Kiến thức mới [Đầy đủ] Bài cúng văn khấn ngày giỗ ông bà, cha mẹ Chuẩn Nhất

Cúng giỗ Ông bà, cha mẹ là một trong những truyền thống tín ngưỡng lâu đời của người Việt Nam. Lễ cúng này mang ý nghĩa như là sự biết ơn và lòng thành của thế hệ con cháu đến các bậc sinh thành. Vào ngày này, gia đình không những phải chuẩn bị lễ vật thì phải chuẩn bị văn khấn khấn ngày giỗ ông bà, bài cúng giỗ cha mẹ,..

Thật ra, mẫu văn khấn cúng giỗ không phải khó tìm nhưng không phải quý gia chủ nào cũng có được đầy đủ nội dung các bài cúng giỗ chuẩn tâm linh. Hiểu được điều này, Daythangthoinoi sẽ lần lượt giải đáp qua bài viết sau. Hãy cùng đọc và theo dõi!

Bạn đang xem: văn khấn ngày giỗ

Ngày giỗ thường trong gia đình
Ngày giỗ thường trong gia đình

Ý nghĩa của ngày cúng giỗ ông bà, cha mẹ là gì?

Theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa, hàng năm cứ vào ngày mất của người thân trong gia đình, các thành viên sẽ làm đám giỗ để dâng lên thần linh ông bà và người đã mất. Vào ngày này, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để cùng nhau dâng lễ gia tiên.

Các thành viên trong gia đình sẽ thể hiện được tấm lòng, lòng thành đến tổ tiên ông bà, cầu mong sự che chở, phù hộ để con cháu làm ăn được may mắn, suôn sẻ.

Tùy vào điều kiện kinh tế cũng như truyền thống tín ngưỡng của từng gia đình thì việc chuẩn bị mâm cúng cũng khác nhau. Nếu theo đạo Phật, quý gia chủ có thể cúng chay thay cho cúng mặn. Với những gia đình có điều kiện kinh tế thì lễ cúng giỗ có thể được làm lớn, mời người thân, hàng xóm, bạn bè để đến tham dự.

Văn khấn ngày giỗ ông bà
Văn khấn ngày giỗ ông bà

Tuyển tập Văn khấn ngày giỗ ông bà, cha mẹ

Theo đúng chuẩn truyền thống tâm linh, có 3 lễ cúng giỗ: giỗ đầu, giỗ kết và giỗ thường. Tương ứng với từng lễ giỗ sẽ có những bài văn khấn cúng đi kèm.

Bài cúng, văn khấn ngày giỗ đầu

Giỗ đầu là lễ giỗ đầu tiên tròn 1 năm ngày mất của người trong gia đình. Có thể nói rằng đây là lễ cúng cần sự trang nghiêm nhất so với các lễ cúng sau, vì có nhiều thành viên trong nhà vẫn còn chịu tang. Người đứng ra thực hiện lễ cúng chính là người đọc bài cúng giỗ ông bà, cha mẹ.

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm này là ngày ….. tháng ….. năm …………………(Âm lịch).

Tín chủ (chúng) con là:…………………………………Tuổi……………….

Ngụ tại:…………………………………………

Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của……………………

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Hoa cúng trong ngày giỗ ông bà
Hoa cúng trong ngày giỗ ông bà

Bài cúng giỗ ông bà, cha mẹ trong ngày giỗ hết

Ngày giỗ hết chính là ngày mất của người thân trong gia đình tròn 2-3 năm. Đám giỗ hết diễn ra cũng chính là ngày mà các thành viên được mãn tang.

Điều quan trọng ở đây là chúng ta cần phải lưu ý nội dung của từng bài cúng cho đúng với ngày giỗ, tránh sự nhầm lẫn không đáng có.

Nam mô a di Đà Phật! (3 Lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Nên xem: Đề xuất Bài văn khấn chung thiên ngoài trời hàng tháng chuẩn nhất

Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.

Tại (địa chỉ):………………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần;

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời:

Hiển……………………………

Hiển……………………………

Hiển……………………………

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho tòangia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô a di Đà Phật! (3 Lần)

Bài cúng giỗ cha mẹ
Bài cúng giỗ cha mẹ

Văn khấn, bài cúng ngày giỗ thường

Ông bà ta quan niệm rằng, ngày giỗ thường là những ngày giỗ sau 2-3 năm ngày mất của người thân trong gia đình. Gia chủ thực hiện lễ cúng để nhớ ngày.

Nên xem: Tổng hợp Bài văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc đầy đủ, Chi Tiết Dễ Khấn

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ

Tín chủ (chúng) con là:…………………………………………………. Tuổi………………………….

Ngụ tại:……………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch).

Chính ngày Giỗ Đầu của:…………………………………………………………….

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời:……………………………………..

Mất ngày tháng năm (Âm lịch):………………………………………………………..

Mộ phần táng tại:…………………………………………………………..

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Daythangthoinoi hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ đã giải đáp được những thắc mắc về bài cúng, văn khấn ngày giỗ ông bà, cha mẹ vào các thời điểm khác nhau. Lễ cúng nào cũng vậy, để trọn vẹn được ý nghĩa thì điều quan trọng nhất vẫn là lòng thành và sự chỉnh chu của quý gia chủ.

Mọi sự thắc mắc của quý khách vui lòng liên hệ về hotline: 1900.3010 hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

Xin chân thành cảm ơn!

>> Bài viết hữu ích nên đọc:

[Đầy Đủ] Bài Khấn, Văn Khấn Ngày Vía Thần Tài CHUẨN Nhất

[Đầy đủ A-Z] Văn Khấn Thần Tài Hàng Ngày, Mùng 1, Ngày Rằm

Viết một bình luận