- Cộng tác viên là gì? Những khía cạnh cần nắm về cộng tác viên
- 1. Cộng tác viên là gì?
- 2. Lợi ích khi làm cộng tác viên
- a. Lợi ích trong việc cải thiện tài chính
- b. Trau dồi kỹ năng trong quá trình làm cộng tác viên và tích lũy kinh nghiệm làm việc
- c. Khám phá được các công việc mới
- d. Sáng tạo trong quá trình làm việc và phát triển bản thân hoàn thiện hơn
- d. Tăng thêm cơ hội để được tuyển dụng vào công ty lớn
- 3. Thách thức khi làm cộng tác viên:
- a. Thời gian bị rút ngắn
- b. Làm CTV không có chế độ và lương thấp
- c. Có khả năng CTV sẽ phải làm việc không công
- d. CTV bị phân biệt với nhân viên chính thức
- e. Không được làm việc đúng với khả năng của mình
- f. Gặp đa cấp
- 4. CTV hợp đồng lao đông và CTV hợp đồng dịch vụ là gì?
- a. Cộng tác viên hợp đồng lao động
- b. Cộng tác viên hợp đồng dịch vụ
Cộng tác viên là gì? Lợi ích khi làm công tác viên? Thách thức khi làm cộng tác viên? Cộng tác viên hợp đồng lao động và cộng tác viên hợp đồng dịch vụ được hiểu như thế nào? Các dạng cộng tác viên thường gặp?
Trên đây là các câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất, bởi cộng tác viên hiện nay là vị trí được nhiều người quan tâm, trong đó nhiều nhất là các bạn sinh viên lựa chọn làm cộng tác viên như nghề tay trái của mình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi trên để bạn đọc hiểu rõ hơn
Bạn đang xem: cộng tác viên du lịch là gì
Cộng tác viên là gì? Những khía cạnh cần nắm về cộng tác viên
1. Cộng tác viên là gì?
Cộng tác viên tên tiếng anh là collaborator được hiểu là một nghề mà người làm việc là người không thuộc nhân viên chính của công ty, tức là người làm việc tự do. Nghề này được coi như là một nghề tay trái, được coi như nghề phụ vì thời gian làm việc của nghề này không phải gò bó về không gian cũng như thị trường rất rộng. Có nghĩa là bạn có thể chủ động trong việc kinh doanh rất nhiều dòng sản phẩm từ kinh doanh thời trang cho đến kinh doanh công nghệ mà bạn không cần phải suy nghĩ hay lo lắng nhiều đối với số vốn bạn phải bỏ ra. Hơn hết, công việc của cộng tác viên không bắt buộc cá nhân này phải đến công ty làm việc, cá nhân này có thể làm việc tại nhà, vì vậy có thể làm việc lúc rảnh rỗi mà không bị ràng buộc về thời gian.
2. Lợi ích khi làm cộng tác viên
-
a. Lợi ích trong việc cải thiện tài chính
Cá nhân muốn tìm kiếm một công việc ngoài công việc chính, công việc đam mê thì phần lớn là nhằm muốn cải thiện tình hình tài chính của mình nên vấn đề này là đương nhiên, mặc dù khoản thu nhập tuy nhỏ nhưng khoản thu nhập này cũng giúp ích cho cuộc sống sinh hoạt của mình.
-
b. Trau dồi kỹ năng trong quá trình làm cộng tác viên và tích lũy kinh nghiệm làm việc
Tuy cộng tác viên không phải làm việc lâu dài như một trong những nhân viên chính thức, tuy nhiên các công việc cơ bản đối với một nhân viên chính thức thì cộng tác viên vẫn phải đảm nhiệm. Khi đi làm, bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều người hơn như quản lý và nhân viên chính thức như vậy bạn có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người này. Hay trong quá trình làm việc, bạn sẽ phải tự mình trải nghiệm, tìm tòi cách giải quyết công việc, và bạn sẽ tích lũy được kinh nghiệm làm việc, trau dồi kỹ năng phục vụ cho công việc sau này.
-
c. Khám phá được các công việc mới
Nếu muốn khám phá những công việc hoàn toàn mới so với công việc chính của mình thì cộng tác viên là lựa chọn hàng đầu vì nó khá hợp lý cho bạn. Có thể thấy vì ở vị trí cộng tác viên, đa số sẽ ít yêu cầu kinh nghiệm sẵn có từ người ứng tuyển hơn nên dễ dàng ứng tuyển.
Trải nghiệm mới ở những công việc mới sẽ giúp đem lại hứng khởi làm việc và giúp thích thú, nó sẽ là nguồn năng lượng mới cho mọi người.
-
d. Sáng tạo trong quá trình làm việc và phát triển bản thân hoàn thiện hơn
Bằng sự sáng tạo, năng động khi tham gia vào công việc thì người này sẽ ngày càng phát triển hơn ở tất cả các lĩnh vực, đây là một trong những cơ hội giúp bạn dễ có việc làm hơn sau khi ra trường
-
d. Tăng thêm cơ hội để được tuyển dụng vào công ty lớn
Nên xem: Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành học gì? Ra trường làm gì? Làm ở đâu?
Sau một khoảng thời gia khi làm CTV tốt, có thể bạn sẽ được công ty nhận vào làm nhân viên chính thức của công ty và có thể bạn sẽ được hưởng một mức lương cao ngay khi mới làm nhân viên chính thức mà không cần phải thử việc. Ngoài ra, khi làm CTV các bạn mở rộng được mối quan hệ, và có thể nhờ những mối quan hệ đó mà sẽ giúp các bạn trong tương lai về công việc cũng như cuộc sống hơn. Nhiều công ty còn có thể giúp bạn xác nhận dấu thực tập hay cũng có thể giới thiệu bạn vào các doanh nghiệp lớn.
3. Thách thức khi làm cộng tác viên:
Công việc CTV cũng gặp những khó khăn tiềm ẩn, và bắt buộc bạn phải “tinh mắt” nhận ra. Vì vậy, khi có ý định làm CTV, bạn nên tìm hiểu thật kỹ những công việc CTV mà bạn sẽ làm, trước tiên bạn có đủ yêu thích và bạn có đủ khả năng để làm công việc này hay không. Và doanh nghiệp bạn lựa chọn để ứng tuyển CTV đưa ra những lợi ích gì, doanh nghiệp này có uy tín hay không? Và mặc dù bạn làm bất kì công việc nào thì bạn cũng nên có những hợp đồng rõ ràng với doanh nghiệp, tránh để nhận về mình những thiệt thòi do không được bảo vệ
-
a. Thời gian bị rút ngắn
Tuy không phải là một công việc chính thức nhưng khi bạn đã làm CTV thì khoảng thời gian bạn dành cho việc học tập hay các hoạt động khác sẽ chắc chắn bị rút ngắn.
Đó chính là sự đánh đổi, là chi phí cơ hội chính vì thế bạn phải có thời gian biểu phân chia thời gian sao cho hợp lý cho từng công việc nếu bạn không muốn mình bị “treo” trong mớ rối công việc.
-
b. Làm CTV không có chế độ và lương thấp
Nhiều doanh nghiệp thuê CTV làm việc với thời gian thấp hơn nhân viên chính thức một chút nhưng mức lương họ trả lại thấp hơn nhiều (họ sẽ đưa ra đủ những lý do để biện minh cho việc này). Hoặc họ thuê CTV để giảm bớt đi các chế độ mà nếu là nhân viên chính thức sẽ được hưởng.
-
c. Có khả năng CTV sẽ phải làm việc không công
Trong trường hợp: Doanh nghiệp đưa ra một khoảng thời gian thử việc cho CTV nhưng khi gần tới ngày hết hạn hợp đồng thử việc thì bạn sẽ gặp những rắc rối xảy ra khiến bạn rời vào trường hợp:
Một là bạn nản chí và bạn tự động bỏ – tức là không nhận được lương
Hai là công ty gây áp lực làm cho bạn tự động bỏ – tức là cũng không có lương
Hoặc họ đưa ra lý do cho rằng bạn không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của họ và bạn bị sa thải – đồng nghĩa rằng bạn không có lương
Dành cho bạn: Kiến thức mới Định nghĩa về người lữ hành cho học sinh sinh viên
Một mặt vẫn kêu là trả lương nhưng yêu cầu những người này đưa ra không bao giờ bạn chạm tới
-
d. CTV bị phân biệt với nhân viên chính thức
CTV có thời gian làm việc ngắn và được linh động xem như nó là một lợi thế về thời gian thế nhưng việc này lại bị các nhân viên chính thức xem thường, coi CTV là không quan trọng, CTV là chân chạy.
Nhiều CTV khi đi làm sẽ bị các nhân viên chính thức bắt họ làm bất cứ công việc gì mặc dù công việc đó không được ghi trong hợp đồng, bạn sẽ phải làm nếu không muốn gặp rắc rối họ chủ ý gây ra.
-
e. Không được làm việc đúng với khả năng của mình
Sẽ có những công việc cực kỳ hấp dẫn bạn nhưng nếu chỉ nhìn vào những lợi ích hấp dẫn đó mà không suy xét tới khả năng có hạn của mình, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng chán nản, áp lực, và không thể hoàn thành các yêu cầu của công việc mặc dù bạn dành nhiều thời gian cho nó.
-
f. Gặp đa cấp
Các công ty đa cấp hiện nay hoành hành ngày một nhiều và hoạt động với quy mô rộng lớn. Công ty đa cấp đưa ra những chính sách vô cùng hấp dẫn người ứng tuyển nhưng nếu bạn vô tình bị các lợi ích trên trời đó làm lung lay, bạn sẽ gặp phải tất cả các thách thức tiềm ẩn phía trên. Không những thế, nếu bạn không biết đường rút chân ra thì có thể sẽ ngày càng lún sâu, bạn mơ ước tỷ phú nhưng thực tế nợ nần ngày càng chồng chất, và bạn hoàn toàn không có khả năng chi trả, gia đình bạn sẽ phải gồng mình để trả các khoản nợ khổng lồ đó cho bạn, hoặc có thể bạn phải bán mạng để kiếm tiền trả nợ. Nhiều bạn không còn cách nào khác nên đã sa vào các tệ nạn như trộm,lừa đảo, cướp giật cũng chỉ vì đó mà tăng cao.
4. CTV hợp đồng lao đông và CTV hợp đồng dịch vụ là gì?
-
a. Cộng tác viên hợp đồng lao động
CTV chịu sự ràng buộc nhất định theo các quy chế, nội quy làm việc của đơn vị tuyển dụng (tuân thủ về thời gian làm việc trong ngày, số ngày trong một tuần, thời giờ nghỉ ngơi, nghỉ lễ, tết…), công việc mang tính chất làm công ăn lương thì người được tuyển dụng xem như đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động. Lúc này, hợp đồng cộng tác viên sẽ được coi là hợp đồng lao động và phải tuân theo các quy định trong Bộ Luật lao động. Theo Điều 15 Bộ luật Lao động 2012, hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
-
b. Cộng tác viên hợp đồng dịch vụ
Nếu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên vào làm việc theo dự án, chương trình, trong đó nhân viên được tuyển dụng không bị ràng buộc bởi các nội quy, quy chế của đơn vị; thời gian, địa điểm làm việc thường tự do; thù lao được trả theo công việc được giao, tạm ứng và thanh toán khi hoàn thành công việc. Lúc này, bản chất của hợp đồng cộng tác viên được coi là hợp đồng dịch vụ và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng sẽ thực hiện công việc cho bên sử dụng, bên sử dụng phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng.
Dịch và biên tập các tài liệu tiếng nước ngoài, phụ trách in ấn phẩm, viết lời giới thiệu theo yêu cầu,…
Qua bài viết trên có thể thấy cộng tác viên là công việc dễ dàng ứng tuyển hơn các công việc chính thức khác, nó có các mặt lợi song song cũng có các mặt thách thức. Hy vọng qua bài viết trên của công ty chúng tôi có thể gúp ích được cho độc giả