kinh doanh hỏi doanh nghiệp phải tìm cách để có thể khai thác tốt nhất tiềm năng, tận dụng cơ hội trong kinh doanh để đạt được những thành quả tốt nhất. Nhờ vậy, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong quá trình sản xuất.

Vai trò thứ ba của quản trị kinh doanh là giúp đáp ứng tốt các hoạt động như dự trù kinh phí cho quá trình sản xuất, xác định doanh thu, lợi nhuận, khai thác có hiệu quả vốn kinh doanh…

Một vai trò không thể thiếu của hoạt động quản trị kinh doanh là giúp các nhà quản trị phân tích được môi trường kinh doanh, tạo điều kiện, động lực, thúc đẩy các thành viên trong doanh nghiệp phát huy khả năng trong quá trình làm việc, sản xuất – kinh doanh.

Chức năng của quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh có các chức năng cơ bản như sau:

1. Hoạch định

Là quá trình xác định mục tiêu của doanh nghiệp, đề ra giải pháp để đạt được mục tiêu.

Hoạch định là chức năng cơ bản của nhà quản trị, để kinh doanh đạt kết quả tốt, việc đầu tiên các nhà quản trị phải thực hiện đó là dự đoán được tình hình thị trường, điều kiện xã hội, kinh tế…

2. Tổ chức Quản trị kinh doanh có chức năng thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp về tổ chức cơ cấu bộ máy quản trị doanh nghiệp, tổ chức nhân sự và tổ chức công việc cụ thể cho từng bộ phận, từng người trong công ty.

Tham khảo thêm: Hot Hot Nhân viên hỗ trợ kinh doanh là gì? Công việc của vị trí này trong kinh doanh

3. Điều khiển

Đây là bước thực hiện sau khi hoạch định, xác định cơ cấu của bộ máy, là quá trình tác động có chủ đích của nhà quản trị làm sao cho các thành viên trong doanh nghiệp có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Nhà quản trị phải đưa ra quyết định, lựa chọn nhân sự đồng thời động viên, khuyến khích họ thực hiện các công việc

4. Kiểm tra

Là quá trình theo dõi, giám sát các hoạt động kinh doanh để có thể đạt kết quả tốt hơn.

Bên cạnh đó, kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những thiếu sót và sớm có biện pháp khắc phục, đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra đúng mục tiêu.

Học ngành quản trị kinh doanh, ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Quản trị kinh doanh có thể làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau như: bộ phận kinh doanh, quản lý sản xuất, tiếp thị marketing, hỗ trợ giao dịch khách hàng tại các công ty, tập đoàn…

Cử nhân học quản trị kinh doanh có thể trở thành CEO quản trị, giám đốc điều hành doanh nghiệp, tự chuyên gia xây dựng kế hoạch – chiến lược kinh doanh. Họ cũng có thể tự lập và điều hành công ty riêng.

Vừa rồi là những thông tin giải đáp về quản trị kinh doanh là gì? Nếu còn có thêm vướng mắc, bạn có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Viết một bình luận