Layering là cụm từ quen thuộc đối với ngành thời trang, tạo mẫu tóc, hội họa… cũng như những ngành nghề liên quan đến nghệ thuật khác. Trong kiến trúc, layering là một thủ pháp thiết kế hiệu quả và đang được ứng dụng ngày một phổ biến.
1. Layering là gì?
Layering trong thiết kế nội thất dưới quan điểm của anh Phương Đoàn – CEO của DPlus Việt Nam là sự phân lớp hay xếp lớp các yếu tố trong không gian để tạo nên một tổng thể chuyên biệt, có cá tính riêng, tối ưu trải nghiệm cho người dùng
Bạn đang xem: fit out trong xây dựng là gì
Mỗi không gian có một câu chuyện, một thông điệp riêng và các elements là chất liệu để kiến trúc sư sáng tạo và truyền tải được thông điệp, ý đồ thiết kế. Quá trình sử dụng các elements để thiết kế, sắp xếp và phân loại chúng được gọi là thủ pháp layering trong thiết kế nội thất.
2. Hiệu quả của việc sử dụng layering
Mục đích của phân lớp không gian là để tăng chiều sâu cho không gian vậy nên ngoài những không gian rộng thì những không gian nhỏ hơn cũng có thể áp dụng phương pháp này để thiết kế. Số lượng lớp được tách ra không được quy định cụ thể để không hạn chế sự sáng tạo, nó phụ thuộc vào concept của từng thiết kế và đặc trưng của từng không gian.
Layering giúp tạo ra những không gian không còn đơn điệu mà có chiều sâu, có bố cục rõ ràng. Một không gian có chính – phụ tức là có điểm nhấn, những điểm đặc trưng để làm nổi bật thông điệp riêng của từng không gian. Khi hiểu về layering chúng ta hạn chế được việc tạo ra những lớp lang không có ý đồ, không mục đích cụ thể, tránh việc các lớp chồng đè, che khuẩn lẫn nhau.
Với DPLUS, không gian được tạo ra phải được tối ưu, thiết kế nội thất là đặt mình vào vị trí người sử dụng và tư duy về không gian. Làm thế nào để khi sử dụng không gian khách hàng luôn được trải nghiệm những điều thú vị đó là trách nhiệm của người thiết kế.
3. Cách phân lớp không gian layering trong thiết kế nội thất
3.1. Phân lớp dựa theo đặc điểm, tính chất của các elements.
Đáng xem: Tổng hợp Trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
Với phương pháp này để thiết kế một không gian chúng ta cần thực hiện hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 phân loại các elements dựa trên đặc tính, bản chất. Chúng ta có thể chia thành hai thành phần lớn như sau:
- Fit out hay còn gọi là phần thô, phần khung như tường, trần, sàn, phào chỉ…tất cả những yếu tố cố định, gắn trên tường, liên quan đến công tác xây tô hoàn thiện.
- Furniture thường được chia thành 2 loại: đồ rời và đồ build in. Đồ rời là những đồ được đặt để linh động, không gắn hay cố định với bất cứ yếu tố nào. Ngược lại, đồ build in lại được gắn liền với các fitout, cố định về vị trí và kích thước.
Bằng một cách cụ thể chúng ta có thể chia thành các hạng mục nhỏ hơn như sau:
- Wallcovering
- Flooring
- Ceiling
- Build-in Furniture
- Loose Furniture
- Textile
- Lighting
- Decoration items
Phân lớp rõ ràng giúp người kiến trúc sư dễ dàng áp dụng các thủ pháp thiết kế cũng như tuân thủ theo những nguyên tắc của từng phong cách khác nhau.
Ví dụ về phong cách Scandinavian, phong cách thiết kế Bắc Âu là sự kết hợp giữa thẩm mỹ và công năng, ưu tiên sự đơn giản, ấm cúng và tiện dụng. Vì thế nguyên tắc trong phong cách này là thiết kế những ô cửa sổ rộng rãi, màu sơn tường thường là màu trắng hoặc những màu sắc tươi sáng để không gian có thể hấp thụ tốt ánh sáng tự nhiên. Chất liệu chính thường được dùng là da, lông, gỗ, đá, những màu sắc trầm dễ kết hợp với tone sơn sáng…
Giai đoạn hai, sau khi phân lớp bởi các yếu tố hiện diện trong nội thất, chúng ta cần sắp xếp, đặt để mọi thứ để tạo ra sự tương phản, tương hỗ giữa các yếu tố đó. Tương phản là sự đối lập, khác biệt trực quan của những thứ được đặt trong cùng một không gian nhằm kích thích sự hấp dẫn của thị giác. Vì thế tương phản được ứng dụng trong thiết kế để tạo nên sự lôi cuốn, đặc sắc, tránh nhàm chán cho không gian.
Thông thường chúng ta thường nghĩ tới sự tương phản về màu sắc, tuy nhiên, trên thực tế thủ pháp phân lớp bằng sự tương phản được khai thác trên nhiều yếu tố khác nhau: màu sắc, chất liệu, hình dạng, kích thước, họa tiết.
3.2. Phân lớp đối với trường thị giác
Đáng xem: Mách bạn AUM Việt Nam Văn phòng liên kết tuyển sinh, tư vấn hướng nghiệp
Một cách khác để tạo ra các lớp trong thiết kế, chúng ta còn cần chú ý tới là phân lớp đối với trường thị giác.
Ở đây, trường thị giác hay trường nhìn là giới hạn trên, giới hạn dưới và giới hạn bên mà mắt có thể nhìn thấy. Hiểu một cách đơn giản trường thị giác là phạm vi mà mắt có thể quan sát được. Trong thiết kế trường nhìn được sinh ra trước, sau đó đến chủ thể, tiếp đó là các lớp nền 1, nền 2…Trong một phạm vi quan sát đã được xác định, những vật ở gần luôn tác động đến thị giác nhiều hơn những vật ở xa.
Cũng giống như khi chụp hình chúng ta luôn cần có phông, việc xác định phông chính là xác định trường nhìn để sắp xếp bố cục hợp lý, làm nổi bật chủ thể.
Một ví dụ về bố trí không gian trong thực tế: Kết thúc của một hành lang có một chiếc tủ buffet đặt trên nền tường được decor bởi tranh hoặc ốp đá. Ở đây, chúng ta có trường nhìn cố định là hành lang, được giới hạn bởi tường hai bên. Khi có trường nhìn cụ thể chúng ta cần vật thể và lớp để tạo ra độ sâu, điểm dừng mắt trong không gian. Tranh hay ốp đá ở đây đóng vai trò làm nền 1 và chất liệu tường đóng vai trò nền 2. Ngoài ra, trong một vài trường hợp ánh sáng có thể tách lớp để tạo ra các lớp trước và sau vật thể.
So với phương pháp phân lớp dựa theo đặc tính của elements thì phân lớp đối với trường thị giác phù hợp hơn đối với những không gian nhỏ, giới hạn. Đối với những không gian hạn chế việc phân lớp rất quan trọng, giúp không gian có bố cục rõ ràng, tăng chiều sâu, mở rộng được không gian. Còn đối với những không gian lớn chúng ta có thể áp dụng cách phân lớp đầu tiên để có thể tận dụng triệt để độ rộng của không gian, giúp không gian sinh động hơn. Dĩ nhiên trong thiết kế và thực tế chúng ta có thể linh động các phương pháp tùy thuộc vào đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng không gian.
Tổng kết
Trong bài viết này chúng tôi đã chia sẻ với bạn về thủ pháp thiết kế layering. Với layering chúng ta có thể phân lớp không gian dựa vào đặc tính của các elements hoặc phân lớp đối với trường thị giác. Tùy vào điều kiện không gian và yêu cầu của chủ đầu tư mà chúng ta có thể áp dụng những cách khác nhau vào thiết kế để tạo ra những không gian có bố cục, truyền tải được thông điệp và ý đồ thiết kế.
Bạn có thể tìm đọc những chia sẻ về mẹo thiết kế khác trong chuyên mục Design tips của chúng tôi.