- 1. Digital Marketing Specialist là gì?
- Nhiệm vụ của một người làm Digital Marketing Specialist
- 2. 9 kỹ năng để trở thành Digital Marketing Specialist chuyên nghiệp
- 2.1 Kỹ năng Design cơ bản
- 2.2 Kỹ năng phân tích
- 2.3 Cập nhật xu hướng công nghệ mới
- 2.4 Kiến thức Marketing
- 2.5 Email Marketing và Niche Targeting
- 2.6 Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
- 2.7 Search Engine Marketing
- 2.8 Social Media Marketing
- 2.9 Mobile Marketing
Trong thời đại mà Internet được sử dụng làm mọi thứ, từ những công việc vi mô như thanh toán hóa đơn, mua đồ dùng gia đình cho đến vĩ mô là mở rộng cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Digital Marketing đã trở thành xu thế thời đại, hứa hẹn phát triển không ngừng nghỉ. Doanh nghiệp muốn đón đầu tương lai cần phải có một Digital Marketing Specialist với nền tảng kiến thức vững chắc và luôn cập nhật xu hướng tiếp thị mới.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 9 kỹ năng thiết yếu mà một chuyên gia Digital Marketing trong thời đại 4.0 nhất định phải có.
Bạn đang xem: digital marketing specialist là gì
1. Digital Marketing Specialist là gì?
Xu hướng số hóa bùng nổ trong kinh doanh đã mở ra nhu cầu cần có các chuyên gia về lĩnh vực Digital Marketing. Họ là những người thành thạo về kinh doanh và Digital Marketing. Họ nắm vững các kiến thức và kỹ năng để khai thác sức mạnh của Internet phục vụ cho việc triển khai các chiến dịch tiếp thị hiệu quả. Và mục đích cuối cùng kết nối thành công thương hiệu với lượng người dùng Internet khổng lồ.
Vì sao Digital Marketing Specialist là nghề nghiệp của tương lai? Nền kinh tế kỹ thuật số có tốc độ phát triển vượt trội so với nền kinh tế truyền thống. Tốc độ tăng trưởng phi thường đã khiến nhu cầu về chuyên gia Digital Marketing chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm tăng mạnh so với nguồn cung hiện tại. Khi mà cầu vượt quá cung thì chính là điều kiện để tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực Digital Marketing sẽ không bao giờ dừng lại, bởi cách mạng kỹ thuật số đang đến, các phương thức kinh doanh cũ sẽ không bao giờ quay trở lại. Công nghệ kỹ thuật số sẽ tiếp tục cải tiến, nâng cao và phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Digital Marketing chính là ngành nghề cho bất cứ ai muốn đón đầu xu thế toàn cầu.
- Xem thêm: Digital Marketing là gì?
Nhiệm vụ của một người làm Digital Marketing Specialist
Digital Marketing Specialist có thể chịu trách nhiệm chuyên môn một mảng nhất định như SEO, PPC, Display Media, Social Media hoặc Shopping Feeds. Ngoài ra, cũng có các chuyên gia phụ trách tổng quát tất cả các kênh Digital Marketing.
Vai trò của Digital Marketing Specialist cũng giống chuyên gia Marketing, đó là để tăng nhận diện thương hiệu, quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của công ty và thúc đẩy các chuyển đổi. Không giống các kênh tiếp thị truyền thống, nhà tiếp thị Digital Marketing sẽ theo dõi và đo lường hiệu quả thông qua các nền tảng công nghệ phù hợp.
Ban đầu các chuyên gia Digital Marketing phải chuẩn bị để bắt đầu các chiến dịch Marketing trực tuyến. Sau đéo sẽ chuyển mục tiêu kinh doanh thành quy trình tiếp thị hiệu quả. Họ là những người thành thạo trong việc đánh giá nhu cầu thị trường, cũng như nắm được xu hướng của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Digital Marketing Specialist còn chịu trách nhiệm phát triển chiến lược quảng bá sản phẩm trực tuyến bằng cách kết hợp với các chương trình khuyến mãi, chiến dịch Email Marketing để truyền tải thông điệp, nghiên cứu người tiêu dùng để tìm ra các cách tiếp cận khách hàng hiệu quả.
2. 9 kỹ năng để trở thành Digital Marketing Specialist chuyên nghiệp
Digital Marketing là sự kết hợp giữa khả năng sáng tạo các chiến lược tiếp thị hiệu quả và khả năng phân tích xu hướng thị trường, hành vi của khách hàng. Trước khi làm được những điều đó, bạn cần phải nắm vững một số kiến thức cốt lõi. Đó là:
2.1 Kỹ năng Design cơ bản
Kỹ năng này cho phép bạn truyền đạt thông điệp đúng cách, hiệu quả qua thiết kế. Digital Marketing không chỉ là lời nói, quan trọng nhất là nội dung trực quan và được phát triển qua từng năm. Để trở thành chuyên gia tiếp thị thời đại số ít nhất bạn phải có các kiến thức cơ bản về HTML hoặc CSS, hoặc nếu không hãy thành thạo Photoshop.
2.2 Kỹ năng phân tích
Tham khảo thêm: Video Marketing Blaster Review
Hiện nay, có rất nhiều công cụ giúp nhà tiếp thị phân tích hiệu suất chiến dịch. Tuy nhiên, bạn vẫn cần hiểu và nhìn nhận được mọi vấn đề. Đưa ra những đánh giá đúng đắn về việc sử dụng ngân sách và kênh tiếp thị. Đây là những điều cần thiết để bạn thành công với Digital Marketing.
2.3 Cập nhật xu hướng công nghệ mới
Một trong những kỹ năng quan trọng nhất của một Digital Marketing Specialist chính là luôn cập nhật các xu hướng công nghệ mới. Digital Marketing liên tục đổi mới đòi hỏi các nhà tiếp thị phải thay đổi chiến lược phù hợp để tăng trưởng cho kinh doanh.
Chuyên gia Digital Marketing không cần hiểu rõ chi tiết về các phần mềm hoặc công nghệ mới. Nhưng hãy cố gắng học hỏi và tìm hiểu để làm thế nào đạt được mục tiêu đặt ra.
2.4 Kiến thức Marketing
Nếu bạn muốn phát triển trong lĩnh vực này, bạn thực sự cần có đam mê để đưa các ý tưởng thu hút khách hàng tiềm năng. Để làm được điều đó, bạn cũng cần biết cách bán hàng hiệu quả như thế nào.
Trong thời đại số, tất cả đều bắt đầu từ Content Marketing. Đây là nền tảng của mọi hoạt động Marketing, nó bao gồm các bài đăng trên blog, hình ảnh, infographics (đồ họa thông tin), swipe files (tệp tin vuốt), eBooks, case studies,…
Content Marketing hiệu quả có thể thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, xây dựng tập người theo dõi, tăng lượt tương tác, tăng thứ hạng tìm kiếm và mục đích cuối cùng là tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng.
2.5 Email Marketing và Niche Targeting
Ở thời điểm hiện tại, khái niệm “nhắm vào thị trường ngách (going niche)” vẫn rất quan trọng. Bằng cách đầu tư vào Email Marketing, bạn có thể thu hút đối tượng mục tiêu mà không bị cạnh tranh như mạng xã hội.
Tiếp thị qua Email cho phép doanh nghiệp truyền tải thông điệp đến nhiều khách hàng cùng lúc, phân đoạn đối tượng, cá nhân hóa email phù hợp với nhu cầu và sở thích của đối tượng.
Hãy sử dụng Email Marketing để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng cho đến khi họ trở thành khách hàng trung thành và quay lại mua hàng.
2.6 Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
SEO vẫn luôn tồn tại mãi mãi. Mặc cho quảng cáo trả phí đang phát triển nhanh chóng thì SEO vẫn có sức nặng với các nhà tiếp thị. Thay vì phải trả tiền để tiếp cận các đối tượng mục tiêu, bạn vẫn có thể làm điều đó một cách tự nhiên.
Đọc thêm: Client là gì? Sự khác biệt giữa Client và Agency
Bất cứ chuyên gia Digital Marketing nào đều phải nắm chắc các chiến thuật SEO và biết cách tạo ra các nội dung đạt được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
2.7 Search Engine Marketing
Nếu bạn không SEO thành công, có thể trả tiền để nội dung của mình xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, tiếp thị công cụ tìm kiếm không chỉ đơn giản là “ném tiền”. Để thành công với quảng cáo Google Ads hay bất cứ nền tảng quảng cáo nào, nhà tiếp thị phải thành thạo việc đặt giá thầu từ khóa, cũng như hiểu biết toàn diện về thị trường, đối tượng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh.
2.8 Social Media Marketing
Hiện nay việc xây dựng thương hiệu luôn gắn liền với các mạng xã hội, nổi bật nhất là Facebook, Instagram, Youtube.
Bằng cách tạo ra nội dung hấp dẫn và chia sẻ nội dung đó trên các mạng xã hội, bạn có thể nhanh chóng xây dựng một lượng người theo dõi cho thương hiệu của mình. Social Media dễ dàng tiếp cận với tất cả mọi người, đây là chiến lược Marketing hiệu quả với các công ty nhỏ với ngân sách quảng cáo thấp.
Để khai thác hết tiềm năng của Social Media Marketing, các chuyên gia Digital Marketing có thể sử dụng Targeted Ads để tiếp cận các nhóm đối tượng cụ thể theo độ tuổi, vị trí hoặc sở thích.
2.9 Mobile Marketing
Sử dụng các thiết bị di động đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Chính vì vậy, nhiều trang web, ứng dụng và quảng cáo được thiết kế tương thích các thiết bị di động.
Đặc thù của Mobile Marketing là khả năng tương tác hai chiều với khách hàng và doanh nghiệp. Đây là phương tiện hữu hiệu để doanh nghiệp thực hiện công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng và nghiên cứu thị trường. Nếu doanh nghiệp có bạn tham gia mua sắm trực tuyến thì nhất định đừng bỏ qua Mobile Marketing.
Các chuyên gia Digital Marketing có thể làm Digital Sales Executives, Internet Marketing Specialist, SEO Specialist hoặc Digital Marketing Directors,…
Khi mà sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường kỹ thuật càng gay gắt thì nhu cầu về các Digital Marketing Specialist có trình độ và kinh nghiệm càng cao. Ngành nghề được săn đón với mức thu nhập cao chắc chắn yêu cầu cũng không hề đơn giản. Qua bài viết này, nếu bạn muốn trở thành chuyên gia Digital Marketing hay chỉ đơn giản là quan tâm đến lĩnh vực này, ngay từ bây giờ hãy trau dồi cho mình các kỹ năng cần thiết đã được chúng tôi đã chia sẻ thôi nào.
Xem thêm:
- Thuật ngữ trong Digital Marketing
- Digital Marketing Strategist là gì?