Lịch tiêm thủy đậu cho bé giúp đạt hiệu quả cao nhất

Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe và làn da của bé. Vậy nên tiêm khi nào để đạt hiệu quả cao nhất? Cha mẹ hãy tham khảo ngay lịch tiêm thủy đậu cho bé trong bài viết sau.

Có nên tiêm phòng thủy đậu cho trẻ?

Thủy đậu vốn là bệnh nhẹ, lành tính, tuy nhiên vẫn có thể gây biến chứng nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc suy giảm miễn dịch, người nhiễm HIV/AIDS là những đối tượng dễ gặp biến chứng của thủy đậu nhất, bao gồm: nhiễm trùng da, zona, nặng hơn là xuất huyết, nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào, viêm màng não, viêm phổi, thậm chí tử vong.

Bạn đang xem: tiêm phòng thủy đậu cho trẻ khi nào

Nếu mẹ bầu mắc thủy đậu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, em bé sinh ra có thể mắc thủy đậu bẩm sinh hoặc có dị dạng cơ thể. Nếu mẹ mắc bệnh thủy đậu trong vòng 4 ngày trước sinh hoặc 2 ngày sau sinh có thể khiến bé mắc thủy đậu chu sinh có tỷ lệ tử vong lên đến 30%. Bởi vậy, tiêm phòng thủy đậu là biện pháp nên thực hiện nhằm phòng ngừa cho trẻ nguy cơ mắc bệnh và biến chứng của bệnh.

tiêm chủng vắc xin

Tiêm phòng thủy đậu là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất cho trẻ nhỏ

Trẻ mấy tuổi tiêm phòng thủy đậu?

Mũi thuỷ đậu tiêm khi nào, thuỷ đậu tiêm lúc mấy tháng là thắc mắc chung của rất nhiều phụ huynh. Theo các bác sĩ khuyến cáo, trẻ từ một tuổi trở lên có thể tiêm phòng thủy đậu. Trong khoảng thời gian đợi bé đủ tuổi để tiêm, cần hạn chế để bé tiếp xúc với dịch tiết (nước mũi, nước bọt khi ho, hắt hơi, nói chuyện) của người mắc thủy đậu, không chạm vào các mụn nước của người bệnh.

Lịch tiêm thủy đậu theo từng độ tuổi

Lịch tiêm phòng thủy đậu phụ thuộc vào độ tuổi của từng đối tượng tiêm và trước đó trẻ tiêm thuỷ đậu khi nào. Dưới đây là lịch tiêm phòng thủy đậu của 2 loại vắc xin Varivax và Varicella.

Vắc xin Varivax

Varivax được sản xuất tại Mỹ, được chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên chưa từng mắc thủy đậu, cụ thể như sau:

Lịch tiêm thủy đậu cho bé 12 tháng đến 12 tuổi:

  • Mũi 1: Khi trẻ 12 tháng tuổi. Liều 0,5ml
  • Mũi 2: Khi trẻ 4 – 6 tuổi. Liều 0,5ml

Xem thêm: Đề xuất 16 cách vẽ cây thông Noel đơn giản mà các mẹ có thể dạy bé

Lịch tiêm thủy đậu cho thanh thiếu niên 13 tuổi trở lên:

  • Mũi 1: Liều đầu 0,5ml
  • Mũi 2: Cách mũi đầu từ 4 đến 8 tuần. Liều 0,5ml

Lịch tiêm thủy đậu Varivax

Vắc xin thủy đậu Varivax

Vắc xin Varicella

Vắc xin sống giảm độc lực Varicella có xuất xứ từ Hàn Quốc, có tác dụng tạo miễn dịch phòng bệnh thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn chưa từng mắc thủy đậu trước đó.

Lịch tiêm thủy đậu gồm 1 mũi duy nhất, hàm lượng 0,5ml, đường tiêm dưới da.

Tuân thủ đúng lịch tiêm thủy đậu sẽ giúp bé tạo miễn dịch bảo vệ trước virus gây bệnh cũng như ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Giải đáp: tiêm phòng thủy đậu có tác dụng trong bao lâu?

Sau khi đưa vào cơ thể, vắc xin thủy đậu cần từ 1 đến 2 tuần để phát huy tác dụng. Vì vậy, bé nên được tiêm phòng thủy đậu trước mùa dịch khoảng 1 tháng. Việc này đồng thời giúp trẻ tránh phải đi tiêm vào mùa dịch, tiếp xúc với nhiều người bệnh, hạn chế tình trạng chen lấn, chờ đợi tại các điểm tiêm, nhất là khi khan hiếm vắc xin do nhu cầu tiêm ngừa tăng cao.

Vắc xin thủy đậu tạo miễn dịch kéo dài trung bình 15 năm. Sau 15 năm có thể tiêm thêm mũi nhắc lại để phòng bệnh hiệu quả hơn.

Tác dụng phụ của vắc xin thủy đậu

Một số phản ứng phụ sau khi tiêm ngừa thủy đậu gồm:

– Vị trí tiêm có thể sưng, đau, tấy đỏ, tụ máu, ngứa, nổi cục cứng.

Tham khảo thêm: Đề xuất THOA XUYẾN KIM- MỆNH KIM QUÝ NHẤT TRONG 6 LOẠI KIM

– Sốt cao trên 39 độ C và phát ban dạng thủy đậu toàn thân hoặc tại chỗ tiêm. Đây là phản ứng thông thường và sẽ nhanh chóng biến mất, vì vậy cha mẹ bé không nên quá lo lắng tuy nhiên cần thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách.

– Hiếm gặp: xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu niêm mạc miệng.

Lưu ý cho cha mẹ khi đưa bé tiêm phòng thủy đậu

Một số trường hợp sau đây không nên tiêm phòng thủy đậu:

  • Trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào cótrong vắc xin.
  • Trẻ đang đau ốm chưa hồi phục, hệ miễn dịch kém.
  • Trẻ đang truyền máu hoặc bị ung thư, nhiễm HIV/AIDS, đang phải điều trị thuốc (ví dụ như steroid) hoặc đang trong quá trình hóa trị, xạ trị khiến giảm sức đề kháng.

Cha mẹ nên hoãn lịch tiêm thủy đậu cho bé nếu bé đang sốt cao, đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, viêm da có mủ, các bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi, viêm thận… hoặc mới khỏi bệnh nặng, đang hồi phục sức khỏe.

Khi đưa trẻ đi tiêm, cha mẹ cần chủ động thông báo với cán bộ y tế tiền sử dị ứng và mắc bệnh của con. Sau tiêm cần theo dõi bé tại nơi tiêm trong vòng 30 phút. Nếu phát hiện trẻ có biểu hiện bất thường, cần báo ngay với cán bộ y tế để xử lý kịp thời. Tuân thủ lịch tiêm thủy đậu đúng hẹn, đủ mũi tiêm để đảm bảo hiệu quả cao.

Tiêm phòng thủy đậu ở đâu?

Vắc xin thủy đậu không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Vì vậy cha mẹ có thể lựa chọn tiêm dịch vụ tại các cơ sở y tế có chuyên môn. Hiện nay dịch vụ tiêm chủng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang được rất nhiều ông bố bà mẹ tin tưởng lựa chọn.

Tại Phương Đông, dịch vụ tiêm chủng được thực hiện theo quy trình an toàn, chuyên nghiệp. 100% bé được khám sàng lọc trước tiêm và theo dõi sức khỏe sau khi tiêm chủng miễn phí. Vắc xin tại bệnh viện có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của WHO và Bộ Y tế. Đội ngũ Y bác sĩ giàu kinh nghiệm trong thăm khám và xử lý tình huống sẽ giúp bé đi tiêm không đau, không sợ hãi.

Tiêm phòng tại Bệnh viện Phương Đông

Bác sĩ tư vấn cho mẹ chi tiết về vắc xin được tiêm cho bé

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bậc cha mẹ giải đáp được thắc mắc vắc xin thủy đậu tiêm khi nào, có nên tiêm phòng thủy đậu cho trẻ hay không. Mọi thắc mắc về cách đặt lịch tiêm thủy đậu cho bé, cha mẹ có thể liên hệ hotline 19001806.

Viết một bình luận