Chia sẻ Marketing Thương Hiệu Trong Chiến Lược Tổng Thể

Lý do các doanh nghiệp cần hiểu đúng và dành sự quan tâm nhiều hơn đến Marketing thương hiệu? Nó có quan trọng trong chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp không? Và bạn hiểu Marketing thương hiệu là gì?

Trong bài viết này, Nef Digital sẽ gửi đến bạn tất cả những thông tin hữu ích về Marketing thương hiệu!

Bạn đang xem: marketing thương hiệu là gì

Danh mục bài viết

Marketing thương hiệu là gì?

Trên thế giới có nhiều tác giả đã có những cách khác nhau trong việc đưa ra định nghĩa về marketing thương hiệu:

Marketing thương hiệu là cách truyền thông, quảng bá sản phẩm và dịch vụ của bạn thông qua việc quảng bá thương hiệu. Về bản chất, thay vì bạn kể câu chuyện về sản phẩm và dịch vụ để dẫn dụ khách hàng thì bạn kể câu chuyện nhấn mạnh về thương hiệu của bạn.

Ali Berg

Marketing thương hiệu là một phương pháp marketing để truyền thông, bán hàng hóa và dịch vụ bằng cách gia tăng giá trị tài sản thương hiệu. Với quan điểm này, tác giả cho rằng tất cả các công ty cần ý thức được việc xây dựng giá trị thương hiệu và đến lượt nó là giá trị của công ty.

Colin Finkle

Có tác giả khác thì quan niệm rằng marketing thương hiệu là quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua việc làm nổi bật tổng thể thương hiệu của doanh nghiệp.

Qua đó, chúng ta có thể hiểu marketing thương hiệu chính là các hoạt động truyền thông, quảng bá tập trung vào nâng cao giá trị thương hiệu của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp hoặc là thương hiệu của doanh nghiệp bằng các chiến lược marketing tổng thể.

Mục đích của marketing thương hiệu

Mục đích của marketing thương hiệu là tạo ra giá trị tổng thể thông qua việc liên kết các giá trị bản sắc riêng có. Những thuộc tính của sản phẩm, văn hóa doanh nghiệp và nhiều yếu tố khác để gửi gắm vào tâm trí khách hàng những cảm nhận tích cực về thương hiệu.

Vai trò của marketing thương hiệu

Marketing thương hiệu trong doanh nghiệp có một số vai trò như sau:

Nâng cao giá trị của doanh nghiệp.

Các hoạt động truyền thông, tiếp thị nhằm nâng cao giá trị thương hiệu đã góp phần vào nâng cao giá trị doanh nghiệp. Thương hiệu được hiểu là một tài sản trong doanh nghiệp.

Tăng cường mức độ nhận diện của thương hiệu.

Marketing thương hiệu sẽ tạo sự lan tỏa hình ảnh thương hiệu đến với công chúng và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Thông qua các hoạt động truyền thông tập trung vào tạo dựng hình ảnh thương hiệu. Điều này sẽ giúp cho khách hàng có thiện cảm và có sự nhận diện tích cực hơn đối với thương hiệu của doanh nghiệp.

Giúp tạo ra khách hàng mới

Hoạt động marketing giúp lan tỏa hình ảnh của doanh nghiệp đến với nhiều công chúng hơn. Kết quả là sẽ có nhiều người có nhu cầu biết đến sản phẩm của doanh nghiệp.

Hình ảnh thương hiệu tích cực sẽ dễ tạo ra sự tin tưởng nơi công chúng. Từ đó dẫn đến khách hàng tìm đến mua sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn.

Tạo tự hào và nâng cao sự hài lòng của nhân viên.

Cán bộ và nhân viên sẽ cảm thấy tự khi được làm trong doanh nghiệp có thương hiệu mạnh. Làm cho một công ty có uy tín và được đánh giá cao sẽ làm cho nhân viên tự tin và thể hiện khi được công chúng nhắc đến.

Sự hài lòng của khách hàng cũng từ đó mà tăng lên. Làm ở một doanh nghiệp có thương hiệu, giúp cho nhân viên cảm thấy hài lòng hơn. Bản thân họ cũng tự tin quảng bá và tiêu dùng sản phẩm của công ty hơn.

Tham khảo thêm: Tổng hợp Tìm hiểu về Marketing Du Kích, 6 ví dụ kinh điển về sáng tạo Lưu

Từ sự tự hào và sự hài lòng của nhân viên, họ sẽ trở thành kênh truyền thông hữu hiệu cho doanh nghiệp. Các sản phẩm nhận diện thương hiệu mà họ sử dụng và mang theo là kênh quảng cáo hiệu quả mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn.

Tạo dựng lòng tin của khách hàng.

Hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp tốt sẽ giúp cho khách hàng tin tưởng hơn. Và khách hàng mới dễ chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp hơn.

Điều này có được nhờ các hoạt động marketing tập trung vào thương hiệu sản phẩm. Các nỗ lực xây dựng hình ảnh thương hiệu sẽ mang lại những tín hiệu tích cực.

Hiểu đúng về ngân sách dành cho marketing thương hiệu

Chúng ta thường hiểu vấn đề này theo cách phổ biến. Khá ít người có cách nhìn đúng về ngân sách dùng cho Marketing thương hiệu.

Cách hiểu phổ biến

Có một thực tế là nhiều nhà quản trị trong doanh nghiệp đang coi đầu tư cho marketing thương hiệu như là một chi phí. Trong khi đầu tư cho xây dựng nhà xưởng, máy móc thì lại như là một khoản đầu tư. Mà đã là chi phí thì dễ bị cắt giảm.

Hiểu thế nào cho đúng

Marketing thương hiệu tập trung vào quảng bá thương hiệu, mà thương hiệu lại là một tài sản có giá trị. Nên cần hiểu đúng hơn marketing thương hiệu sẽ nên được hiểu là khoản đầu tư.

Hoạt động Marketing tốt sẽ giúp cho tăng giá trị của thương hiệu. Và từ đó sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh. Vì vậy cần hiểu rõ ngân sách marketing thương hiệu là một khoản đầu tư kinh doanh.

Marketing thương hiệu với Branding

Đâu là sự khác biệt?

Branding

Branding được coi là yếu tố cốt lõi trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Vì vậy việc xây dựng thương hiệu phải được đặt lên hàng đầu, ngay cả các công ty mới khởi nghiệp. Nó là công cụ để công chúng, khách hàng nhận ra bạn là ai? Và bạn như thế nào?

Thông thường khi nhắc đến branding người ta thường nghĩ tới việc thiết kế các biểu tượng hình ảnh thương hiệu. Tạo ra bộ nhận diện thương hiệu và nỗ lực truyền tải tới công chúng, khách hàng để tạo ra giá trị thương hiệu.

Branding

Marketing thương hiệu

Trong khi đó, marketing thương hiệu được nhắc đến nhiều hơn trên khía cạnh chiến lược tổng thể. Trong việc thiết lập các công cụ và chiến lược để phát triển và quản trị thương hiệu.

Nếu doanh nghiệp có chiến lược marketing thương hiệu hiệu quả. Thì thương hiệu chính là yếu tố giữ chân khách hàng quay lại với doanh nghiệp nhiều hơn.

Chiến lược marketing thương hiệu

Khi xây dựng chiến lược marketing tổng thể, doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến marketing cho sản phẩm và dịch vụ. Mà cần có sự chú trọng đến xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp, xây dựng bộ nhận diện doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc truyền tải các giá trị thương hiệu đến với khách hàng. Từ đó, gây dựng niềm tin nơi khác hàng khi tiếp cận thương hiệu.

Xây dựng chiến lược marketing thương hiệu cho doanh nghiệp:

Chiến lược marketing thương hiệu

Xác định mục tiêu chiến lược

Điều quan trọng nhất trong bất kỳ chiến lược nào là phải xác định chính xác mục tiêu. Doanh nghiệp cần xác định xem mình muốn đưa doanh nghiệp đi đến đâu? Từ đó đưa ra mục tiêu chiến lược sao cho phù hợp.

Việc xác định mục tiêu chiến lược cần căn cứ vào tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Từ đó, xác định mục tiêu mà chiến lược cần đạt được. Mục tiêu phải phù hợp với tầm nhìn trong dài hạn của doanh nghiệp và tình hình thực tế của thị trường.

Lựa chọn công chúng / khách hàng mục tiêu.

Khi xây dựng chiến lược, nếu không xác định được đối tượng mục tiêu thì rất khó để thành công.Thị trường mục tiêu bao gồm nhiều nhóm công chúng / khách hàng khác nhau. Các nhóm này có thể được phân biệt bởi nhiều tiêu chí như:

  • Các yếu tố nhân khẩu học
  • Địa lý
  • Tuổi tác
  • Giới tính
  • Thu nhập
  • Trình độ học vấn
  • Dân tộc
  • Các tiêu chí phân đoạn khác: Sở thích, hành vi mua hàng
  • Các yếu tố mang tính xã hội

Bạn có thể tham khảo bài viết liên quan: Customer insight

Nên xem: Lead trong Marketing là gì? Marketing Qualified Leads là gì (MQLs)? Lưu

Sau khi xác định được tiêu chí phân nhóm khách hàng. Doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa nhóm nhóm công chúng/khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp cần hướng tới. Xác định đặc điểm, hành vi và nhu cầu của họ để có cách tiếp cận phù hợp.

Định vị thương hiệu

Từ việc xác định được khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ xác định được các tiêu chí phụ để định vị thương hiệu trong lòng công chúng.

Các hoạt động marketing sẽ hướng đến làm cho thương hiệu được nổi bật lên bởi các tiêu chí. Từ đó tạo ra được nhận thức của khách hàng mục tiêu về hình ảnh thương hiệu.

Xây dựng chiến lược marketing MIX

Chiến lược marketing MIX ở đây là chiến lược tổng thể có thể là chiến lược 4Ps hoặc 7Ps. Mục tiêu hướng đến là hình ảnh thương hiệu của sản phẩm hoặc của doanh nghiệp hoặc cả danangchothue.comến lược marketing 4p bao gồm:

  • Sản phẩm
  • Giá
  • Phân phối
  • Xúc tiến

Với chiến lược marketing 7p thì thêm 3 yếu tố:

  • Con người
  • Quá trình cung cấp dịch vụ
  • Minh chứng hữu hình

Đây cũng là một phần trong chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp.

Thực hiện chiến lược

Việc tổ chức thực hiện chiến lược thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong bộ phận marketing. Các công cụ cần được triển khai.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú ý đến việc kêu gọi phối hợp tham gia của các bộ phận khác có liên quan trong doanh nghiệp.

Đánh giá và kiểm tra

Chiến lược marketing thương hiệu được xây dựng cũng cần chú trọng đến việc thiết lập các chỉ tiêu đánh giá kết quả của chiến lược.Các chỉ tiêu này nên bao gồm:

  • Kết quả của mục tiêu chiến lược, khách hàng mục tiêu và tiêu thức định vị thương hiệu đã phù hợp chưa?
  • Các chiến lược marketing đề ra đã có kết quả thế nào?
  • Việc tổ chức hoạt động của chiến lược ra sao?
  • Sự phối hợp với các bộ phận trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược có tốt không?

Cần lưu ý rằng, khi xây dựng chiến lược marketing cho thương hiệu cần chú ý đến các bộ phận và nguồn lực khác. Ví dụ như năng lực tài chính, năng lực sản xuất, nhân sự,…. Từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp với các nguồn lực của doanh nghiệp.

Một trong những cách đánh giá chiến lược Marketing thương hiệu thành công là thương hiệu của doanh nghiệp trên top Google.

Tóm tắt nội dung

Marketing thương hiệu là gì?

Chúng ta có thể hiểu marketing thương hiệu chính là các hoạt động truyền thông, quảng bá tập trung vào nâng cao giá trị thương hiệu của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Sự khác biệt Marketing thương hiệu với Branding

Nhắc đến branding người ta thường nghĩ tới việc thiết kế các biểu tượng hình ảnh thương hiệu. Trong khi đó, marketing thương hiệu được nhắc đến nhiều trên khía cạnh chiến lược tổng thể hơn. Trong việc thiết lập các công cụ và chiến lược để phát triển và quản trị thương hiệu.

Chiến lược marketing thương hiệu

Xác định mục tiêu chiến lượcLựa chọn công chúng / khách hàng mục tiêu.Định vị thương hiệuXây dựng chiến lược marketing MIXThực hiện chiến lượcĐánh giá và kiểm tra

Trên đây là bài viết về Marketing Thương Hiệu Trong Chiến Lược Tổng Thể mới cập nhật. Đội ngũ Nef Digital hy vọng đã cung cấp thêm thông tin nào đó hữu ích cho quý vị. Mọi ý kiến phản hồi hay góp ý xin vui lòng bình luận phía dưới bài viết hoặc liên hệ với Nef Digital.

Trân trọng cảm ơn!

Nef Digital Jsc.,

  • Head Office: TTTM Goldtower, 275 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • VPGD: Tầng 7 số 11/153 Trường Chinh, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 0789277892
  • Website: danangchothue.com
  • Email: Admin@danangchothue.com – Sales@nef.vn

Mời bạn tham khảo dịch vụ Hot tại Nef Digital: Chương trình khóa học seo 5.1 lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.

Viết một bình luận