Hội nhập là gì?

Mục lục bài viết

Để một quốc gia có thể tồn tại và phát triển, quốc gia đó cần có sự hội nhập với quốc tế. Vậy hội nhập là gì? Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc làm rõ hơn vấn đề trên.

Bạn đang xem: hội nhập là gì?

Hội nhập là gì?

Hội nhập là việc tham gia vào một cộng đồng để cùng hoạt động và phát triển với cộng đồng ấy theo từ điển tiếng Việt, hội nhập thường được dùng trong các mối quan hệ quốc tế.

Theo đó, hội nhập hay hội nhập quốc tế được hiểu là quá trình liên kết, gắn kết giữa các chủ thể quốc tế (quốc gia hoặc vùng lãnh thổ) với nhau. Thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của bản thân mỗi chủ thể đó, nhằm tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm, bao gồm mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Đề xuất riêng cho bạn: Đáo hạn ngân hàng là gì? Những điều cần biết khi đáo hạn ngân hàng

Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế nhằm đạt được một mục tiêu hoặc lợi ích chung nào đó.

Các nguyên tắc cơ bản trong hội nhập quốc tế

Bên cạnh việc giải đáp hội nhập là gì? chúng tôi còn chia sẻ thêm thông tin về các nguyên tắc cơ bản trong hội nhập quốc tế. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, chú trọng công tác đối ngoại cũng như hội nhập quốc tế, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

– Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

“Hòa nhập chứ không phải hòa tan” – Đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất, bao trùm là bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Mặt khác, việc canh thiệp nội bộ lẫn nhau sẽ gây ảnh hưởng tới an ninh, hòa bình quốc gia, đặc biệt, khi một quốc gia có nặng lực vũ trang, kinh tế mạnh hơn, sẽ nắm quyền làm chủ, và các quốc gia khác bị phụ thuộc vào nó, gây ra sự bất bình đẳng, phá vỡ nguyên tắc đầu tiên, cơ bản và cũng là quan trọng nhất trong các quan hệ xã hội. Đó là “ nguyên tắc bình đẳng, cùng hợp tác phát triển và cùng có lợi.”

– Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.

– Giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hoà bình.

Việc các bên xảy ra xung đột, mâu thuẫn trong quá trình cùng hợp tác, phát triển là điều không thể tránh khỏi. Khi đó, để giải quyết vấn đề, các bên thực hiện các cuộc thương lượng, đàm phán hoà bình.

– Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Nên xem: Biên độ lãi suất là gì? Cách tính biên độ lãi suất?

Đây là nguyên tắc được đặt ra nhằm tạo ra sự bình đẳng giữa các quốc gia. Chỉ khi có sự bình đẳng, ngang hàng lẫn nhau thì các bên mới có thể cùng phát triển, cùng nhau giải quyết các vấn đề chung.

Hội nhập quốc tế là sự phát triển tất yếu của xã hội

Hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực đang trở thành xu thế chủ đạo và là sự phát triển tất yếu trong sự phát triển của xã hội bởi những lý do sau:

– Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và kinh tế thị trường dẫn đến sự phát triển trong các quan hệ sản xuất. Mặt khác, các điều kiện tự nhiên giữa ác quốc gia là khác nhau, do đó, chúng đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.

– Các cuộc khủng khoảng tài chính dẫn đến những chuyển dịch trên phạm vi toàn cầu, đồng thời, quá trình xã hội hóa và phân công lao động ở mức cao đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia; dẫn đến nhu cầu tất yếu về việc hợp tác ngày càng sâu sắc giữa các quốc gia theo hình thức song phương, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu trong quan hệ hợp tác đa ngành, liên ngành và đa phương.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Hội nhập là gì? Mọi thắc mắc liên quan tới nội dung bài viết, quý vị có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Viết một bình luận