Mách bạn Vốn bt là gì

Đầu tư vốn bt là gì? Hợp đồng BT là gì? Cùng Legalzone tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

Hợp đồng vốn BT là gì

Hợp đồng vốn BT là gì
Hợp đồng vốn BT là gì

Hợp đồng BT là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình; nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước. Và được thanh toán bằng quỹ đất; trụ sở làm việc; tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh; khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện dự án khác. Hình thức này được nhiều nước trên thế giới; kể cả những nước phát triển thực hiện.

Bạn đang xem: đầu tư theo hình thức bt là gì

Hình thức đầu tư vốn bt

Ở Việt Nam, hình thức đầu tư vốn bt là gì đã được triển khai từ khá lâu và thực tế cho thấy, hàng loạt dự án, công trình kết cấu hạ tầng giao thông, kinh tế, xã hội đã phát huy hiệu quả, làm thay đổi bộ mặt của nhiều địa phương góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, thu hút đầu tư, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Hình thức PPP nói chung; BT nói riêng đã được quy định trong các luật về đầu tư; xây dựng như Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Thời gian qua, không ít dự án BT bị cho là có thất thoát; nhất là các dự án thanh toán cho nhà đầu tư bằng đất đai.

Bởi thực tế giá trị đất đai bị tính giá thấp hơn giá trị thực theo thị trường; trong khi giá dự án BT được định giá khá cao; khiến phần thiệt hại thuộc về Nhà nước.

Nếu Nhà nước có đủ tiền để thực hiện tất cả các công trình; dự án phục vụ quốc kế dân sinh thì đúng là không cần phải có hình thức PPP nói chung, BT, BOT…nói riêng nữa.

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nguồn lực của Nhà nước không thể đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Do vậy, đầu tư theo hình thức PPP, BT, BOT là cần thiết.

Cơ sở pháp lý về vốn bt

BT là tên viết tắt trong tiếng Anh của từ Build – Transfer nghĩa là Xây dựng – Chuyển giao.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (có hiệu lực thi hành từ ngày 19/6/2018) thì khái niệm hợp đồng BT được quy định cụ thể như sau:

Dự án đầu tư xây dựng theo hợp đồng BT cũng như các dự án đầu tư xây dựng nói chung bao gồm 3 giai đoạn như chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào vận hành khai thác.

Ngoài những văn bản pháp lý quy định về đầu tư xây dựng trong 3 giai đoạn; thì dự án BT còn có những văn bản pháp lý riêng cho hình thức đầu tư này. Các văn bản pháp lý điều tiết dự án BT gồm:

Văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp.

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018;

Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018;

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP;

Các thông tư hướng dẫn gồm có:

Tham khảo thêm: Vốn FDI là gì?

Thông tư số 02/2016/TT-BKHĐT ngày 1/3/2016 của Bộ KH-ĐT;

Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016.

>>>Tham khảo bài viết: vốn fdi là gì

Trình tự, thủ tục triển khai dự án

Vốn bt là gì? Trình tự thủ tục thực hiện dự án có vốn BT

Vốn bt là gì? Trình tự thủ tục thực hiện dự án có vốn BT
Vốn bt là gì? Trình tự thủ tục thực hiện dự án có vốn BT
– Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư

Nghị định số 63/2018/NĐ-CP thì dự án BT phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia; dự án nhóm A; nhóm B. (dự án nhóm C không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư.

Sau khi được quyết định chủ trương đầu tư; phần vốn của nhà nước trong dự án sẽ được ghi vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của các bộ; ngành; địa phương là cơ sở để triển khai trong các năm tiếp theo

Thời hạn

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư; Bộ, ngành; UBND cấp tỉnh công bố dự án; danh mục dự án trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Riêng đối với dự án nhóm C, căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, Bộ; ngành; UBND cấp tỉnh lập; và tổng hợp phần vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm của Bộ; ngành; địa phương mình; đồng thời phải công bố dự án sau khi Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt theo quy định.

Đối với các dự án do nhà đầu tư đề xuất thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định; phê duyệt theo quy định. Trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất được phê duyệt chủ trương đầu tư; Bộ; ngành; UBND cấp tỉnh công bố dự án và thông tin về nhà đầu tư đề xuất dự án.

– Lập thẩm định, phê duyệt dự án

Cơ quan chuyên môn trực thuộc các Bộ; ngành; UBND cấp tỉnh; cấp huyện tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất và được phê duyệt thì Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh giao nhà đầu tư tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Theo đó, việc lựa chọn nhà thầu tư vấn hoặc tự thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân lập báo cáo nghiên cứu khả thi của pháp luật về xây dựng.

Các nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ theo quy định của Điều 54 Luật Xây dựng và quy định tại điều 20 Nghị định 63/2018/NĐ-CP.

Đối với công tác thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp sẽ thẩm định thiết kế cơ sở của báo cáo nghiên cứu khả thi, các nội dung khác của báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ do cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư thẩm định.

Đồng thời cần có ý kiến thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, phòng chống cháy nổ…phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

– Lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng dự án

Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện sau khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.

Trường hợp cần thiết, căn cứ yêu cầu thực tế của dự án PPP, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư sau khi phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán nhưng phải đảm bảo tính cạnh tranh rộng rãi trong đấu thầu.

Theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Nhà đầu tư thực hiện dự án BT được lựa chọn theo 2 hình thức là đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu.

Thẩm quyền

Xem thêm: Kiến thức mới Giấy chứng nhận đầu tư là gì

Đối với các dự án BT quy trình lựa chọn nhà đầu tư là lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, tổ chức sơ tuyển, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư; lập, thẩm định phê duyệt hồ sơ mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà đầu tư trong danh sách ngắn, đánh giá hồ sơ dự thầu, đàm phán hợp đồng sơ bộ, thẩm định phê duyệt kết quản lựa chọn nhà đầu tư.

Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Căn cứ quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư và kết quả đàm phán, hoàn thiện hợp đồng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức việc ký kết hợp đồng dự án theo một trong các cách thức sau đây.

– Triển khai thực hiện dự án

Các công việc triển khai sau khi ký hợp đồng dự án là lựa chọn các nhà thầu thực hiện các gói thầu dự án, triển khai thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thi công xây dựng giám sát thi công xây dựng, chạy thử, nghiệm thu đưa công trình dự án vào vận hành, khai thác.

Quá trình đầu tư xây dựng

Quá trình đầu tư xây dựng phải tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng. Đối với giai đoạn thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công; việc lập thiết kế xây dựng phải tuân thủ báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, hợp đồng dự án, nhiệm vụ thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho dự án nội dung thiết kế theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Quản lý chất lượng công trình xây dựng thực hiện theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP, Quản lý chi phí đầu tư xây dựng thực hiện theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn các Nghị định này.

Quyết toán dự án:

Theo quy định hiện hành, Nhà thầu thực hiện việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Trong đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thỏa thuận việc lựa chọn đơn vị kiểm toán độc lập để kiểm toán giá trị vốn đầu tư xây dựng công trình dự án.

Quy định chi tiết theo hướng dẫn của Bộ Tài chính gồm:

Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016 quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư và 2 thông tư số 75/2017/TT-BTC ngày 21/7/2017, Thông tư số 30/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 sửa đổi Thông tư 55/2016/TT-BTC.

– Về quản lý, kinh doanh, bảo trì bảo dưỡng công trình dự án.

Các quy định về quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng công trình dự án đã được quy định trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành.

Những nội dung cụ thể được nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và hợp đồng dự án ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Việc bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

– Về chuyển giao công trình dự án

Theo quy định hiện hành, một năm trước ngày chuyển giao hoặc trong thời gian thỏa thuận trong hợp đồng dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phải đăng báo công khai về việc chuyển giao công trình, thủ tục.

Thời gian thanh lý hợp đồng, thanh toán các khoản nợ và phải đảm bảo tài sản chuyển giao không được sử dụng để bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ khác của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phát sinh trước thời điểm chuyển giao, trừ trường hợp hợp đồng dự án có quy định khác.

Mặt khác, doanh nghiệp dự án phải có trách nhiệm chuyển giao công nghệ, đào tạo và thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ kỹ thuật vận hành công trình bình thường phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án.

Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án, cơ quan này phải có trách nhiệm tổ chức thẩm định chất lượng, giá trị, tình trạng công trình theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án, lập danh mục tài sản chuyển giao, xác định các hư hại (nếu có) và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện việc sửa chữa, bảo trì công trình.

Tổ chức quản lý, vận hành công trình.

Sau khi tiếp nhận công trình dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức quản lý, vận hành công trình.

Qua việc tổng hợp, phân tích trên cho thấy hệ thống pháp luật hiện hành về cơ bản đầy đủ để tiến hành thực hiện dự án vốn BT từ khâu lập, công bố danh mục dự án; Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; lựa chọn nhà đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thành lập doanh nghiệp dự án, đầu tư xây dựng công trình dự án, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng thanh toán, kết thúc hợp đồng dự án, quyết toán công trình dự án.

Trên đây là một số thông tin giải đáp câu hỏi với chủ đề vốn bt là gì. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần hỗ trợ. Hotline của công ty chúng tôi: 0789277892 Hoặc bạn có thể nhắn tin vào fanpage Công ty Luật Legalzone để được tư vấn.

Viết một bình luận