Quản lý danh mục cổ phiếu là kỹ năng cực kỳ quan trọng khi đầu tư chứng khoán. Nhưng đa số nhà đầu tư mới, hoặc kể cả một số nhà đầu tư đã có thời gian đầu tư nhất định đều không chú trọng đến vấn đề này. Tác dụng của việc quản trị danh mục đầu tư là bên cạnh việc có lợi nhuận ổn định, nó sẽ giúp bạn chống lại rủi ro khi thị trường có biến động lớn. Bài viết này nhằm hướng dẫn cách quản lý danh mục đầu tư thông minh, giúp bạn đầu tư hiệu quả mà không tốn nhiều thời gian.
Quản trị danh mục đầu tư chứng khoán là gì?
Quản trị danh mục đầu tư chứng khoán là cách bạn quản lý danh sách các mã cổ phiếu thuộc các lĩnh vực khác nhau. Mục đích của nó là để vừa đảm bảo tối ưu hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro, vừa đáp ứng được tình hình tài chính ngắn hạn và dài hạn của bạn.
Bạn đang xem: quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là gì
Quản lý danh mục là một kỹ năng quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Nếu bạn muốn đầu tư chứng khoán trở thành một kênh đầu tư lâu dài và ưu việt hơn các kênh khác thì việc thiết lập một danh mục đầu tư hợp lý và hiệu quả là điều bắt buộc phải làm được. Điều đó sẽ quyết định khoản đầu tư của bạn có sinh lời hiệu quả hay không và bạn có không mất quá nhiều thời gian cho khoản đầu tư đó hay không.
Sự quan trọng của việc quản lý danh mục đầu tư.
Khi thị trường đang trong giai đoạn uptrend, việc lựa chọn cổ phiếu sẽ dễ dàng và gần như đầu tư rất dễ thắng, Nhưng khi thị trường downtrend thì tài khoản cá nhân sẽ rơi nhanh hơn chỉ số. Việc thị trường biến động có rất nhiều yếu tố tác động nên một là không thể biết trước chính xác, hai là sẽ mất rất nhiều thời gian để theo dõi.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận thông tin của các nhà đầu tư đại chúng khá là hạn chế. Khi chúng ta biết được thông tin xấu, bắt đầu chạy ra thì giá cổ phiếu cũng đã giảm một đoạn rồi. Ngược lại, lúc thị trường tạo đáy xong, bắt đầu hồi một chút, có nhiều tin tốt và cảm giác tin tưởng thì chúng ta mới bắt đầu vào lệnh, cũng sẽ bị thiệt một chút.
Trong nhiều trường hợp, khi chúng ta nhận thấy được tình hình không tốt, bán cổ phiếu ra xong thì vẫn thấy giá nó lên chút nữa. Vì đôi khi có một số yếu tố phi thị trường tác động làm thị trường đi theo kiểu không giống thông thường. Ngược lại, trong một số trường hợp, do biết tin muộn quá, giá cổ phiếu đã lên một đoạn rồi, các cổ đông nội bộ họ đã mua trước, khi giá lên kha khá rồi mới đến các nhà đầu tư đại chúng nhỏ lẻ. Chỉ số giá thị trường là phản ánh bình quân, nhà đầu tư nhỏ lẻ chắc chắn không thể “ra vào” chuẩn xác như các “thế lực” nội bộ được.
Xem thêm: Cổ phiếu Penny là gì? Danh sách cổ phiếu Penny tiềm năng 2021
Trên cơ sở những lập luận này, thì việc lướt sóng sẽ rất khó để có tỷ lệ lãi vượt qua Index. Trên thực tế cũng đã thống kê, tuy không phải tất cả nhưng đa số trader đều rất khó để đánh bại được VN-Index. Cũng không phải ngẫu nhiên mà có các loại hình quỹ đầu tư chỉ số ETF. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Warren Buffet được xem là huyền thoại đầu tư khi tỷ suất lợi nhuận của ông là 28% mỗi năm trong suốt 50 năm. Rõ ràng con số 28% nhìn rất khiêm tốn đối với những người mới gia nhập thị trường và kỳ vọng x2 hoặc x3 tài khoản.
Việc cơ cấu danh mục đầu tư chứng khoán sẽ chỉ có nhiều tác dụng đối với những nhà đầu tư theo định hướng lâu dài. Nghiệp vụ quản lý danh mục kết hợp Tái cơ cấu danh mục sẽ đóng vai trò phòng thủ cho nhà đầu tư trước những biến động khó lường của thị trường.
Cách phân bổ danh mục
Để có được một danh mục đầu tư hợp lý, nhà đầu tư cần cân nhắc lựa chọn dựa trên bối cảnh kinh tế, chính trị xã hội hiện tại. Lựa chọn những công ty thuộc những ngành nghề đang được hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô. Bên cạnh đó việc tìm hiểu nội tại giá trị của công ty cũng rất quan trọng. Bạn lựa chọn đúng ngành nghề nhưng lại mua cổ phiếu của những công ty làm ăn không tốt thì cũng không phải là một quyết định sáng suốt.
Có thể nhiều người sẽ biết đến nghiệp vụ “Xếp hạng khách hàng để cấp tín dụng” trong ngành ngân hàng. Tương tự như kỹ năng Quản ly danh mục đầu tư chứng khoán cũng vậy. Chúng ta cần đánh giá các ngành nghề để quyết định xem mã cổ phiếu thuộc ngành đó sẽ chiếm bao nhiêu % danh mục đầu tư.
Ví dụ: Tại thời điểm đầu tháng 5/2021, bạn bắt đầu đầu tư, bạn thấy ngành chứng khoán cũng rất ổn, đang có nhiều điểm sáng, thì có thể lựa chọn mua mã cổ phiếu nào đó trong ngành cho 20% danh mục. Ngành ngân hàng cũng đang rất tốt từ cuối năm ngoái nên cho 25% danh mục. Ngành thép cũng ổn nhưng giá thép đang tăng rất cao rồi nên cho 20% danh mục. Bất động sản công nghiệp cũng tiềm năng nhưng chưa rõ ràng nên cho 15% danh mục. Và cuối cùng, bạn có thể tìm 2 mã cổ phiếu thuộc ngành nghề ổn định, trả cổ tức cao để cho vào 20% danh mục còn lại.
Một danh mục đầu tư chứng khoán hợp lý sẽ có khả năng sinh lợi nhuận tốt. Bên cạnh đó, nó có sức phòng thủ tốt đối với các biến động lớn của thị trường (rủi ro hệ thống). Một số hướng cơ cấu danh mục theo tư duy phòng thủ đối lập như:
- Cặp cổ phiếu Ngành vật liệu cơ bản, vât liệu xây dựng với Ngành bất động sản. Vì nguyên vật liệu là đầu vào của bất động sản nên khi giá Nguyên vật liệu sắt thép xi măng tăng giá thì bản thân mã cổ phiếu ngành sẽ tốt còn nếu giá Sắt thép xi măng giảm thì cổ phiếu ngàng Bất động sản sẽ hưởng lợi.
- Cặp cổ phiếu 1 công ty xuất khẩu và 1 công ty kinh doanh tốt trong lĩnh vực khác nhưng đang vay nợ bằng ngoại tệ. Trường hợp tỷ giá ngoại tệ biến động thì cũng không có gì đáng ngại.
- Trong trường hợp dịch bệnh còn 50/50, diễn biến phức tạp. Chúng ta có thể cặp cổ phiếu một công ty Hàng không hoặc Du lịch với một Công ty hóa chất hoặc Công nghệ. Trong trường hợp diễn biến như nào thì chúng ta cũng có đường lui. Chỉ cần tái cơ cấu một chút là được.
Cách tái cơ cấu và đi tiền trong quản lý danh mục
Nên xem: Chia sẻ Chỉ số P/E là gì? 5 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/E
Với một danh mục khoảng 5 mã cổ phiếu (giả sử tổng tài sản ban đầu là 1 tỷ VNĐ) thì việc phải tái cơ cấu lại 1 đến 2 mã trong một năm là chuyện có thể chấp nhận được. Tùy theo tình hình chung mà nhà đầu tư cũng có thể phân bổ lại tỷ trọng của từng mã trong danh mục. Tuy nhiên, giá trị giao dịch trong năm chỉ nên nhỏ hơn 2 tỷ. Việc mua bán quá nhiều trong một năm nhiều khả năng sẽ dẫn đến tình trạng lỗi nhịp thị trường và ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.
Việc nhận định tình hình, quản lý danh mục đầu tư và tái cơ cấu danh mục bạn nên tham khảo ý kiến của môi giới quản lý tài khoản (nếu có) để có được quyết định đúng đắn nhất. Xem thêm: Ai là người quản lý tài khoản chứng khoán của bạn?
Còn khi bạn đã lựa chọn được mã cổ phiếu và định cho vào 20% danh mục thì nên đi tiền 1 lần hay chia thành nhiều đợt?
Trong trường hợp tái cơ cấu 20% tài khoản, tức là 80% tài khoản kia đã có vị thế thì bạn chỉ cần mua thẳng là xong. Còn nếu trong trường hợp tái cơ cấu toàn bộ tài khoản với 100% là tiền và định chọn 3 – 5 mã cổ phiếu chẳng hạn, thì bạn nên mua 50% trên tổng tài khoản. Khoảng một vài tuần sau, khi bạn đã xác nhận vị thế trước đó là đúng đắn thì vào mua nốt 50% tài khoản còn lại.
Trên đây là toàn bộ bài viết trình bày vấn đề quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Nếu bạn có thắc mắc gì cần giải đáp hay góp ý thì có thể liên hệ mình hoặc để lại lời nhắn bên dưới bài viết. Mình sẽ liên hệ sớm nhất để trao đổi.
Bài viết có thể bạn muốn xem:
- Cấu trúc báo cáo tài chính và dòng giao dịch.
- ROE là gì? ROAE là gì? Cách tính và ý nghĩa trong phân tích đầu tư.
- Mô hình nến và ý nghĩa của chúng trong phân tích kỹ thuật.
- Nhóm chat chứng khoán đầu tư cơ bản – dài hạn
Đang tải…