Hot Vốn tự có của ngân hàng là gì? Cách xác định vốn tự có nhanh và chính xác

Vốn tự có của ngân hàng là gì?

Vốn tự có của ngân hàng là giá trị thực có của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ cùng một số tài sản nợ khác của ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Hiểu theo cách khác thì vốn tự có là nguồn lực tự có mà ngân hàng sở hữu và sẽ được sử dụng vào mục đích kinh doanh theo như pháp luật quy định.

Mặc dù trên thực tế thì vốn tự có chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng lại là yếu tố cơ bản quan trọng đầu tiên ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Với các nhà đầu tư thì đây được xem là tài sản đảm bảo và gây dựng lòng tin từ phía ngân hàng, đồng thời cũng duy trì khả năng thanh toán nếu ngân hàng rơi vào trường hợp thua lỗ.

Bạn đang xem: vốn tự có của ngân hàng thương mại là gì

Theo các nhà kinh tế thì vốn tự có cũng là cơ sở để tính toán các hệ số đảm bảo an toàn và các chỉ tiêu tài chính trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo Điều 20 trong Luật các tổ chức tín dụng quy định thì vốn tự có của một ngân hàng thương mại sẽ gồm 3 bộ phận chính là vốn của ngân hàng thương mại, quỹ của ngân hàng thương mại và các tài sản nợ khác được xếp vào vốn.

Xem thêm: 9 phương thức cho vay của ngân hàng thương mại

Giải đáp thắc mắc và nhận tư vấn MIỄN PHÍĐăng ký ngay

Có 2 loại vốn tự có

Có 2 loại vốn tự có

Đặc điểm vốn tự có của ngân hàng

Vốn tự có của ngân hàng ngoài việc dùng để mua sắm các trang thiết bị, cơ sở vật chất, góp vốn liên doanh,… thì đây còn là căn cứ để giới hạn các hoạt động kinh doanh tiền tệ, trong đó có cả hoạt động tín dụng.

Có 3 đặc điểm về vốn tự có mà bạn cần biết:

  • Vốn tự có là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
  • Vốn tự có chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh, từ 8% đến 10% nhưng lại có vai trò rất quan trọng vì đây là cơ sở hình thành nên các nguồn vốn khác nhau, cũng như tạo uy tín ban đầu cho ngân hàng.
  • Vốn tự có quyết định quy mô của ngân hàng, cụ thể là xác định giới hạn huy động vốn của ngân hàng. Vốn tự có còn là cơ sở để cơ quan quản lý xác định tỷ lệ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng.

Xem thêm: 4 mẹo vặt nhưng giúp bạn dễ dàng “săn” được vốn vay chi phí thấp

Vốn tự có đóng vai trò rất quan trọng với ngân hàng

Vốn tự có đóng vai trò rất quan trọng với ngân hàng

Giải đáp thắc mắc và nhận tư vấn MIỄN PHÍĐăng ký ngay

Cách xác định vốn tự có của ngân hàng

Theo Thông tư số 19/2017/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN,Thống đốc ngân hàng nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cách xác định vốn tự có được chia ra làm 2 phần là vốn tự có riêng lẻ và vốn tự có hợp nhất. Cụ thể như sau:

Vốn tự có riêng lẻ

Mục Cấu phần Cách xác định VỐN CẤP 1 RIÊNG LẺ (A) = A1 – A2 – A3 Cấu phần vốn cấp 1 riêng lẻ (A1) = ∑1÷8 1 Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp)

Lấy số liệu tại khoản mục Vốn điều lệ trên Bảng cân đối kế toán.

Đối với tổ chức tín dụng sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì Vốn điều lệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng.

2 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ thuộc khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. 3 Quỹ đầu tư phát triển Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển thuộc khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. 4 Quỹ dự phòng tài chính Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. 5 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định Lấy số liệu Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán. 6 Lợi nhuận không chia lũy kế Xác định theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 3 của Thông tư này. Đối với tổ chức tín dụng được chấp thuận hoãn, giãn trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận không chia lũy kế phải trừ đi chênh lệch dương giữa số dự phòng rủi ro phải trích theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài so với số dự phòng rủi ro đã trích. 7 Thặng dư vốn cổ phần Lấy số liệu Thặng dư vốn cổ phần trên Bảng cân đối kế toán. 8 Chênh lệch tỷ giá hối đoái Lấy số dư khoản Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại vốn chủ sở hữu có gốc ngoại tệ thuộc khoản mục Vốn Chủ sở hữu được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam. Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 riêng lẻ (A2) = ∑9÷15 9 Lợi thế thương mại Lấy số liệu chênh lệch lớn hơn giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó mà ngân hàng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại do ngân hàng thực hiện. 10 Lỗ lũy kế Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm tính vốn tự có. 11 Cổ phiếu quỹ Lấy số liệu tại khoản mục Cổ phiếu quỹ trên Bảng cân đối kế toán. 12 Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác Lấy số dư các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác.

13

Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác Lấy số liệu các khoản mua cổ phiếu đã niêm yết của tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật thuộc khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào đối tượng là các tổ chức tín dụng khác thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán. 14 Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con, không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13) Lấy số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào đối tượng là công ty con (không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13)) thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán. 15 Các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng, không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13) và mục (14) Lấy số liệu các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật (không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13) và mục (14) thuộc khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán). Các khoản giảm trừ bổ sung (A3) = ∑16÷17 16 Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một công ty liên kết, một quỹ đầu tư (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (15)), vượt mức 10% của (A1 – A2) Tổng các phần chênh lệch dương giữa: (i) Số dư khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào từng doanh nghiệp, từng công ty liên kết, từng quỹ đầu tư theo quy định của pháp luật (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (15)) tại khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và khoản mục Đầu tư dài hạn khác trên Bảng cân đối kế toán; và (ii) 10% của (A1 – A2). 17 Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần còn lại (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (16)), vượt mức 40% của (A1 – A2) Phần chênh lệch dương giữa: (i) Tổng các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn còn lại theo quy định của pháp luật (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (16)) thuộc khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và Góp vốn, đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán; và (ii) 40% của (A1 – A2) VỐN CẤP 2 RIÊNG LẺ (B) = B1 – B2 – (25) Giá trị vốn cấp 2 riêng lẻ tối đa bằng vốn cấp 1 riêng lẻ. Cấu phần vốn cấp 2 riêng lẻ (B1) = ∑18÷21 18 50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật 50% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định. 19 40% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật 40% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các khoản góp vốn đầu tư dài hạn. 20 Dự phòng chung theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Lấy tổng các khoản mục Dự phòng chung trên Bảng cân đối kế toán. 21

Trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện sau đây:

Xem thêm: Chia sẻ Các hình thức vay ngân hàng phổ biến 2021

(i) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm;

(ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng;

(iii) Tổ chức tín dụng chỉ được mua lại, trả nợ trước thời gian đáo hạn với điều kiện sau khi thực hiện vẫn đảm bảo các tỷ lệ, giới hạn bảo đảm an toàn theo quy định và báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để giám sát;

(iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;

Tham khảo thêm: Agribank là ngân hàng gì

(v) Trong trường hợp thanh lý tổ chức tín dụng, người sở hữu trái phiếu và nợ thứ cấp chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác;

(vi) Tổ chức tín dụng chỉ được lựa chọn lãi suất của nợ thứ cấp được xác định bằng giá trị cụ thể hoặc được xác định theo công thức và ghi rõ trong hợp đồng, tài liệu phát hành.

– Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định bằng giá trị cụ thể, việc thay đổi lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng và chỉ được thay đổi 1 lần trong suốt thời hạn của nợ thứ cấp.

– Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định theo công thức, công thức không được thay đổi và chỉ được thay đổi biên độ trong công thức (nếu có) 1 lần sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng.

– Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời hạn nợ thứ cấp trên 5 năm, toàn bộ giá trị nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2.

– Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày phát hành hoặc ngày ký hợp đồng, phần giá trị trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2 theo quy định phải được khấu trừ 20% giá trị để đảm bảo đến ngày đầu tiên của năm cuối cùng trước khi đến hạn thanh toán, giá trị trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp tính vào vốn cấp 2 bằng 0.

Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 2 riêng lẻ (B2) = (22) + (23) + (24) 22 Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng khác phát hành, nợ thứ cấp do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành mà tổ chức tín dụng mua, đầu tư theo quy định của pháp luật.

– Đối với trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được mua, đầu tư kể từ ngày 12/02/2018, tổ chức tín dụng phải trừ khỏi vốn cấp 2 kể từ ngày mua, đầu tư.

– Đối với trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được mua, đầu tư trước ngày 12/02/2018, tổ chức tín dụng trừ khỏi vốn cấp 2 theo lộ trình sau đây:

+ Từ ngày 12/02/2018 đến hết ngày 31/12/2018: Trừ 25% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;

+ Từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/12/2019: Trừ 50% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;

+ Từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020: Trừ 75% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;

+ Từ ngày 01/01/2021: Trừ toàn bộ giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp.

23 Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục (20) và 1,25% của “Tổng tài sản có rủi ro” quy định tại Phụ lục 2 24 Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục (21) và 50% của A Các khoản giảm trừ bổ sung 25 Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1 – B2) và A Các khoản mục giảm trừ khi tính vốn tự có 26 100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật 100% tổng số dư nợ của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định. 27 100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật 100% tổng số dư nợ của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các khoản góp vốn đầu tư dài hạn. C VỐN TỰ CÓ RIÊNG LẺ (C) = (A) + (B) – (26) – (27)

Giải đáp thắc mắc và nhận tư vấn MIỄN PHÍĐăng ký ngay

Vốn tự có hợp nhất

Mục Cấu phần Cách xác định VỐN CẤP 1 HỢP NHẤT (A) = A1 – A2 – A3 Cấu phần vốn cấp 1 hợp nhất (A1) = ∑1÷8 1 Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp)

Lấy số liệu tại khoản mục Vốn điều lệ trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

Đối với tổ chức tín dụng sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì Vốn điều lệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng.

2 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ thuộc khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. 3 Quỹ đầu tư phát triển Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển thuộc khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. 4 Quỹ dự phòng tài chính Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. 5 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định Lấy số liệu Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán. 6 Lợi nhuận không chia lũy kế Xác định theo hướng dẫn tại khoản 6, Điều 3 của Thông tư này. Đối với tổ chức tín dụng được chấp thuận hoãn, giãn trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận không chia lũy kế phải trừ đi chênh lệch dương giữa số dự phòng rủi ro phải trích theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài so với số dự phòng rủi ro đã trích. 7 Thặng dư vốn cổ phần lũy kế Lấy số liệu Thặng dư vốn cổ phần trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. 8 Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi hợp nhất báo cáo tài chính

Lấy số liệu tại khoản mục Chênh lệch tỷ giá hối đoái trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

Đối với tổ chức tín dụng sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, Chênh lệch tỷ giá hối đoái bao gồm cả số liệu chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại vốn chủ sở hữu có gốc ngoại tệ thuộc khoản mục Vốn Chủ sở hữu được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam.

9 Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 hợp nhất (A2) = ∑9÷14 10 Lợi thế thương mại Lấy số liệu chênh lệch dương giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị số sách kế toán của tài sản tài chính đó mà ngân hàng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại do ngân hàng thực hiện. 11 Lỗ lũy kế Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm tính vốn tự có. 12 Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác Lấy số dư các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác, bao gồm cả khoản cấp tín dụng của các công ty con được hợp nhất. 13 Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác Lấy số liệu các khoản mua cổ phiếu đã niêm yết của tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật thuộc khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào đối tượng là các tổ chức tín dụng khác thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. 14 Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con không thuộc đối tượng hợp nhất và công ty con là doanh nghiệp hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm, không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13) Lấy số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào đối tượng là công ty con không thuộc đối tượng hợp nhất và các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty bảo hiểm (không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13)) thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Các khoản giảm trừ bổ sung (A3) = ∑15÷16 15 Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một công ty liên kết, một quỹ đầu tư (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (14)), vượt mức 10% của (A1 – A2)

Tổng các Phần chênh lệch dương giữa: (i) Số dư khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào từng doanh nghiệp, từng công ty liên kết, từng quỹ đầu tư theo quy định của pháp luật (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (14)) tại khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và khoản mục Đầu tư dài hạn khác trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất; và (ii) 10% của (A1 – A2)

16 Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần còn lại (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (15)), vượt mức 40% của (A1 – A2) Phần chênh lệch dương giữa: (i) Tổng các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn còn lại theo quy định của pháp luật (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (15)) thuộc khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất; và (ii) 40% của (A1 – A2) VỐN CẤP 2 HỢP NHẤT (B) = B1 – B2 – (25) Giá trị vốn cấp 2 hợp nhất tối đa bằng vốn cấp 1 hợp nhất Cấu phần vốn cấp 2 hợp nhất (B1) = ∑17÷21 17 50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật 50% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. 18 40% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật 40% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. 19 Dự phòng chung theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Lấy tổng các khoản mục Dự phòng chung trên Bảng cân đối kế toán. 20

Trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện sau đây:

Xem thêm: Chia sẻ Các hình thức vay ngân hàng phổ biến 2021

(i) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm;

(ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng;

(iii) Tổ chức tín dụng chỉ được mua lại, trả nợ trước thời gian đáo hạn với điều kiện sau khi thực hiện vẫn đảm bảo các tỷ lệ, giới hạn bảo đảm an toàn theo quy định và báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để giám sát;

(iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi luỹ kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;

(v) Trong trường hợp thanh lý tổ chức tín dụng, người sở hữu trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác;

(vi) Tổ chức tín dụng chỉ được lựa chọn lãi suất của trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được xác định bằng giá trị cụ thể hoặc được xác định theo công thức và ghi rõ trong hợp đồng, tài liệu phát hành.

– Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định bằng giá trị cụ thể, việc thay đổi lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng và chỉ được thay đổi 1 lần trong suốt thời hạn của trái phiếu chuyển đổi, các công cụ nợ khác.

– Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định theo công thức, công thức không được thay đổi và chỉ được thay đổi biên độ trong công thức (nếu có) 1 lần sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng.

– Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời hạn nợ thứ cấp trên 5 năm, toàn bộ giá trị trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác được tính vào vốn cấp 2.

– Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày phát hành hoặc ngày ký hợp đồng, phần giá trị trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2 theo quy định phải được khấu trừ 20% giá trị để đảm bảo đến ngày đầu tiên của năm cuối cùng trước khi đến hạn thanh toán, giá trị trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp tính vào vốn cấp 2 bằng 0.

Lưu ý: Trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp do công ty con không phải là tổ chức tín dụng phát hành không được tính vào khoản mục này.

21 Lợi ích của cổ đông thiểu số Lấy số liệu tại khoản mục Lợi ích của cổ đông thiểu số trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 2 hợp nhất (B2) = (22) + (23) + (24) 22 Trái phiếu chuyển đổi của tổ chức tín dụng; nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành mà tổ chức tín dụng mua, đầu tư theo quy định của pháp luật.

– Đối với trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được mua, đầu tư kể từ ngày 12/02/2018, tổ chức tín dụng phải trừ khỏi vốn cấp 2 kể từ ngày mua, đầu tư.

– Đối với trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được mua, đầu tư trước ngày 12/02/2018, tổ chức tín dụng trừ khỏi vốn cấp 2 theo lộ trình sau đây:

+ Từ ngày 12/02/2018 đến hết ngày 31/12/2018: Trừ 25% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;

+ Từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/12/2019: Trừ 50% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;

+ Từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020: Trừ 75% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;

+ Từ ngày 01/01/2021: Trừ toàn bộ giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp.

23 Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục (19) và 1,25% của “Tổng tài sản có rủi ro” quy định tại Phụ lục 2 24 Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục (20) và 50% của A Các khoản giảm trừ bổ sung 25 Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1 – B2) và A Các khoản mục giảm trừ khi tính vốn tự có 26 100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật 100% tổng số dư nợ của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán. 27 100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật 100% tổng số dư nợ của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các khoản góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán. C VỐN TỰ CÓ HỢP NHẤT (C) = (A) + (B) – (26) – (27)

Quy định vốn tự có của ngân hàng

Theo Điều 6 Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì:

“(i) Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

(ii) Đối với TCTD phi ngân hàng: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của TCTD phi ngân hàng.”

Như vậy thì theo luật quy định với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổng mức dư nợ tín dụng với 1 cá nhân không vượt quá 15% vốn tự có và không quá 25% với 1 cá nhân và người có liên quan.

Xem thêm: Vay vốn ngân hàng sử dụng không đúng mục đích bị thu hồi

Với bài viết vốn tự có của ngân hàng là gì? Cách xác định vốn tự có, các bạn đã biết được câu trả lời chính xác của 2 câu hỏi này sẽ giúp bạn dễ dàng đánh giá sức mạnh cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng có những quy định khá chặt chẽ về vốn tự có của ngân hàng để giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả khi lựa chọn đầu tư.

Giải đáp thắc mắc và nhận tư vấn MIỄN PHÍĐăng ký ngay

Viết một bình luận