Việc lựa chọn thời điểm mua/bán chứng khoán trong đầu tư là rất quan trọng, vì nó là 1 trong những yếu tố quyết định túi tiền của bạn lãi hay lỗ. Một trong những chỉ báo quan trọng được nhà đầu tư sử dụng trong phân tích kỹ thuật là breakout. Vậy điểm breakout trong chứng khoán là gì?
Điểm break trong chứng khoán là gì?
Breakout biểu hiện trạng thái chỉ số thị trường hoặc giá cổ phiếu tiếp tục tăng, sau đó phá vỡ đỉnh trước đó. Với trường hợp này, đường giá đi lên và vượt qua ngưỡng kháng cự (resistance) được tạo ra bởi đỉnh trước, khi ấy ngưỡng kháng cự sẽ trở thành hỗ trợ mới. Sau thời điểm vượt qua thành công (đường giá có thể quay đầu thử nghiệm lại hỗ trợ nhưng vẫn tăng). Xu hướng tăng hiển thị rõ rệt.
Bạn đang xem: break trong chứng khoán là gì
Hiện nay, nhiều NĐT đang đầu tư theo trường phái Break (vượt đỉnh), họ chờ thị trường hoặc cổ phiếu vượt đỉnh rồi mới mua vào. Họ nghĩ đơn giản rằng khi 1 cổ phiếu vượt đỉnh thì phía trước sẽ có nhiều cơ hội, không còn kháng cự, đỉnh cũ và cổ phiếu sẽ đi lên.
Ví dụ: Trong giai đoạn chỉ số VN-Index tăng trưởng và đạt đỉnh năm 2018. Chỉ số này cho thấy mạch tăng từ năm 2017 và điều trong trong tháng 1/2018. Tuy vậy, sau phiên wash out hồi đầu tháng 2, chỉ số đã đi lên và có giai đoạn đi ngang khi gặp ngưỡng kháng cự tạo bởi đỉnh trước đó. Thời điểm bứt ra khỏi vùng này, VN-Index đã tăng một mạch lên hơn 1.200 điểm. Đó là breakout.
Xem thêm: Share Sàn HNX là gì? Quy định giao dịch trên sàn HNX
Điểm breakout trong chứng khoán
Dấu hiệu để nhận biết breakout trong chứng khoán
Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng breakout sai, xảy ra trong phiên hoặc kể cả khi đóng cửa phiên mà tạo tín hiệu breakout, tuy nhiên sau đó đảo ngược xu hướng, NĐT vào lệnh theo các tín hiệu sai nên phải chịu thua lỗ vì giá diễn biến không đúng kỳ vọng. Chính vì vậy, NĐT có thể tham khảo một số dấu hiệu sau để nhận biết đúng điểm breakout:
- Sử dụng giá đóng cửa và ngưỡng lọc nhận biết đúng breakout
Sử dụng giá đóng cửa, có thể là nến giờ, nến ngày hay nên tuần phụ thuộc vào khung giờ giao dịch NĐT lựa chọn là điều rất quan trọng khi theo chiến lược breakout. So với giá đang khớp (realtime trên bảng điện tử) thì giá đóng cửa sẽ có mức tin cậy cao hơn vì đây là giá cuối cùng trong khung thời gian đó mà bên mua và bán bán cân bằng với nhau. Hơn nữa, NĐT cũng quan tâm và tham chiếu nhiều đến các nến đóng cửa nên có sự tin tưởng hơn.
Ngưỡng lọc (threshold) cho điểm break là mức độ thường xuyên qua ngưỡng kháng cự/hỗ trợ theo chiều breakout mà giá đạt được. NĐT nên đặt ra các ngưỡng lọc để nâng cao tính chính xác và tránh những tín hiệu nhiễu.
- Xác nhận breakout bằng cách sử dụng thanh khoản
Đáng xem: Mách bạn ROA, ROE là gì? Ý nghĩa và cách phân tích theo ROA và ROE
Thực tế, giao dịch breakout được hiểu đơn giản nhất là việc bạn chất nhận lao theo xu hướng hiện tại, mua chứng khoán giá cao rồi bán với mức giá cao hơn. Vì vậy, xu hướng phải rất mạnh mới làm các NĐT chấp nhận mua đuổi. Dó đó, tính thanh khoán chính là yếu tố kỹ thuật xác định được tiền vào thị trường có khỏe không, cầu mua lên hay cung bán xuống.
Trái ngược với breakout chính là wash out. Vậy wash out trong chứng khoán là gì?
Với nến breakout, cả chiều lên và chiều xuống sẽ có tính chính xác có hơn nếu có sự xác nhận của thanh khoản, cụ thể ở đây là sự gia tăng của thanh khoản. Theo kinh nghiệm về sự so sánh chiều tăng giá, phiên phá vỡ kháng cự phải kèm theo thanh khoản > 50% so với bình quân 20 phiên thì dễ là breakout. Giá càng tăng mạnh, thanh khoản càng cao là tín hiệu đáng tin cậy.
- Dùng các chỉ báo xác nhận breakout
Sự xác nhận của các chỉ báo đối với breakout hay các kỹ thuật khác đều là yếu tố quan trọng. Theo chiều tăng, nếu giá tăng break kháng cự nhưng đi kèm với phân kỳ âm, đây là tín hiệu cần đặt nghi vấn. Trái lại, theo chiều giảm, giá phá vỡ hỗ trợ, đi kèm với một phân kỳ dương, NĐT giao dịch giá xuống cũng nên cân nhắc trước khi đưa ra quyết định và chậm lại 1 chút để tìm sự xác nhận từ các công cụ khác.
Như vậy, qua bài viết này, bạn đọc quan tâm đã hiểu được khái niệm điểm break trong chứng khoán là gì và cách nhận biết điểm break đúng để có những tính toán phù hợp khi đầu tư chứng khoán.