Room nước ngoài, hay tỷ lệ (%) sở hữu nước ngoài, theo Nghị định 60/2015, là tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp có quyền biểu quyết của tất cả nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên trong một công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán.
Nghĩa là, đã là nhà đầu tư nước ngoài thì chỉ được phép mua số lượng cổ phiếu đã phát hành theo tỷ lệ % tối đa được quy định.
Bạn đang xem: room cho nhà đầu tư nước ngoài là gì
Mục đích của quy định là tránh việc nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm các doanh nghiệp Việt Nam .
Ví dụ: Mã chứng khoán QNS của CTCP Đường Quảng Ngãi có vốn điều lệ tương ứng 292.574.609 cổ phiếu. Với room 49% thì nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu 143.361.558 cổ phiếu tại QNS. .
Tính đến hết ngày 28/12/2018, room còn lại của QNS là 108.774.439 cổ phiếu. Tức là nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ 34.587.119 cổ phiếu (tương đương 11,82% số cổ phần QNS).
Điều gì xảy ra khi khối ngoại mua hết “tỷ lệ được phép nắm giữ”?
Khi các nhà đầu tư nước ngoài đã mua hết số cổ phiếu được phép và không thể mua thêm thì cổ phiếu đó được xem là “cạn room”.
VD: CTCP FPT với tỷ lệ sở hữu nước ngoài là 49%.
Vì sao xảy ra tình trạng cổ phiếu “cạn room”?
Nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là tổ chức, quỹ đầu tư ngoại, họ sở hữu đội ngũ chuyên gia có chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm về đầu tư, tài chính. Và đặc biệt, tiềm lực tài chính của họ khá lớn.
Vì thế mà, chả có lý do gì mà họ lại đem cả đống tiền để đầu tư vào những doanh nghiệp làm ăn bết bát, không có triển vọng cả.
Thay vào đó, những doanh nghiệp lớn, đầu ngành và có lợi thế cạnh tranh bền vững thường nhận được sự quan tâm từ phía họ hơn.
Nên xem: Kiến thức mới Quyết định chủ trương đầu tư là gì? Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư?
Điều này được chứng minh qua việc gia tăng tỷ trọng sở hữu cổ phiếu, thậm chí là họ sở hữu tối đa số cổ phiếu được phép.
Như VNM, FPT, hay MWG…
Vì thế, bạn có thể “bắt chước” họ.
Hãy đầu tư vào những doanh nghiệp mà các tổ chức, quỹ đầu tư ngoại đang gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu, hoặc thậm chí là những doanh nghiệp đã cạn room ngoại.
Đôi khi, lợi thế của bạn còn lớn hơn nhiều khi là một nhà đầu tư cá nhân.
Nới room 100%?
Theo Nghị định 60/2015, nhà đầu tư nước ngoài có thể được nâng tỷ lệ sở hữu lên 100% ở hầu hết các doanh nghiệp đang niêm yết.
Có nghĩa, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua thêm được nhiều cổ phiếu mới. Dẫn tới lực mua cổ phiếu tăng, giúp cổ phiếu tăng giá.
Là nhà đầu tư Việt, bạn có thể tận dụng cơ hội này để kiếm lời!!!
Bằng cách mua trước những mã cổ phiếu đã cạn hoặc gần cạn room. Sau đó, bán lại cho nhà đầu tư nước ngoài khi việc nới room được thực hiện. Và thu lợi nhuận.
Bên cạnh đó…
Việc nới room không chỉ đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại doanh nghiệp phù hợp với quy định về sở hữu nước ngoài tại các điều ước quốc tế, pháp luật chuyên ngành và chủ trương thu hút dòng vốn nước ngoài của Chính phủ…
…mà còn tăng tính minh bạch cho thị trường và đặc biệt sẽ góp phần đẩy nhanh việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bẫy nới room
Mặc dù, giới đầu tư đang rất kỳ vọng về quy định nới Room của Chính phủ…
Đề xuất riêng cho bạn: Giải đáp thắc mắc: Máy tính ra đời năm nào? Ai là người phát minh ra máy tính?
…Tuy nhiên, đây cũng có thể là một “cái bẫy” đối với nhiều nhà đầu tư nếu không kiểm soát được cảm xúc của mình.
Khi một doanh nghiệp khi được nới room nước ngoài lên 100%.
Trên lý thuyết, nếu đủ tiềm lực tài chính, khối ngoại hoàn toàn có thể thâu tóm doanh nghiệp này.
Nhưng đấy có phải là một quyết định khôn ngoan?
Việc thâu tóm doanh nghiệp một cách tức thì, không chỉ khá đắt đỏ về mặt tài chính, mà còn…
… KHÔNG thực sự cần thiết.
Bởi, họ không cần phải sở hữu 100% cổ phiếu mới có thể đưa ra các quyết định quan trọng trong doanh nghiệp.
Cách mà phần lớn nhà đầu tư nước ngoài thực hiện, thay vì đi thâu tóm các doanh nghiệp niêm yết, đó là trở thành “đối tác chiến lươc”.
Do đó, việc nới Room chưa chắc đã tác động ngay đến dòng tiền đổ vào TTCK.
Việc nhà đầu tư hưng phấn quá mức bởi thông tin nới Room và việc đẩy giá cổ phiếu lên cao có thể tạo ra cái bẫy trên thị trường.
Bẫy này được thể hiện ở việc chưa chắc khối ngoại đã nắm giữ cổ phiếu đó. Cổ phiếu bị đẩy lên cao sẽ là cơ hội cho họ chốt lời hoặc cho những nhà đầu cơ chốt lời.
Do vậy, bạn cần đánh giá khách quan hơn vấn đề “nới room” nước ngoài tới thị giá của cổ phiếu.