Chia sẻ Tài sản có rủi ro là gì? Cách tính tài sản có rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại

Tài sản có rủi ro là gì?

Tài sản có rủi ro (tiếng Anh là Risk weighted assets) được hiểu là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro. Hoặc tài sản có rủi ro là tài sản của ngân hàng hoặc các khoản tiếp xúc ngoại bảng, được tính toán theo rủi ro.

Hiểu một cách đơn giản, mỗi loại tài sản “Có” của ngân hàng sẽ được gắn với một hệ số rủi ro (%) tùy theo mức độ rủi ro của tài sản. Hệ số rủi ro được Ngân hàng Nhà nước quy định và được sử dụng để tính các hệ số an toàn vốn của ngân hàng thương mại.

Bạn đang xem: tài sản đã điều chỉnh rủi ro là gì

Trong hoạt động ngân hàng, các khoản mục chi tiết của tài sản “Có” quan trọng nhất là:

  • Cho vay khách hàng (tín dụng)
  • Chứng khoán đầu tư – kinh doanh
  • Tiền gửi, cho vay các tổ chức tín dụng khác (thị trường liên ngân hàng),
  • Tiền – kim loại quý tại quỹ
  • Tài sản cố định của ngân hàng.

Khoản cho vay ngân hàng

Các khoản cho vay khách hàng cũng là tài sản có rủi ro trong hoạt động ngân hàng

Phân loại tài sản có rủi ro của ngân hàng

Phân loại tài sản có rủi ro của ngân hàng được quy định tại Điều 6 Thông tư 39/2013/TT-NHNN cụ thể như sau:

“1. Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài:

a) Nhóm 1: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trong từng thời kỳ (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);

b) Nhóm 2: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác không thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);

c) Nhóm 3: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác tại quốc gia đang xảy ra chiến tranh, khủng bố, phá sản, thiên tai và đối tác đó không còn khả năng thanh toán.

2. Chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế:

Ngân hàng Nhà nước không thực hiện phân nhóm chứng khoán đầu tư trên thị trường quốc tế cho mục đích trích lập dự phòng rủi ro. Việc xác định dự phòng cụ thể đối với khoản mục này chỉ thực hiện đối với các loại chứng khoán đang đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế bị giảm giá so với giá trị ghi trên sổ kế toán.

3. Các khoản tái cấp vốn:

a) Nhóm 1: Các khoản tái cấp vốn trong hạn;

b) Nhóm 2: Các khoản tái cấp vốn đã quá hạn dưới 1 năm và những khoản tái cấp vốn được gia hạn nợ lần đầu;

c) Nhóm 3: Các khoản tái cấp vốn đã quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm và những khoản tái cấp vốn được gia hạn nợ lần thứ hai;

d) Nhóm 4: Các khoản tái cấp vốn đã quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm và những khoản tái cấp vốn được gia hạn nợ lần thứ ba;

đ) Nhóm 5: Các khoản tái cấp vốn hạn đã quá hạn từ 3 năm trở lên; những khoản tái cấp vốn không có thời hạn thanh toán; khoản nợ được khoanh và những khoản tái cấp vốn được gia hạn nợ từ lần thứ tư trở lên.

4. Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước:

a) Nhóm 1: Các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước trong hạn;

b) Nhóm 2: Các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước đã quá hạn (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);

c) Nhóm 3: Các khoản nợ cũ của Ngân sách Nhà nước chưa được thanh toán phát sinh trước thời điểm Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 có hiệu lực thi hành.

5. Các khoản phải thu khác:

Đáng xem: Một số vấn đề cần biết về tài chính công đoàn

a) Nhóm 1: Các khoản phải thu khác trong hạn và quá hạn dưới 6 tháng;

b) Nhóm 2: Các khoản phải thu khác quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm;

c) Nhóm 3: Các khoản phải thu khác đã quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm;

d) Nhóm 4: Các khoản phải thu khác đã quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm;

đ) Nhóm 5: Các khoản phải thu khác đã quá hạn từ 3 năm trở lên, các khoản phải thu không có thời hạn thanh toán và đối tượng phải thu không có khả năng thanh toán”

Cách tính tài sản có rủi ro trong hoạt động ngân hàng

Khi tính toán các tài sản rủi ro của một ngân hàng, các tài sản phải được phân thành các loại khác nhau dựa trên mức độ rủi ro và khả năng phát sinh một khoản lỗ. Thông tư 06/2016/TT-NHNN quy định mức độ rủi ro của các tài sản như sau:

Cách xác định mức độ rủi ro tài sản “Có” nội bảng

Mức độ rủi ro tài sản Có nội bảng sẽ được phân chia theo các hệ số rủi ro như sau:

– Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 0%:

  • Tiền mặt
  • Vàng
  • Tiền, vàng gửi tại Ngân hàng Nhà nước
  • Tiền gửi tại các ngân hàng chính sách
  • Giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, các Khoản phải đòi đối với Chính phủ Việt Nam.
  • Các Khoản phải đòi được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh thanh toán, các Khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán.
  • Các Khoản phải đòi bằng đồng Việt Nam được bảo đảm toàn bộ bằng tiền, được bảo đảm đầy đủ về cả thời hạn và giá trị bằng: (i) tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ; (ii) sổ Tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ; (iii) giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành
  • Các Khoản phải đòi đối với Chính phủ trung ương, Ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD hoặc được Chính phủ trung ương, Ngân hàng trung ương các nước này bảo lãnh thanh toán
  • Các Khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ trung ương, Ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán
  • Các Khoản phải đòi đối với các tổ chức tài chính quốc tế hoặc được các tổ chức này bảo lãnh thanh toán
  • Các Khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính quốc tế phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán

– Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 20%:

  • Kim loại quý (trừ vàng), đá quý
  • Các Khoản phải đòi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước
  • Các Khoản phải đòi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành
  • Trái phiếu do Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành
  • Giấy tờ có giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát hành
  • Các Khoản phải đòi đối với ngân hàng được thành lập ở các nước thuộc khối OECD và những Khoản phải đòi được các ngân hàng này bảo lãnh thanh toán
  • Các Khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán được thành lập ở các nước thuộc khối OECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những Khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh thanh toán
  • Các Khoản phải đòi có thời hạn còn lại dưới 1 năm đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước không thuộc OHCD hoặc được các ngân hàng đó bảo lãnh thanh toán
  • Các Khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán có thời hạn còn lại dưới 1 năm được thành lập ở các nước không thuộc khối OECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những Khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh thanh toán
  • Các Khoản phải đòi bằng ngoại tệ được bảo đảm toàn bộ bằng tiền, được bảo đảm đầy đủ về cả thời hạn và giá trị bằng: (i) tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ; (ii) sổ Tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ; (iii) giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành

Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 50%: Các Khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay.

– Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 100%:

  • Các Khoản góp vốn, mua cổ phần, không bao gồm phần giá trị góp vốn, mua cổ phần đã bị trừ khỏi vốn cấp 1 để tính vốn tự có
  • Giá trị nguyên giá các Khoản đầu tư máy móc, thiết bị, tài sản cố định và bất động sản khác
  • Toàn bộ tài sản Có khác còn lại trên bảng cân đối kế toán, ngoài các Khoản phải đòi đã được phân loại vào nhóm hệ số rủi ro 0%, 20%, 50%, 100%, 150%.

Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 150%:

  • Các Khoản phải đòi đối với các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng
  • Các Khoản phải đòi để đầu tư, kinh doanh chứng khoán
  • Các Khoản phải đòi đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
  • Các Khoản cho vay được bảo đảm bằng vàng

– Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 200%: Các Khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản

Hệ số rủi ro

Mỗi tài sản được xác định một hệ số rủi ro cụ thể theo nhóm

Nguyên tắc xác định hệ số rủi ro của tài sản:

Đối với việc xác định hệ số rủi ro của tài sản, Thông tư số 06 quy định rõ các nguyên tắc xác định như sau:

Nguyên tắc 1: Mỗi tài sản “Có” nội bảng được phân vào một nhóm hệ số rủi ro. Nếu tài sản “Có” đồng thời thỏa mãn nhiều hệ số rủi ro khác nhau thì áp dụng hệ số rủi ro cao nhất.

Nguyên tắc này không áp dụng đối với khoản phải đòi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

  • Được bảo đảm đầy đủ về thời hạn và giá trị bằng: tiền mặt; giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán; tiền gửi có kỳ hạn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành; giấy tờ có giá do Chính phủ trung ương, Ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán; giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính quốc tế phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán;
  • Khoản phải đòi không sử dụng cho các mục đích: kinh doanh bất động sản; đầu tư, kinh doanh chứng khoán;
  • Khoản phải đòi không cấp cho các đối tượng: công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; công ty chứng khoán; công ty quản lý quỹ.

– Nguyên tắc 2: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thống kê các khoản phải đòi theo hình thức bảo đảm, tài sản bảo đảm và tỷ lệ bảo đảm của từng hình thức, từng loại tài sản bảo đảm đối với khoản phải đòi được ghi trong hợp đồng bảo đảm. Trên cơ sở đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản Có rủi ro của khoản phải đòi theo hệ số rủi ro quy định tại Phụ lục này đối với từng hình thức bảo đảm, tài sản bảo đảm.

Ví dụ:

1. Ngân hàng A cho một khách hàng B vay 100 tỷ đồng để kinh doanh bất động sản (hệ số rủi ro 200%) được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác phát hành (hệ số rủi ro 20%). Căn cứ vào nguyên tắc 1 nêu trên, khoản cho vay này sẽ áp dụng hệ số rủi ro là 200%.

2. Ngân hàng B. cho doanh nghiệp C. vay với mục đích thương mại số tiền 100 tỷ đồng, trong đó 50 tỷ đồng được bảo đảm bằng trái phiếu Chính phủ, 50 tỷ đồng được bảo đảm bằng quyền sử dụng đất. Căn cứ vào nguyên tắc 2 nêu trên, hệ số rủi ro của khoản vay này sẽ được tính như sau:

  • 50 tỷ đồng là khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam phát hành được áp dụng hệ số rủi ro 0%
  • 50 tỷ đồng còn lại là khoản phải đòi được bảo đảm bằng quyền sử dụng đất sẽ được áp dụng hệ số rủi ro 50%.

Cách xác định hệ số rủi ro của các cam kết ngoại bảng

Theo Thông tư số 06, hệ số rủi ro của các cam kết ngoại bảng được xác định như sau:

Đề xuất riêng cho bạn: Cơ chế tài chính (Financial mechanism) là gì? Phân biệt với cơ chế quản lí tài chính

– Giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro được tính qua hai bước như sau:

  • Bước 1: Xác định giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng. Cách xác định: Lấy giá trị cam kết ngoại bảng nhân với hệ số chuyển đổi tương ứng quy định tại Phụ lục này.
  • Bước 2: Xác định giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng. Cách xác định: Nhân giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của từng cam kết ngoại bảng đã xác định ở Bước 1 với hệ số rủi ro tương ứng quy định tại Phụ lục của Thông tư số 06

– Các cam kết ngoại bảng sau khi chuyển đổi theo hướng dẫn nêu trên được coi là tài sản “Có” nội bảng và áp dụng hệ số rủi ro tương tự như quy định đối với tài sản “Có nội bảng để xác định giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng. Theo đó:

  • Cam kết ngoại bảng được Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh thanh toán hoặc được bảo đảm đầy đủ về cả thời hạn và giá trị bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm, tiền ký quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành: Hệ số rủi ro là 0%.
  • Cam kết ngoại bảng phát sinh bằng Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành: Hệ số rủi ro là 20%.
  • Cam kết ngoại bảng được bảo đảm bằng bất động sản: Hệ số rủi ro là 50%.
  • Các hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng giao dịch ngoại tệ và cam kết ngoại bảng khác chưa được phân vào các nhóm hệ số rủi ro: Hệ số rủi ro là 100%.

Ví dụ: Ngân hàng A phát hành một chứng thư bảo lãnh thanh toán trị giá 100.000 USD cho công ty B đối với khoản vay của công ty B tại Ngân hàng C. Chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng A được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do chính Ngân hàng A phát hành và công ty B hiện đang sở hữu. Trong trường hợp này:

  • Giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng được xác định như sau: 100.000 USD (giá trị cam kết ngoại bảng) x 100% (hệ số chuyển đổi quy định tại Mục 31 Điểm 2 Phần II Phụ lục đính kèm Thông tư số 06) = 100.000 USD);
  • Giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng tương ứng được xác định như sau: 100.000 USD (là giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng) x 20% (hệ số rủi ro quy định tại Mục 14 Điểm 1 Phần II Phụ lục đính kèm Thông tư số 06) = 20.000 USD.

Hệ số rủi ro cam kết ngoại bảng

Tài sản thuộc các cam kết ngoại bảng cũng được xác định hệ số rủi ro

Giải đáp các câu hỏi liên quan đến tài sản có rủi ro

Tổng tài sản có rủi ro là gì?

Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị các tài sản “Có” được xác định theo mức độ rủi ro quy định tại Điều 6 Thông tư số 33/2015/TT-NHNN quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.

Tài sản Có rủi ro tín dụng là gì?

Tài sản Có rủi ro tín dụng là toàn bộ tài sản có giá trị trong hoạt động tín dụng của ngân hàng được xác định bằng hệ số rủi ro, mức độ rủi ro theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Tài sản Có rủi ro nội bảng là gì?

Tài sản Có rủi ro nội bảng giá trị tài sản của ngân hàng nằm trong bảng tổng kết tài sản nội bảng được xác định hệ số rủi ro theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Tài sản Có rủi ro ngoại bảng là gì?

Tài sản Có rủi ro ngoại bảng giá trị tài sản thuộc các cam kết ngoại bảng (ngoài bảng cân đối tài chính) được xác định hệ số rủi ro theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Tài sản có mức rủi ro 0 được hiểu như thế nào?

Tài sản có mức rủi ro 0 thực chất là tài sản có hệ số rủi ro bằng 0%. Nhóm tài sản này được quy định rõ tại phụ lục II, Thông tư số 06 cụ thể gồm các tài sản sau:

– Tiền mặt

– Vàng

– Tiền, vàng gửi tại Ngân hàng Nhà nước

– Tiền gửi tại các ngân hàng chính sách

– Giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, các Khoản phải đòi đối với Chính phủ Việt Nam.

– Các Khoản phải đòi được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh thanh toán, các Khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán.

– Các Khoản phải đòi bằng đồng Việt Nam được bảo đảm toàn bộ bằng tiền, được bảo đảm đầy đủ về cả thời hạn và giá trị bằng:

  • Tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ;
  • Sổ Tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ;
  • Giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành

– Các Khoản phải đòi đối với Chính phủ trung ương, Ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD hoặc được Chính phủ trung ương, Ngân hàng trung ương các nước này bảo lãnh thanh toán

– Các Khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ trung ương, Ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán

– Các Khoản phải đòi đối với các tổ chức tài chính quốc tế hoặc được các tổ chức này bảo lãnh thanh toán

– Các Khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính quốc tế phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán

Tài sản Có rủi ro thanh khoản là gì?

Tài sản Có rủi ro thanh khoản là giá trị tài sản được xác định bằng mức độ rủi ro thanh khoản. Rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay.

Tài sản Có rủi ro của ngân hàng là gì?

Tài sản Có rủi ro của ngân hàng là toàn bộ tài sản có giá trị mà ngân hàng hiện có quyền sở hữu hoặc có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một cách hợp pháp được xác định bằng mức độ rủi ro theo quy định.

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, các loại tài sản đều được xác định mức độ rủi ro theo một hệ số rủi ro cụ thể. Điều này nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các hoạt động tín dụng và giao dịch tại ngân hàng, từ đó đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn cho các ngân hàng thương mại.

Viết một bình luận