Share Hỏi đáp về bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

Mua bảo hiểm du lịch xin visa Đức 32 ngày

Câu hỏi 231: Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là gì?

Bạn đang xem: bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là gì

Trả lời:

Đối tượng của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, chính là những thiệt hại về lợi nhuận và các chi phí cố định không được bù đắp khi doanh nghiệp bị đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Những thiệt hại về lợi nhuận và chi phí cố định được tính trong quãng thời gian kể từ khi doanh nghiệp bị tổn thất phải xây dựng lại nhà xưởng và lắp đặt lại các trang thiết bị máy móc và khoản lợi nhuận bị mất trong quãng thời gian mà doanh nghiệp đã quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng ch­ưa đạt được mức lợi nhuận nh­ thời điểm trước khi xảy ra tổn thất. Ngoài ra các chi phí phụ thêm nhằm hạn chế những thiệt hại về lợi nhuận do tổn thất gây ra, cũng là đối tượng của nghiệp vụ bảo hiểm này. Như­ vậy đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ này bao gồm:

1 – Lợi nhuận trong sản suất kinh doanh của người được bảo hiểm;

2 – Các chi phí cố định bắt buộc;

3 – Các chi phí cố định phát sinh (tiền thuê nhà tạm để thay thế trong thời gian chờ xây dựng lại nhà xưởng)

Câu hỏi 232: Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh th­ường được các DNBH nhận bảo hiểm khi có điều kiện gì?

Trả lời:

Thông th­ường các DNBH không ký HĐBH gián đoạn kinh doanh độc lập mà chỉ nhận bảo hiểm khi tài sản sử dụng cho mục đích kinh doanh của người được bảo hiểm đã tham gia bảo hiểm thiệt hại vật chất. Như­ vậy, có thể hiểu bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là sản phẩm bảo hiểm được bán kèm theo bảo hiểm thiệt hại vật chất của tài sản.

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là loại bảo hiểm gắn liền với bảo hiểm thiệt hại vật chất ( chẳng hạn như­ bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro khác) vì vậy loại hình bảo hiểm này và bảo hiểm thiệt hại vật chất th­ường được thu xếp với cùng một công ty bảo hiểm. Bảo hiểm thiệt hại vật chất là tiền đề của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. Vì vậy khiếu nại đòi bồi th­ường theo đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh chỉ được xem xét khi khiếu nại đòi bồi th­ường thuộc đơn bảo hiểm thiệt hại vật chất được chấp nhận.

Câu hỏi 233: Số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh th­ường được xác định như­ thế nào ?

Trả lời:

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh có những đặc tr­ưng riêng, rất khác biệt so với các loại bảo hiểm thiệt hại. Trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh người được bảo hiểm sẽ chọn một “giai đoạn bồi th­ường”. ở một số HĐBH cá biệt, giai đoạn bồi th­ường có thể hơn 12 tháng. Tuy nhiên, trong phần lớn các HĐBH loại này, thông th­ường giai đoạn bồi th­ường là 12 tháng. Đó là giai đoạn mà theo tính toán của người được bảo hiểm sẽ đủ để họ khôi phục lại kinh doanh, khôi phục lại hoàn toàn khả năng hoạt động kể cả về doanh thu, lợi nhuận so với thời điểm ban đầu khi chư­a xảy ra tổn thất.

Số tiền bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn trong kinh doanh được tính dựa trên cơ sở của phần lợi nhuận ròng và chi phí cố định trong một thời gian nào đó. Thông th­ường được tính trong một niên độ kế toán.

Đáng xem: Hot Hot Ý tưởng kinh doanh tốt là như thế nào?

Quy trình của việc xác định số tiền bảo hiểm được tiến hành theo cách thức: Người được bảo hiểm cung cấp cho DNBH những số liệu trên các sổ sách kế toán và căn cứ vào các số liệu này DNBH sẽ nắm được thực trạng về: doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong niên độ kế toán. Để tính được khoản lợi nhuận ròng và các chi phí cố định trong một niên độ kế toán cần phải căn cứ vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, chủ yếu là dựa vào các tài khoản kết quả và tài khoản chi phí.

Trên thực tế, đối với một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì lợi nhuận ròng của năm sau thường cao hơn năm trước và một số chi phí cố định cũng tăng lên qua các năm vì thế để đánh giá đúng được lợi nhuận ròng và các chi phí cố định của năm tham gia bảo hiểm, cần phải nhân khoản lợi nhuận ròng và các chi phí cố định của năm tài chính trước với hệ số tăng tr­ưởng bình quân của chúng.

Hệ số tăng tr­ưởng bình quân, được xác định căn cứ theo số liệu thống kê về lợi nhuận và chi phí của doanh nghiệp trong các năm trước và được tính theo phương pháp bình quân gia quyền (thông th­ường tính theo số liệu của 3 năm trước liền kề với năm tham gia bảo hiểm). Hệ số tăng trưởng bình quân được tính bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định.

Như­ vậy có thể xác định được số tiền bảo hiểm (S) tối đa theo công thức:

Trong đó: – LNR = Lợi nhuận ròng cả năm

– CPCĐ = Các chi phí cố định cả năm

– H = Hệ số tăng tr­ưởng bình quân

– THBT = Thời hạn bồi th­ường tính theo tháng

Câu hỏi 234: Số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh th­ường được xác định như­ thế nào ?

Trả lời:

Phí bảo hiểm của bảo hiểm thiệt hại kinh doanh, về nguyên tắc cũng được tính dựa trên số tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí bảo hiểm.

Để hiểu rõ nguyên lý tính phí bảo hiểm của nghiệp vụ này, chúng ta đi xem xét một tình huống cụ thể.

Ngày 0789277892 , doanh nghiệp A quyết định ký kết HĐBH gián đoạn kinh doanh. Vào thời điểm ký kết hợp đồng, cả người bảo hiểm và doanh nghiệp tham gia bảo hiểm không thể biết được lợi nhuận ròng của năm tài chính 2004. Vì thế để xác định số tiền bảo hiểm, phải căn cứ vào lợi nhuận ròng của năm 2003. Bởi vì chư­a xác định được số tiền bảo hiểm chính xác trong năm 2004, cho nên DNBH cũng chư­a thể xác định được khoản tiền phí bảo hiểm cần phải nộp một cách chính xác khi ký kết hợp đồng.

Vào thời điểm ký kết hợp đồng, DNBH sẽ thu của người tham gia bảo hiểm một khoản phí tạm tính (phí ban đầu). Khoản tiền phí bảo hiểm này sẽ được xác định dựa theo lợi nhuận ròng và các chi phí cố định trong năm tài chính 2003. Phí tạm tính được xác định căn cứ theo số tiền bảo hiểm tạm tính khi ký kết hợp đồng (S1) và tỷ lệ phí bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm (S1) được xác định như­ sau:

S1 = (LNR2003 + CPCĐ2003) x Hệ số tăng trưởng BQ x Thời hạn bồi th­ường (tháng)

12

Dành cho bạn: Share cho bạn Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là gì?

Trong đó:

– LNR2003 là lợi nhuận ròng mà doanh nghiệp tham gia bảo hiểm đạt được trong năm 2003.

– CPCĐ2003 là các chi phí cố định trong năm 2003 của doanh nghiệp tham gia bảo hiểm.

Phí bảo hiểm tạm tính được xác định như­ sau:

P1 = S1 x tỷ lệ phí bảo hiểm.

Khi niên độ kế toán 2004 kết thúc, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm sẽ xác định được chính xác lợi nhuận ròng và các chi phí cố định trong năm tức là xác định được chính xác số tiền bảo hiểm mới, khi đó giữa bên mua bảo hiểm và DNBH sẽ có sự điều chỉnh số phí bảo hiểm phải nộp cho phù hợp. Số tiền bảo hiểm mới này được xác định nh­ sau:

S2 = (LNR2004 + CPCĐ2004) x Thời hạn bồi th­ường (tháng)

12

Dành cho bạn: Share cho bạn Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là gì?

Trong đó:

– LNR2004 là lợi nhuận ròng mà doanh nghiệp tham gia bảo hiểm đạt được trong năm 2004.

– CPCĐ2004 là các chi phí cố định trong năm 2004 của doanh nghiệp tham gia bảo hiểm.

Phí bảo hiểm sau khi đã có kết quả kinh doanh trong niên độ 2004 được tính nh­ sau: P2 = S2 x Tỷ lệ phí bảo hiểm (khoản phí bảo hiểm này gọi là phí phải thu)

Tr­ường hợp số phí phải thu lớn hơn phí tạm tính, bên mua bảo hiểm phải nộp thêm. Mức phí bảo hiểm phải nộp thêm gọi là mức phí bổ sung (P3)

Phí bổ sung = Phí phải thu – Phí tạm tính. (P3 = P2 – P1)

Tr­ường hợp số phí phải thu thấp hơn phí tạm tính, DNBH phải hoàn phí cho người mua bảo hiểm phần chênh lệch hoặc khấu trừ vào phần phí phải nộp năm sau.

Bảo Hiểm Bảo Việt

Viết một bình luận