Tổng hợp Những nhiệm vụ chính của 1 nhân viên tín dụng ngân hàng

Nhân viên tín dụng ngân hàng là gì?

Nhân viên tín dụng ngân hàng là người đảm nhận các vấn đề liên quan đến tín dụng của ngân hàng, trực tiếp làm việc với khách hàng. Đây là công việc nhiều khó khăn, thách thức, áp lực, nhưng cũng đem lại mức thu nhập xứng đáng nếu họ cố gắng, quyết tâm. Đặc biệt, đây là vị trí quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi ngân hàng.

Hiện nay tại Việt Nam, các ngân hàng không ngừng thay đổi mô hình, do đó các nhân viên tín dụng cũng không ngừng thay đổi để thích nghi hơn, nhưng nhìn chung, những nhiệm vụ của 1 nhân viên tín dụng chủ yếu vẫn bao gồm những nhiệm vụ chính theo sát tất cả các hoạt động tư vấn, quản lý khách hàng.

Bạn đang xem: tín dụng ngân hàng là làm gì

Các ngân hàng đều chia ra làm 2 hình thức tin dụng phổ biến:

  • Tín dụng cá nhân

Ngân hàng, tổ chức tài chính cho các cá nhân vay tiền với mục đích phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống: Mua nhà, kinh doanh, mua ô tô, đầu tư bất động sản, cho con cái đi du học,…

  • Tín dụng doanh nghiệp

Ngân hàng, tổ chức tài chính cho các doanh nghiệp vay tiền với mục đích phục vụ hoạt động kinh doanh, sản xuất như: Thanh toán công nợ, bổ sung vốn lưu động, đầu tư trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, kinh doanh,…

Nhân viên tín dụng ngân hàng VP

Nhân viên tín dụng ngân hàng VP

Có nên làm nhân viên tín dụng?

Nhân viên tín dụng ngân hàng làm những gì?

Về cơ bản, một nhân viên tín dụng ngân hàng sẽ cần thực hiện các nghiệp vụ sau:

Tiếp thị, tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Đây được coi là 1 trong những nhiệm vụ quan trọng để tăng doanh số của 1 nhân viên tín dụng. Bạn có trách nhiệm tìm kiếm khách hàng mới, khoanh vùng các khách hàng tiềm năng. Nhân viên tín dụng sẽ tư vấn cho khách hàng sản phẩm vay hoặc sử dụng các dịch vụ như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và các tiện ích khác của ngân hàng.

Tư vấn khách hàng

Đọc thêm: Vietinbank là gì ngân hàng gì? viết tắt là gì, nhà nước hay tư nhân

Dựa vào những dữ liệu đã có về khách hàng, nhân viên tín dụng sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng, đưa ra những thông tin tư vấn phù hợp nhất, nhiệt tình giải đáp các thắc mắc về dịch vụ, giúp cho khách hàng hiểu tường tận nhất có thể.

Nếu như khách hàng thấy phù hợp, hiểu hết sự tư vấn của bạn, có sự tin tưởng thì việc hợp tác giữa 2 bên sẽ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Xem thêm: Một nhân viên tín dụng giỏi cần sở hữu những tố chất gì?

Nhân viên tín dụng VIB

Nhiệm vụ của nhân viên tín dụng ngân hàng

Phân loại nhân viên tín dụng ngân hàng

Bộ phận tín dụng ngân hàng sẽ xử lý các nghiệp vụ trên, và được phân loại như sau:

Nhân viên hỗ trợ tín dụng

Nhân viên hỗ trợ tín dụng là người sẽ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ các chuyên viên trong nghiệp vụ cho vay của ngân hàng. Bộ phận này sẽ đảm bảo các hoạt động tín dụng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, tránh được nhiều rủi ro và nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng.

Chuyên viên quan hệ khách hàng

Chuyên viên quan hệ khách hàng là người trực tiếp làm việc và trao đổi với khách hàng. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thuyết phục họ sử dụng các dịch vụ vay vốn, gửi tiết kiệm, mở thẻ của ngân hàng,… Chuyên viên quan hệ khách hàng cũng phải chủ động duy trì mối quan hệ tín dụng với cá nhân, doanh nghiệp, làm thủ tục hồ sơ, thẩm định,… để đưa ra quyết định có để khách hàng sử dụng dịch vụ hay không.

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân là gì?

Nhân viên tín dụng ngân hàng cần những kỹ năng gì?

Đáng xem: Share cho bạn Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng là gì? Các loại hình tín dụng chủ yếu

Một người muốn làm được nhân viên tín dụng nhất định cần phải có:

  • Quan trọng nhất là kỹ năng giao tiếp: Do phải thường xuyên làm việc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau nên đòi hỏi kỹ năng giao tiếp của mình để làm hài lòng khách hàng dù đó là người khó tính nhất
  • Là người năng động và có tính chủ động cao: Vì thường xuyên phải đi ra ngoài để gặp mặt khách hàng nên bắt buộc họ phải linh hoạt và nhanh nhạy xử lý các tình huống phát sinh khi làm việc.
  • Phải thật cẩn thận: Vì làm việc tại ngân hàng nên phải xử lý tất cả những vấn đề về tiền. Nếu không cẩn thận sẽ rất dễ gây nhầm lẫn gây ra những hậu quả khó lường trước được.
  • Kỹ năng tin học văn phòng và ngoại ngữ tốt: Đó là hai điều kiện quan trọng để các ngân hàng xem xét tiền lương cho nhân viên của mình.

Ngoài ra, một nhân viên tín dụng ngân hàng có ngoại hình ưa nhìn, ăn mặc phù hợp, tự tin cũng sẽ là điểm lợi thế khi giao tiếp với khách hàng.

Nhân viên tín dụng ngân hàng lương có cao không?

Trong các báo cáo tài chính của ngành ngân hàng, mức lương của một nhân viên tín dụng có thể được xếp vào hàng hot, thu nhập khủng.

Theo các nguồn thông tin, tại ngân hàng Vietcombank, trung bình ngân hàng này chi trả thu nhập cho mỗi nhân viên trong khoảng 290 triệu đồng/năm, tương đương với con số 24,16 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập ao ước của nhiều người.

Tại ngân hàng MB Bank, báo cáo cho thấy mỗi cán bộ, công nhân viên có mức lương bình quân tháng là 11,03 triệu đồng. Mức thưởng cũng rất lớn, tính trung bình ra đến 48 triệu/tháng cho nhân viên…. và còn rất nhiều con số khủng tại một số ngân hàng khác.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mức lương mà một nhân viên ngân hàng nhận là không cao như những báo cáo đã đưa ra. Nó có thể chỉ chiếm khoảng 1/2 hoặc 1/3 so với mức lương trung bình.

Cùng là lao động, nhưng mức lương nhân viên tín dụng tại các ngân hàng thương mại lại ít hơn nhiều. Nhiệm vụ của nhân viên tín dụng ngân hàng chính là tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay để đạt được mức dư nợ nhất định.

Việc hoàn thành chỉ tiêu theo yêu cầu từ phía công ty là cơ sở để có được mức lương thưởng nhất định. Nếu không hoàn thành, thu nhập của nhân viên tín dụng ngân hàng sẽ rất thấp.

Như vậy có thể thấy, mức lương nhân viên tín dụng ngân hàng tại các ngân hàng thương mại là rất cạnh tranh. Tuy nhiên để đạt được điều đó phải chịu rất nhiều áp lực, đồng thời phải hoàn thành tốt những yêu cầu được giao. Đây là một thách thức lớn cho những bạn mong muốn trở thành chuyên viên tín dụng ngân hàng.

Bạn có thể xem thêm: Sự thật về lương nhân viên tín dụng tại các Ngân hàng Thương Mại

Có thể thấy rằng những nhiệm vụ của 1 nhân viên tín dụng chủ yếu tiếp xúc và làm việc với khách hàng. Ngân hàng muốn phát triển cần dựa vào những đánh giá tốt và sự tin tưởng từ phía khách hàng do đó các nhân viên tín dụng khôn khéo, có phong cách thái độ làm việc chuyên nghiệp sẽ tạo hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng và tạo tiền đề phát triển bền vững cho ngân hàng.

Viết một bình luận